Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 163: Tranh Giành Ưu Thế



* Tranh Giành Ưu Thế*

Năm 1976 là một năm không hề tầm thường, mùa đông năm đó. nước Đại Nam của Nguyễn Anh lần đầu tiên trưng tập thêm năm vạn bộ binh cộng thêm kỵ binh và hỏa thương binh tây chinh Nam Bàn, trải qua nửa năm chiến đấu, rốt cuộc đã triệt hạ hoàn toàn kinh đô của nước Nam Bàn chiếm thêm một vùng đất mênh mông dồi dào.

Mấy ngày sau khi Nam Bàn diệt vong, Nguyễn Anh nghe theo lời khuyên của Lê Quế Lâm lập tức ban chiếu giáng vua của Nam Bàn làm Trung Dũng Hầu,. toàn bộ chi phí lương bổng sẽ do triều đình chu cấp. dưới sự cải cách của Lê Quế Lâm về chế độ tưởng thưởng vô hình chung đem khả năng phân chia đất đai bóp chết, có thể thấy trước, từ việc đi sâu vào thống nhất chiến tranh, quý tộc dựa vào quân công mà đạt được tước vị sẽ ngày càng nhiều, đợi khi thiên hạ nhất thống, số lượng quý tộc nước đạt tới mức quá nhiều, nếu như thật sự phong đất cho bọn họ, trên lãnh địa của Đại Nam sẽ gặp phải ngàn vạn quốc gia trong một nước!

Đến lúc đó, Nguyễn Anh lại phải giống như vài vị quân vương trong lịch sử, vì sự uy hiếp nguy hiểm của các vương hầu có thực quyền mà mệt mỏi, Chính quyền trung ương đướng lúc đang mạnh, quốc gia trong nước còn lại này hơn phân nửa sẽ không tỏ thái độ gì, chỉ khi nào chính quyền trung ương biểu hiện yếu đi, những quốc gia này lập tức sẽ trở thành tâm phúc đại họa lớn, điểm ấy trong lịch sử đã chứng minh nhiều lần rồi,

Nguyễn Anh nghe lời Lê Quế Lâm, từ này chỉ phong tước vị chứ không ban cho quyền lực, lại đem thực ấp của quý tộc quy ra thành thuế ruộng do quốc khố thống nhất cấp cho, lại từ trên căn bản ngăn chặn quốc gia vì nguyên nhân phân phong mà dẫn đến khả năng phân liệt, dựa theo chế độ tước vị hiện tại, vương hầu có thể sẽ có nhiều hơn, nhưng trong tay bọn họ không có gì, bọn họ không có người thì lấy gì tạo phản? Điểm tốt thứ hai là phổ biến phát triển công thương nghiệp nước Đại Nam, giảm bớt hiện tượng thôn tính đất đai. Nhìn chung lịch sử phong kiến, bất kỳ vương triều nào sụp đổ cũng bởi thôn tính đất đai dẫn đến bạo dân nảy sinh phản kháng.

Nguyễn Anh hiện tại đã muốn đưa đại nam phát triển giống như đại việt của Trịnh Cán lấy thương nghiệp buôn bán làm chính

Từ hiện nay để thấy, hiệu quả không hề sai.

Nhất là lúc quân của lão chiến thắng quay về, hầu bao của họ căng phồng, ai cũng tiêu tiền như nước Các thương nhân Gia Định, mặt cười tươi như hoa nghênh đón một thời kỳ hoàng kim chưa từng có!

Qua năm sau 1797

Sau khi ổn định các vùng đất mới chiếm được, Nguyễn Anh dự định bình định đám cướp biển ngoài khơi. thì Lưu Quang Bảo (trưởng tử của Thái Đức Lưu Nhạc) đang bị an trí ở huyện Phù Ly đột nhiên mặc quần áo tang tới Gia Định kiến giá. Nguyễn Anh cho người mời vào tiếp chuyện. Thì ra là triều đình Tây Sơn muốn phế bỏ cả Quang Bảo, hắn sợ quá phải chạy vào đây đầu hàng, ý muốn nương nhờ Đại Nam để báo thù. Nhận thấy đây cũng là một cách thu phục nhân tâm, Nguyễn Anh cho phép Lưu Quang Bảo sống trong thành Gia Định thừa hưởng tước Tây Sơn Vương, sau đó Nguyễn Anh cùng các tướng thống lĩnh cả thủy quân lẫn bộ quân bắt đầu đánh chiếm đất đai của Tây sơn, mở màn cho chiến tranh Tây Sơn Đại nam lần thứ 3.

………………

Tây Sơn, Thành Hoàng đế

"Bệ hạ!" Vũ Văn Dũng nói

"Nước ta có hàng vạn tướng sĩ thuỷ quân. Chiến thuyền lớn nhỏ gần vạn chiếc. bọn chúng từ xa tới, nhất định có nhiều khó khăn. Quân ta chỉ cần dùng Thị Nại rộng lớn, hiểm trở để tử thủ. Quân Đại nam đánh lâu không thắng, tất sẽ thối chí lui quân. Hoàng thượng không cần quá lo lắng?"

Phiêu Kỵ tướng quân Trần Quang Diệu cũng bước ra quát to: "Ngoại trừ hàng vạn thuỷ quân, chúng ta vẫn còn hàng vạn bộ binh tinh nhuệ. Cái gì gọi là không thể đánh lại?"

"Đúng. Tuyệt đối không sợ!".

"Bệ hạ, quyết một trận với chúng".

Trần Quang Diệu vừa nói xong, các võ tướng còn lại, cũng đều rối rít bước ra khỏi hàng, yêu cầu quyết tử chiến cùng với quân Đại Nam.

Sắc mặt Lưu Huệ âm trầm, bất định. Bất chợt ngay trong lúc này hắn nhớ tới Nguyễn Nhạc anh trai hắn. Nếu có Nguyễn Nhạc ở đây, chỉ e sẽ không có cuộc tranh luận lui, hay chiến này?

Lúc này Lưu Huệ mới nhìn quần thần nói: "Chiến thế nào đợi sau khi ký hiệp ước đình chiến với Đại Việt hãy thương nghị tiếp. Bãi triều".

Thăng Long

Sau khi nhận được tin Nguyễn Anh bắc tiến, Trịnh Cán âm thầm nghị vậy là hải chiến thị nại trong lịch sử chuẩn bị mở màn, lần này Đại việt có thu được mối lợi nào hay không. hắn cho đòi các đại thần tới thương thảo đối sách.

"Bệ hạ, tuy quân Đại Nam xưng là trăm vạn quân nhưng thần cho rằng nhiều nhất chỉ có ba mươi vạn".

Đại điện Hoàng cung, Nguyễn Hữu Du đang chậm rãi nói. Sau khi trải qua gần mười năm tôi luyện, lúc này Nguyễn Hữu Du đã trưởng thành hơn rất nhiều.

Hoàng Đình Bảo hỏi: "Tại sao Nguyễn tướng quân lại quả quyết như vậy?"

Nguyễn Hữu Du nói: "Có thể căn cứ vào binh lực phân bố ở đại doanh các nơi của nước Đại Nam mà kết luận.

Đại tướng quân Nguyễn Hữu Chỉnh cha của Nguyễn Hữu Du nói: "Coi như chỉ có ba mươi vạn quân thế nhưng thủy quân của bọn chúng trong những năm quá cũng có chỗ độc đáo, Hoàng thượng hôm nay triệu chúng ta đến đây chính là bàn xem có nên nhúng tay vào không chứ không phải phán đoán binh lực.

Trên thực tế, Trịnh Cán trước khi mở cuộc hợp này cũng đã xem qua tình báo, Mấu chốt của cuộc chiến này chính là thuỷ quân. Nếu như thuỷ quân của Tây Sơn có thể đánh bại thuỷ quân nhà Nguyễn, công cuộc bắc chinh của Nguyễn Anh sẽ thất bại thảm hại và chấm dứt.

Ngược lại thuỷ quân của Tây Sơn thất bại trong tay thuỷ quân của Nguyễn Anh thì cho dù Tây sơn binh lực kỵ, bộ ngang với quân Nguyễn Anh, cũng không có cách nào ngăn cản quân Nguyễn Anh bắc tiến.

Hoàng Đình Bảo đứng ra nói:

“ Hoàng thượng, theo thần chúng ta hãy đứng ngoài cuộc, giờ chúng ta nhúng tay vào cũng không có lợi lộc gì, chi bằng cứ để bọn chúng trai cò đánh nhau, chúng ta ở bên cạnh làm ngư ông đắc lợi”

Sau khi nghe thêm nhiều ý kiến của các đại thần Trịnh Cán gật đầu hạ lệnh:

“ Truyền lệnh trẫm, đại quân ở biên giới phía nam lui quân ba mươi dặm, chỉ để lại một vạn quân ở Hải Vân Quan án binh bất động, ta tin rằng Lưu Huệ sẽ hiểu thành ý của ta, ha ha ha”

…………………..

Đại trướng của Nguyễn Anh.

Lê Văn Duyệt chỉ tay vào bản đồ, hắn nhìn Nguyễn Anh và văn võ đại thần nói: "Bệ hạ, chư vị đại nhân, mật thám mới cấp báo: mặt bộ Tây Sơn có mười năm vạn quân, có voi, ngựa, đại bác, theo quyền điều khiển của Trần Quang Diệu vừa vây đánh thành, vừa chia giữ các nơi hiểm yếu. Trần Quang Diệu cho đắp lũy dài vây bọc thành Bình Định, chu vi hơn 4.000 trượng, mỗi trượng 2 người tuần giữ, bộ binh vây thêm vài vòng, cô lập Võ Tánh và Ngô Tòng Châu trong thành. Những nơi Chủ Sơn, Vân Sơn, Hoa Yên, Thị Dã, La Hai lập hơn chín chục đồn. Đồn nào cũng cực kỳ kiên cố. Phía nam có tướng Nguyễn Quang Huy trấn giữ. Mặt thủy, Võ Văn Dũng thống lãnh mười hai vạn thủy quân cùng trên dưới 8.000 chiến thuyền đóng trong đầm Thị Nại. “

Nguyễn Anh gật đầu. Hắn đứng thẳng người, ưỡn bụng rồi thong thả bước đi trong đại trướng. Từ khi lên ngôi trải mấy năm sống trong nhung lụa đã khiến cho thể hình của hắn biến đổi nghiêm trọng. Thân thể béo phì của hắn dần dần làm chiếc áo Long bào màu vàng nứt ra. Quả thật có một phong thái uy nghi khác thường của bậc đế vương. Bước đi mấy bước trong đại trướng, Nguyễn Anh đột nhiên dừng chân, hắn lớn tiếng nói:

"Bộ binh không đáng nói. Duy chỉ có thuỷ quân của chúng quả thật là một mối hoạ trong lòng".

Nói một hồi rồi Nguyễn Anh trầm giọng nói:

"Chư vị ái khanh, cuộc chiến này nên đánh như thế nào?"

Nguyễn Anh vừa dứt lời, Võ Di Nguy liền nói: "Bệ hạ, quân ta có ưu thế binh lực tuyệt đối. Thần cho là nhất định phải phát huy ưu thế binh lực ở mức tối đa, ngăn cản hành động của chúng".

Nguyễn Anh vui vẻ nói: "Nói cụ thể đi".

Võ tướng quân bước tới trước bản đồ, hắn chỉ tay dọc theo vài cứ điểm, cao giọng nói: "Có thể triển khai quân đội của chúng ta đánh Phú Yên, từ đó tiến lên thị nại rồi vây thành Bình Định, hoặc có thể lệnh cho đại quân, chia ra làm ba đạo đánh lấy đồn Hội An ở Phú Yên, rồi kéo ra đánh ở Thị Dã.

Chúng ta đích thân thống lãnh thủy binh tấn công hạm đội của Võ Văn Dũng ở Thị Nại.

Ý kiến của Võ Di Nguy vừa nói ra, mọi người trong trướng đều liên tiếp gật gù khen phải….

……………….

Điểm qua một vài vị tướng sẽ đánh nhau trong đại chiến lần này nào các bạn độc giả. Mọi chuyện đều do mình hư cấu nha. Lịch sử nó không hẳn là như vậy

Bên phía quân Tây Sơn

Võ Văn Dũng (không rõ năm sinh) – đại tư đồ kiêm đô đốc thủy quân, đứng đầu trong Tây Sơn thất hổ tướng. Với tài ngoại giao khôn khéo, ông là người được vua Quang Trung tin tưởng cử đi sứ nhà Mãn Thanh bên Trung Quốc nhiều lần.

Trần Quang Diệu (1760 – 1802) – 40 tuổi, thái phó, một trong Tây Sơn thất hổ

Nguyễn Quang Huy (không rõ năm sinh) – phó đô đốc, được mệnh danh là Triệu Tử Long của Tây Sơn.

Bên phía quân Gia Định

Gia Long , vua Đại Nam (Gia Định).

Đặng Đức Siêu (1751 – 1810) – 49 tuổi, Quân sư (tham mưu trưởng).

Nguyễn Văn Trương (1740 – 1810) – 60 tuổi, lính gọi là ông Giám quân. Trước làm Chưởng cơ Tây Sơn. Tháng 8/1787, Nguyễn Văn Trương đem 300 quân tinh nhuệ và 15 chiến thuyền về theo nhà nguyễn, được phong chức Khâm sai Chưởng Cơ, quản đạo Tiên phong Thuỷ dinh Trung quân. Sau ông trở thành đại tướng thống lãnh toàn bộ thuỷ binh của nhà nguyễn, lập công lớn trong các trận Thị Nại 1792, Thị Nại 1801, Quảng Nam, Phú Xuân, Trấn Ninh… và được nhà Nguyễn phong tặng danh hiệu Đệ nhất Ngũ hổ Tướng Gia Định. Thuộc tướng dưới quyền là Tống Phước Lương.

Võ Di Nguy (1745 – 1801) – 55 tuổi, quân lính gọi là Ông Tổng thủy, cao lớn, miệng méo, giọng nói oang oang.

Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) – 37 tuổi, quân lính gọi là Ông Tổng Đồn Tả, tướng nhỏ con nhưng rất nhanh nhẹn và can đảm. Nhờ mưu lược ông được gia long tin dùng và làm việc trong ban tham mưu.

Philippe Vannier (tên tiếng Việt là Nguyễn Văn Chấn) (1762 – 1842) – 38 tuổi, Khâm sai thuộc nội Cai đội, thuyền trưởng tầu đồng Phượng Phi (Le Phoenix) từ năm 1800. Tính thực thà, ít nói nên lên chức rất chậm.

Jean-Baptiste Chaigneau (tên tiếng Việt Nguyễn Văn Thắng) (1769 – 1832) – 31 tuổi, Cai đội, thuyền trưởng tàu Long Phi (Le Dragon).

Godfrey De Forçanz (tên tiếng Việt Lê Văn Lăng) (không rõ năm sinh) – Cai đội, thuyền trưởng tàu Bằng Phi (Le Aigle). Râu quai nón,. Tính tình ngổ ngáo ngông cuồng, thích làm mọi việc theo ý mình.