Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 970: Cuộc sống có nhiều giá trị hơn đấy



“ Cha… không cần dấu diếm quan hệ cùng Đế Quốc nữa sao?” Rafīks Sabbah con trai Hassan nhìn đám chiến hạm lừng tiến vào bến cảng Mecca mà tò mò.

Đây là những chiến hạm xuất xứ đại Việt lắp giáp tại Medang, với động cơ 600 mã lực mạnh mẽ nó có thể đẩy chiến hạm Cog dài 27 m đạt vận tốc 17-18 km giờ. Nên nhớ các thuyền này đều full tải 200 tấn… rất ghê gớm đấy.

“ Cái gì mà Đại Việt? Đây là thuyền Medang đóng. Giữ mồm giữ miệng.” Hassan trợn mắt quát nhẹ.

Rafīks Sabbah cười khì khì vò đầu vò tai.

Có cha về thì vương quốc khác hẳn, mọi thứ đâu vào đấy. Chứ Rafīks Sabbah và đám triều thần cùng nhau xử lý vấn đề vẫn còn quá nông.

Lần này không những có thể giải trừ nguy cơ của việc Benjamin hay Tống Kiệt lấn xuống phía nam, vì nếu đúng theo kế hoạch có thể dùng quân Thập Tư bưng ổ Tống Kiệt ở Ziela, cái này là quân Thập Tự bưng nha, không liên quan gì Vương triều Hồi Giáo Nizaris cả. Thậm chí Hassan sẽ thiện ý gửi quân đến hỗ trợ đồng thời tiếp nhận luôn Ziela nhỉ…

Cái đó hơi xa vời nhưng chắc chắn Ziela sẽ bị ghim.

Còn việc quân Thập Tự tiến vào Fatimid có trăm lợi không có hại. Sau này nếu có vấn đề thì hoả lực cùng chú ý của Benjamin phải nhằm vào Quân Thập Tự ở Bắc Phi. Hassan tiếp tục ở vòng ngoài tu vén lợi ích thôi…

Đã nói là có Hassan thì đúng là Ngô Khảo Ký chôn một quả bom nhiệt hạch bên cạnh đám Hunter. Nói thật năng lực của Hassan là toàn diện. Quân sự cầm quân đánh trận chưa hẳn giỏi bằng Tích ca. Nhưng các điểm như chính trị lắt léo , truyền giáo thì Hassan sẽ nhỉnh hơn, mỗi người có năng lực riêng mà.

“ Mấy cái động cơ bọn Benjamin chuyển cho thì cất đi, chuẩn bị giao hàng cho đám Thập Tự quân..” Hassan nhìn chiến hạm từng thùng gỗ lớn niêm phong kín bốc rỡ ma dặn dò con trai.

“Cha … chẳng nhẽ nhà Fatimid đơn giản như vậy thất trận?” Rafīks Sabbah cảm thấy Fatimid không dễ như vậy buông thả…

“ Chờ bọn Fatimid gục hẳn thì còn lâu lắm. Nhưng mà lúc này Fatimid khả năng cao sẽ mất một số thành trì quan trọng. Bọn họ nào có thể ngờ bị vạ lây như vậy? Vả lại trang bị của Fatimid đang là yếu nhất trong các thế lực cho nên có khả năng cao trong giai đoạn đầu sẽ gặp bất lợi”

Hassan phân tích…

“ Ý cha là về sau… chúng ta sẽ ngầm bắt tay cả Fatimid?” Rafīks Sabbah giật mình

“ Tại sao không?” Hassan cười cười nói.

Quả thật cái con cáo già này không ai đoán nổi trong đầu hắn đang nghĩ gì. Nhưng chuyện này phải làm khéo, nếu lộ ra Vương triều Hồi Giáo Nizaris ăn nhiều mang khốn nạn như vây thì rất có thể bị vậy công đến chết.

Còn khéo ra sao phải chờ xem lão Hassan này có bao nhiêu bản lãnh rồi.

Phương Tây chạm là nổ , phương Đông cũng đang chạm lả nổ.

Bởi lẽ Á Vận Hội 2 năm một lần sắp khai mạc.

Tháng ba rực lửa Đông Á.

Những năm qua các quốc gia đã quan tâm đến Á Vận Hội rất nặng, từ chỗ chỉ cử người đến Đại Việt cho có lệ, giờ đã trở thành cạnh tranh cực kỳ mạnh mẽ… Các quốc gia kinh tế không lại Đại Việt, quân sự càng khó bì Đại Việt, văn hoá , khoa học càng xa , cho nên họ chỉ có thể dùng thể thao hạ gục Đại Việt làm vinh quang.

Vâng , mục tiêu chính của các quốc gia là hạ gục vận động viên Đại Việt bằng cách fair play khiến Đại Việt phục.

Sau đó là các quốc gia cạnh tranh khốc liệt với nhau.

Phú quý sinh lễ nghĩa, nhân dân không có thứ quan tâm lại nhàn cư vi bất thiện , cho nên thể thao, văn hoá nghệ thuật giải trí rất quan trọng.

Đại Việt đã phát triển một tỉ loại hình nghệ thuật mới, thêm vạn môn thể thao mới tạo thành trending toàn Đông Á.

Về văn hoá nghệ thuật xin hãy nói sau, vì lúc này là Á Vận Hội.

Vậy thì nói về thể thao.

Các môn điền kinh gần như cho vào hết… một vài môn vì điều kiện kĩ thuật chưa có nên chưa có thêm vào.

Chạy trăm mét. Chạy ngàn mét, chạy Marathon …. Ngảy cao nhảy xa, ném lao, ném tạ v.v… quá nhiều môn. Bơi lội đua thuyền nói chung đủ cả.

Cưỡi ngựa bắn cung, cưỡi ngựa đấu thương.. đua ngựa… riêng đua ngựa hơi không công bằng do chỉ có Đại Việt và Bắc Nguyên ngựa tốt có thể tranh phong.

Các môn như bắn súng, bắn cung …

Các môn thể thao đối kháng như vật các hạng cân, Boxing, võ tự do… mấy cái môn này là khủng khiếp cạnh tranh cùng đọ sức kẻ tám lạng người nửa cân.

Bóng đá cùng Bóng Bầu Dục được gọi là thể thao vua không có sai người cổ vũ siêu cấp đông đảo.

Xây các nhà thi đấu sân vận động thật tốn tiền tốn của , nhưng không thể không sây vì đó là món ăn tinh thần cho người dân.

Còn phải nói riêng bóng đá và bóng bầu dục thì Đại Việt dưới sự thúc đẩy của Ngô Khảo Ký đã tiến lên chuyên nghiệp từ lâu.

Các công ty lớn nhảy vào sở hữu đội bóng, xây dựng đội bóng. Có sân thi đấu riêng. Mỗi mùa mua sắm cầu thủ ở Đại Việt là nhốn nháo cả lên.

Các lò đào tạo trẻ danh tiếng đúng là hái ra tiền.

Đại Việt lên chuyên nghiệp quá sớm ngành thể thao bóng đá, bóng bầu dục phát triển cực mạnh.

Nhà nước tổ chức cá độ công khai mang tính giải trí. Không cho phép đặt quá 300 tiền. Chỉ để thêm hương vị thôi. Cấm mọi loại cá độ tư nhân, phát hiện phạt gẫy răng.

Các đội bóng sẽ được lại hoa hồng cá độ, tiền quảng cáo trên áo, tiền vé sân bóng và nhiều hoạt động khác. Khốn nạn lương cầu thủ Đại Việt đã tính cả triệu USD /năm nếu quy ra thóc. Giá chuyển nhượng những cầu thủ tốt thì còn lên trời.

Các đội bóng biết kinh doanh đúng là giàu chảy mỡ. Ví như ở Thăng Long có hai đội bóng. Thi thoảng sẽ diễn ra derby khốc liệt…

Đội Bóng Hoàng Gia cũng định đô ở thăng Long và đội bóng Thăng Long cũng ở đây. Cả bai đều thi đấu giải ngoại hạng 16 đội mạnh nhất Đại Việt.

Nhiều thành Tỉnh Thành có Derby lắm. Ví như Tâm Hưng có Hải Dương- Hải Phòng hai đội đều mạnh ngang ngửa…

Nói chung các giải bóng đá ở Đại Việt rất khốc liệt và dần dẫn dang lấn lướt bóng bầu dục để chiếm ngôi đầu.

Vì tiến lên chuyên nghiệp sớm , trình độ cao hơn hẳn , cho nên mấy lần trước Á Vận Hội toàn là đá một chiều. Tuyển Đại Việt Đế Quốc đá như chơi với trẻ em.

Nhưng đừng nhầm. Lavo và Medang đã tiến lên chuyên nghiệp 3 năm trước và mua không ít cầu thủ Tốt của Đại Việt về đá đê nâng cao trình độ.

Sau bốn mùa giải hai thằng này đã rất mạnh, dám đọ với Đại Việt rồi. Ký tính có khi tổ chức C1 Đông Á có vẻ hay. Tạm thời để sau.

Lần này Đội Lavo tuyển trẻ nhưng cực mạnh. Độ Medang không kém… Đại Tống – Bắc Nguyên không thích bóng dá mà thích bóng bầu dục cho nên… lót đường.

Medang Lavo mạnh mẽ, thật vậy… nhưng mạnh hơn bọn họ và có thể uy hiếp Đại Việt đó là Tây Việt và Bắc Việt..

Hai thằng khốn này cũng đá chuyên nghiệp chỉ chậm hơn Đại Việt một năm. Rất nhiều danh thủ Tây Việt Bắc Việt đang thi đấu đỉnh cao ở Ngoại Hạng Đại Việt.. cho nên … chưa biết đằng nào mà lần.

Nhật Bản- Cao Ly, Khmer Nam , Khmer Bắc, Tây Di, Pahang… đúng là lót đường trong lót đường…

Bắc Nguyên thích bóng bầu dục vì dễ dầu tư sân bãi luyện tập và không phải mua bóng da cao su của Đại Việt, bọn họ thích môn thể thao cơ bắp này.

Không hẹn mà gặp. Đại Tống , Cao Ly đều đầu tư môn này..

Đại Việt mấy năm nay Bóng Đá quá thịnh, bóng bầu dục trùng lại, cho nên chỉ là đội mạnh. Đấu với Đại Tống và Bắc Nguyên phải cẩn thận không là thua thật.

Riêng các cầu thủ là Ngô Khảo Ký không cho dùng phòng tiềm năng… thể thao phải đẹp. Thua cũng phải thua đẹp.

Đại Việt người không phải thần, cái gì cũng vơ nhất vào người thì ai chơi cùng?

Chính vì sự fair play có thắng có thua này mà ngày hội thể thao ở Đại Việt cực kỳ đặc biệt hấp dẫn.

Chỉ riêng lượng người dân các nước bạn đổ về Đại Việt tỉnh thành chờ đợi xem thi đấu đã là một món lợi khổng lồ bù đắp lại chi phí đầu tư.

Chưa có một quốc gia nào xây dựng đầy đủ khu thi đấu các môn thể thao cho nên Đại Việt vẫn là nơi duy nhất đăng cai.

Đông Á Biên giới đã định rồi, không cho phép chiến tranh nữa. Cho nên thể thao lại càng gắn kết mọi người hơn….

Trên khán đài có cáu nhau, có cạnh tranh nhau, nhưng cuối cùng có thua có chịu có thắng co vui vẫn là bắt tay làm quen cười đùa. Khen nhau một câu chơi tốt, động viên nhau một câu năm sau cố gắng.

Vậy có phải hay hơn là cả ngày nghĩ chém chém giết giết rồi thôn tính nhau, nô dịch nhau. Rồi người Hán lắc mình biến hết thành người Việt thì mới thôi đầu rơi máu chảy? Chúng tôi ở đây đang chơi bóng cùng nhau. Hán- Việt – Mã Lai- Môn- Tráng- Di- Bạch- Nhật- Cao Ly- Thảo Nguyên… chúng tôi chẳng cần phải nô dịch nhau, chẳng cần đồng hoá nhau. Chẳng cần Thánh ân thằng nào dọi thằng nào. Nhưng không hề có đầu rơi cái gì... máu chảy thì có.. đôi khi xoạc bóng sân cỏ thô… trầy đầu gối… chảy máu rồi… à ừ đầu rơi thật.. là đầu gối..

Đây mới là mô tả về Á Vận Hội lần trước, lần này chưa đâu, còn mười ngày nữa mới bắt đầu...

Dân giàu các quốc gia nhiều lắm, nhất là Đại Tống, Medang, Bắc Nguyên, Lavo, đám khốn này bắt tàu khách , di chuyển từ nội địa ra đến biển cả tháng trời sau đó mấy vài ngày theo tàu hơi nước về Đại Việt . Các vé đã bán hết, từ các môn thể thao nhàm chán người xem nhất như đánh cờ cũng hết cả vé...

Lại nói đến đánh cờ có mấy môn, cờ vây, cờ tướng, cờ vua... mẹ kiếp Tống – Nhật thật là kỳ phùng địch thủ của Đại Việt.

Bơi lội Đại Việt không lại được Medang... hình như thân thể bọn này được cấu tạo để bơi...rât ức chế, đua thuyền cũng thua nốt... mấy cái môn nước nước là bọn Medang nó chiếm.

Nhưng như vậy mới vui chứ....

Đại Việt phải có thua, nhân dân phải thấy được Đại Việt vận động viên cũng không phải là thần như vậy mới đúng là thể thao, là đoàn kết thể thao.

Nếu làm một cái so sánh, nếu Đại Việt lúc này đang lăm le xâm chiếm Đại Tống , chiếm Medang, mở rộng ra Khmer, đồ Nhật bản thì tối tăm mờ mịt khác gì Châu Âu – Tiểu Á.

Người dân hạnh phúc với kiểu nhất thống thiên hạ như vậy chăng?

Thật thì Ngô Khảo Ký cũng muốn bắt tay với Benjamin và Richard < Cánh Tay Trái> cho xong chuyện, mày Fascism ở phương tây kệ này, tao Marxism ở Đông Á kệ tao. Nhưng khó, vì đây là quan hệ thợ săn và virus. Là đám khốn nạn ngồi không rảnh không có gì làm bày ra. Cho nên Ngô Khảo Ký chỉ có thể thụ động tiếp.

Nếu có thể Ngô Khảo Ký nguyện tổ chức một cái Thế Vận Hội còn hơn là đem súng, pháo ra tiếp nhau.

Nã đại bác cơn mưa bàn thắng vào lưới nhau không thích hơn à.

Thế giới này còn nhiều giá trị theo đuổi lắm ngoài cái việc cắm đầu cắm cổ yy mở rộng lãnh thổ rồi đi đô hộ nô dịch người khác.

Cứ cho là YY đến mức chiếm cả cái quả đất này, cuối cùng thụ họp chơi thể thao chẳng có màu sắc gì nhỉ... đến nhàm chán một thế giới YY.