Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 38: Tâm sự của Gia Long



Nửa tháng sau, vào một đêm trăng tròn ở Gia Định hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm sau khi đọc sách ra Vườn thượng uyển đang đi dạo mùi hoa dạ hương thoảng bay làm tâm hồn Đảm cảm thấy thư thái. Chợt nhìn sang Ngự thư phòng vẫn thấy có ánh đèn, đoán vua cha đang làm việc lên Phúc Đảm rảo bước sang xin yết kiến. Được cho vào triệu kiến, Phúc Đảm quỳ lạy vua cha sau đó hỏi.

- Giờ này đã muộn sao phụ hoàng không nghỉ ngơi mà còn làm việc e rằng ảnh hưởng đến long thể.

Nguyễn Ánh thở dài nói

- Ta mới nhận được tin từ Quỳnh Hoa báo về qua đường khẩn cấp, lão Nam đã bị lộ nhưng đã kịp tự sát nên hiện tại triều đình Tây Sơn chưa nghi ngờ chúng ta nhưng thời gian tới sẽ phải tạm thời không thể liên lạc. Ta cũng nghe tin Quang Toản sắp đi sang thăm nước Anh có thể Toản cũng chưa nghi ngờ chúng ta nhiều. Hy vọng chúng ta có thêm một năm để chuẩn bị. Hiện súng trường morgan đang được sản xuất trong vòng một năm sẽ được trang bị cho toàn bộ quân đội chúng ta có thể cầm cự được quân Tây Sơn nếu bị tấn công. Hơn nữa ta cũng đã liên lạc với Hoàng đế Pháp Napoleon người đang bị giam ngoài đảo. Người nói rất hài lòng với bản kỹ thuật chế tạo hạt nổ và súng trường của chúng ta, người sẽ chuẩn bị để quay lại Châu Âu. Nếu người có thể làm bá chủ châu Âu thì sẽ cho quân đến giúp chúng ta đánh Tây Sơn.

Phúc Đảm lắng nghe sau đó lại hỏi.

- Con nghe nói quân Tây Sơn có loại súng là súng cối sức công phá rất lớn, ngoài ra nghe đâu mới chế tạo loại vũ khí mới gọi là hỏa tiễn mỗi lần bắn có thể hủy diệt cả một khu vực. E rằng các thành lũy của chúng ta không chịu nổi.

Nguyễn Ánh trầm giọng nói

- Ta cũng đã tham khảo các sĩ quan Pháp và rút kinh nghiệm trong cuộc chiến giữa Tây Sơn và nhà Thanh nên đã cho xây dựng hệ thống hầm hào và lô cốt để bảo vệ chứ không dựa vào thành lũy nữa. Nhưng ta lo lắng nhất là về thủy quân, nghe nói quân Tây Sơn chế tạo được loại tàu gì đó có thể lặn sâu dưới nước rồi bất ngờ nổi lên để tấn công tàu đối phương với loại vũ khí này ta và các sĩ quan cũng chưa nghĩ ra cách nào để đối phó.
— QUẢNG CÁO —


Nguyễn Ánh đi ra cửa sổ nhìn vào mặt trăng giọng nói bỗng trở lên xa xăm.

- Lúc trước Nguyễn Huệ còn sống đánh ta tan tác đến năm lần bảy lượt. Có lần ta cùng các tướng phải trốn đến đảo Thổ Chu mấy ngày đói khát tướng Đặng Văn Thành phải cướp cả thuyền cá để vua tôi có bữa qua ngày. Phải công nhận Nguyễn Huệ là tướng giỏi đối thủ ta khâm phục nhất, tuy thất bại nhiều lần ta không nản chí, còn hơi thở còn nghĩ cách khôi phục cơ đồ của tổ tiên. Khi ta sang cầu viện nhà Xiêm có nhiều người phản đối, thậm chí Phi Tần ta yêu cũng tự sát để phản đối ta. Họ đâu biết rằng tuy ta mượn thế ngoại bang nhưng ta vẫn có những cách để đề phòng, khi chúng giúp ta xong ta cũng sẽ qua cầu rút ván, quan trọng nhất là mình cũng phải chuẩn bị quân đội không dựa hết vào ngoại bang thì mới có thể tự chủ được. Đáng tiếc ta lại mắc mưu Nguyễn Huệ ở trận Rạch Gầm – Xoài Mút, khi Nguyễn Huệ chết đi ta mừng vì đối thủ đáng gờm nhất không còn nữa, ta đã thắng như chẻ tre đánh tan thủy quân Tây Sơn ở Đầm Thị Nại, hạ thành Phú Xuân ta nghĩ sắp thành công. Nhưng trời phụ lòng ta, đột nhiên thằng nhãi Quảng Toản trở lên thông minh hắn chế tạo ra những loại vũ khí kỳ lạ làm quân ta thất bại liên tục. Nhiều lúc ta nghĩ phải chăng thằng này là thần tướng hạ phàm nên khí số nhà Tây Sơn chưa hết.

Nguyễn Ánh quay sang nhìn hoàng tử Đảm và nói

- Đảm nhi trong số các hoàng tử ta thấy con là người thông minh, quyết đoán, Cảnh Nhi thì lại quá chịu ảnh hưởng người Tây Phương nên ta mong con cố gắng học tập giữ gìn văn hóa của tổ tiên tinh thông đạo Nho đạo Khổng, nên nhớ có thể học khoa học kỹ thuật, hợp tác với người Phương Tây nhưng không thể tin tưởng người Tây Phương. Con thấy mấy viên sĩ quan Pháp làm việc cho ta ban đầu ta cũng chỉ phong chức cai đội, mấy năm sau có mấy người ta cũng chỉ phong chức quản cơ, bọn ngoại quốc không thể giao quyền lớn cho chúng được. Ta lập con làm thế tử vì mong con có thể nối chí ta phục quốc.

Hoàng tử đảm quỳ xuống nói

- Thần nhi nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng của Hoàng Thượng.

Nguyễn Ánh âu yếm nhìn hoàng tử Đảm nói.
— QUẢNG CÁO —


- Thôi cũng muộn rồi con về nghi ngơi đi, ngày mai thay ta xuống đôn đốc các xưởng đóng tàu. Hiện tại các chuyên gia Pháp cũng giúp ta đóng tàu chiến hơi nước ta nghĩ với hạm đội mới này có thể chúng ta cầm cự được với nhà Tây Sơn.

Nhìn bóng Hoàng tử Đảm khuất dần, Nguyễn Ánh thầm nghĩ “Hy vọng ông trời có thể giúp, quân Tây Sơn chưa phát hiện được gì để cho ta được thêm vài năm chuẩn bị”.

Ngày hôm sau trong buổi thiết triều Nguyễn Ánh cho triệu tập các quan đại thần và các sĩ quan nước ngoài lại để thương nghị.

- Trẫm nhận được tin xấu là đường dây gián điệp của chúng ta đã bị lộ, nhưng có thể quân Tây Sơn chưa nghi ngờ vì ta nhận được tin Cảnh Thịnh sẽ sang Anh trong tháng tới. Tuy nhiên để đề phòng ta ra lệnh mọi người lập tức cho các cánh quân tăng cường phòng thủ bố phòng trận địa để đề phòng quân Tây Sơn bất ngờ tấn công. Ngoài ra phải mở thêm xưởng đúc súng để tăng cường sản xuất súng trường kiểu mới trang bị nhanh cho quân đội. Trong vòng một năm nữa chúng ta phải có được tám vạn súng để trang bị cho quân đội. Hiện nay chúng ta mới có được một vạn khẩu.

Quay sang Nguyễn Văn Thắng vốn là sĩ quan Pháp tên là Chaigneau nhưng đã đổi tên sang người Việt và lấy vợ Việt Nam.

- Ngươi lập tức dẫn người bố trí bố phòng xây dựng lại pháo đài Phước Thắng ở Vũng Tàu. Cử thêm thủy quân ra đó để đề phòng thủy quân Tây Sơn men theo đường sông tấn công Gia Định.

Tiền quân phó tướng Trương Tấn Bửu bước ra tâu.
— QUẢNG CÁO —


- Xin hoàng thượng giao cho thần thêm hai vạn quân và một vạn súng trường và pháo kiểu mới để thần củng cố lại hệ thống phòng ngự, đào thêm hầm hào ở vùng đồi núi Ninh Thuận ngăn giặc Tây Sơn tràn sang. Tuy chúng ta không có được xi măng để xây lô cốt nhưng thần nghĩ chúng ta có thể dùng hỗn hợp vôi với mật đường và vỏ sò giã nhỏ cũng cứng không kém gì bê tông.

Nguyễn Anh chuẩn tấu, các tướng lĩnh của nhà Nguyễn tất bật đi chuẩn bị để đề phòng quân Tây Sơn tấn công.

Lúc này ở Trung Đô các quan lại cũng đang tất bận chuẩn bị cho chiến tranh và cho đoàn đi Anh gồm có Quang Thùy, Ngô thì Nhậm và một số tướng lĩnh trước đã từng sang học ở Anh đi cùng. Việc trang phục của đoàn cũng có nhiều tranh cãi. Một số quan lại đi du học về thì muốn Quang Thùy cùng mọi thành viên trong đoàn mặc âu phục, các quan đứng đầu là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích thì lại muốn mặc y phục lúc lên triều. Sau một hồi bàn cãi Thịnh quyết định cải tiến bộ y phục cho phù hợp. Nam mặc áo dài, đóng khăn xếp nữ mặc áo dài cách tân cho phù hợp với hoàn cảnh.

Một tháng sau đoàn đi sứ lên đường dưới sự chứng kiến của dân chúng Trung Đô , mọi người thấy Vua Quang Toản cùng đoàn sứ bộ lên đường trên boong tàu đoàn vẫy chào mọi người cùng thân nhân đưa tiễn đây là chuyến đi sứ xa đầu tiên của Đại Việt.

Lúc này trong cung Thịnh cùng các tướng lĩnh đang âm thầm lên kế hoạch, một tuần sau hạm đội của Tây Sơn do Võ Văn Dũng chỉ huy âm thầm tiến về phía Nam. Các cánh quân khác cũng lên đường theo kế hoạch sau năm năm ngưng khói lửa binh đao, cuộc chiến mới lại chuẩn bị bắt đầu.