Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 39: Hạm đội Trường Sa



Trên chiếc soái hạm hơi nước, dáng Đô đốc Võ Văn Dũng nổi bật trên đài chỉ huy. So với cuộc chiến cảng Khâm sáu năm trước cảm giác của Dũng lần này rất khác. Lần trước cảm giác như một cuộc báo thù, lần này Dũng cảm giác như một cuộc dạo chơi và cơ hội được thử nghiệm uy lực các loại vũ khí mới của Hải quân Đại Việt.

Sau sáu năm, ý thức được việc phát triển của thủy quân trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển thủy quân Tây Sơn tập trung phát triển về chất lượng chứ không tăng số lượng và được biên chế lại thành hai hạm đội là Hoàng Sa và Trường Sa. Hạm đội Hoàng Sa phụ trách tuần tra phía bắc, và Hạm Đội Trường Sa để tấn công phía Nam vì thế hạm đội Trường Sa được ưu tiên loại tàu hơi nước kiểu mới . Hạm đội Hoàng Sa sử dụng những tàu hơi nước bọc thép thời đầu, còn Trường Sa gần như là đóng mới hoàn toàn. Trụ cột của nó là năm chiếc thiết giáp hạm có trọng tải hai đến ba nghìn tấn. Chiếc soái hạm Dũng đang chỉ huy có trọng tải lớn nhất là ba nghìn tấn với bốn động cơ hơi nước, vỏ thép dày năm centimét. Nó được bố trí ở hai khẩu pháo 200ly mũi và đuôi tàu tầm bắn bốn kilomet , ngoài ra hai bên mạn được bố trí bốn khẩu pháo 150 ly tầm bắn hai ki lô mét và sáu khẩu súng maxim. Tàu còn được bố trí hai ống phóng ngư lôi. Chiếc soái hạm này như một con quái vật khổng lồ ngoài biển, thậm chí Dũng nghĩ rằng chỉ năm chiếc thiết giáp hạm cũng có thể tấn công vào thành Gia Định. Ngoài năm chiếc thiếp giáp hạm còn hai mươi tàu khu trục trọng tải một nghìn tấn và mười năm chiếc tàu hộ vệ tên lửa, mười tàu phóng lôi tốc độ cao. Một vũ khí bí mật không thể không kể đến là mười chiếc tàu ngầm đang được các tàu khu trục kéo đằng sau.

Nhìn mười năm tàu hộ vệ tên lửa chạy đằng sau Dũng có thể tự hào đây là loại tàu tấn công hải đối đất mạnh nhất trên biển với dàn tên lửa tầm xa trên mười kilomet. Những quả tên lửa này do đại tá William Congreve người Anh phát minh. Sau một số cuộc chiến ở Ấn Độ quân Anh bị quân Ấn Độ tấn công bằng tên lửa gây một số thiệt hại đáng kể về người và của, Đại tá William đã tập trung nghiên cứu một số mẫu tên lửa thu được của đối phương và đã cải tiến thành loại tên lửa chất đẩy rắn với tầm bắn xa hơn. Tuy nhiên do nguyên liệu rất đắt lên chế tạo tốn kém, hơn nữa lúc đầu sử dụng thuốc nổ đen lên sức công phá không cao nên phát minh này bị Hội đồng Hoàng Gia Anh không thông qua kinh phí để sản xuất. Đang lúc bực bội vì những tâm huyết của mình không được công nhận thì Thịnh đã cho người liên lạc và mời William sang Đại Việt, sau khi Thịnh đưa một số ý kiến đóng góp về kiểu dáng cũng như về đầu đạn loại tên lửa mới đã ra đời. Trong cuộc bắn thử với sự chứng kiến của các tướng lĩnh, dàn tên lửa một trăm quả đồng loạt phát tiếng rít khủng khiếp sau đó gần như san bằng một ngọn đồi trong khoảng cách mười kilomét. Tuy nhiên nhược điểm của loại hỏa tiễn này là độ chính xách không cao, phải bắn thành loạt chia mục tiêu theo ô vuông. Những chiếc tàu phóng ngư lôi cũng là một vũ khí lợi hại trong cuộc hải chiến, những tàu này trọng tải chỉ sáu trăm tấn, nhưng được trang bị hai động cơ hơi nước tốc độ cao. Tầm bắn ngư lôi là ba kilomet, dễ gây bất ngờ cho tàu địch nhất là với những chiếc pháo thuyền kiểu frigate của thủy quân nhà Nguyễn.

Đi cùng hạm đội Trường Sa là ba mươi tàu của hạm đội Hoàng Sa có nhiệm vụ vòng qua mũi Cà Mau ngăn ngừa Nguyễn Ánh có thể trốn sang Thái Lan. Sau hai ngày hải trình, Võ Văn Dũng quay sang hỏi hạm trưởng Tô Thư người đã cùng Dũng thực hiện cuộc tấn công Khâm Châu sáu năm trước
— QUẢNG CÁO —


- Còn bao lâu nữa thì chúng ta đến Vũng Tàu.

Tô Thư chậm dãi nói
— QUẢNG CÁO —

- Thưa Đô đốc còn tầm khoảng bốn tiếng nữa

Dũng hạ lệnh báo cho các tàu chuẩn bị, dàn đội hình chữ T tiến lên.

Lúc này ở cửa sông Cần Giờ đục ngầu phù sa, quản cơ Nguyễn Văn Thắng cùng các tướng lĩnh dưới trướng cũng đang bàn bạc trên soái thuyền để chuẩn bị cho việc phòng thủ. Lần này Thắng xin lãnh binh đánh giặc, lần đầu tiên được Đức vua tin tưởng chỉ huy thủy quân Thắng rất thận trọng, cả năm chiếc thiết giáp hạm hơi nước vũ khí bí mật của Thủy quân Nguyễn Ánh cũng được điều động. Bốn năm trước Hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm sau khi được người Nhật tặng một số mẫu chiến thuyền đã chọn mẫu quy giáp thuyền của Triều tiên để sản xuất thiết giáp hạm hơi nước. Những chiếc thuyền này đã từng là nỗi kinh hoàng của thủy quân Nhật Bản, đến nỗi Nhật Bản phải cử gián điệp sang để ăn cắp mẫu chiến thuyền này của Triều Tiên. Những chiếc thiết giáp hạm của thủy quân Nguyễn nhìn qua cũng không khác kiểu quy giáp thuyền của Triều Tiên nhưng thay vì cột buồm thì là cột ống khói. Phần nổi trên mặt nước cũng được bọc thép dày bốn centimet có thể chịu được các loại đạn cầu đặc của đại bác. Tàu được trang bị bốn súng 120 ly phía trước và sau , mười súng 80 ly mỗi bên mạn.
— QUẢNG CÁO —


Nhờ có các thông tin của gián điệp nên vũ khí của nhà Nguyễn năm năm qua cũng có nhiều cải tiến quan trọng. Các loại pháo nạp hậu, nòng có khương tuyến cho tầm bắn xa hơn và đạn nổ cũng đã được trang bị, tuy nhiên vẫn phải sử dụng thuốc nổ đen lên sức công phá không cao. Do biết mình ở thế yếu nên Thắng chọn phương thức phòng thủ chứ không dám tấn công hạm đội Tây Sơn. Thắng cho quân đóng ở của biển Cần Giờ với ý đổ làm thế ỷ dốc cho pháo đài Phước Thắng ở Vũng Tàu. Pháo đài Phước Thắng được xây dựng trên đỉnh núi Vũng Tàu kiểu vauban bằng gạch mỗi chiều dài năm trăm mét trang bị hai khẩu pháo 300 ly với tầm bắn năm kilomét, ba mươi khẩu hai trăm ly tầm bắn ba kilomét với đạn nổ sẽ là vật cản lớn đối với thủy quân Tây Sơn nếu muốn tiến vào cửa Cần Giờ. Nếu Thủy quân Tây Sơn tấn công pháo đài Phước Thắng thì Thắng sẽ cho thủy quân tấn công vào sườn đội hình Thủy quân Tây Sơn. Bắt buộc quân Tây Sơn phải chia đội hình để bảo vệ sườn đó là ý đồ của Thắng. Với năm chiếc thiết giáp hạm và một trăm tàu buồm bọc thép kiểu frigate trọng tải một nghìn tấn được trang bị bốn mươi pháo mỗi bên mạn sẽ là vũ khí quan trọng trong việc phòng ngự này. Ngoài ra để đề phòng Thắng còn bố trí một trận địa pháo mai phục ở trong sông Sài gòn, trận địa này gồm một trăm khẩu pháo một trăm ly được bố trí trong rừng sú vẹt khó bị phát hiện để phòng khi thủy quân rút lui quân địch đuổi theo sẽ cho quân Tây Sơn một bài học nhớ đời đây là kiểu gậy ông đập lưng ông để trả thù trận Rạch Gầm – Xoài Mút.