Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 08: Hoàng Đế và người dân Bang Nizaris (01)



Ngày 7 tháng mười, Siêu cảng biển Sohar của Vương triều Hồi Giáo Nizaris cờ hoa rợp trời. Có điều ngoài lá cờ Nizari Ismaili hìn con hổ vằn đen trên nền cờ đỏ, đặc chưng của Vương triều này thì cao hơn chính là hàng trăm lá cờ ba màu Đỏ- Vàng- Trắng Đại Việt , và càng nhiều là cờ đỏ búa -liềm vàng.

Từ một tháng trước trong lúc Ngô Khảo Ký vẫn còn chuẩn bị binh lực ở Đại Việt và chờ 4000 quân Tống đến đi nhờ thì thuyền nhanh đã xuất phát trước đem tin tức đến cho Hassan để hắn chuẩn bị tránh cho việc Đại Việt quân đến bất chợt gây nên những hiểu lầm không đáng có với người dân địa phương.

Hassan cùng Euyun Alsaqr (Mắt Ưng) hai người đứng đầu Vương triều Hồi Giáo Nizaris đều rất nghiêm nghiêm túc ở bến tàu cùng các quan chức cao cấp nơi đây chờ đợi.

Từ xa xa hạm đội siêu cấp khổng lồ của Đại Việt tiến vào bến cảng.

Trong mắt người dân Vương triều Hồi Giáo Nizaris thì bến cảng Sohar và hải quân chính là niềm kiêu hãnh tự hào và trong mắt họ thì bến cảng cùng hải quân Nizaris chính là tốt nhất, to lớn nhất và hùng mạnh nhất.

Nhưng lúc này khi chứng kiến những chiến hạm khổng lồ đang từ từ tiến vào bến cảng thì họ mới cảm nhận bến cảng của họ quá nhỏ bé… hải quân của họ chỉ là đứa trẻ tập tễnh biết đi.

“ Al Dikyk, ngươi nhìn xem… đây còn là chuyện của con người bình thường có thể làm sao?”

Một người thanh niên Arab túm lấy đồng bạn bên cạnh run rẩy…

“ Thì như quốc vương đã thông báo, đây chính là Hoàng Đế thực sự của chúng ta, là Vua của các vị Vua… Đem ngài và quân đội của ngài so sánh với người phàm thì đúng là nực cười”

Người thanh niên Arab có vẻ là người hiểu biết mở miệng giải thích. Nhưng âm lượng của hắn khá lớn dường như muốn khoe khoang học thức cho nên xung quanh mọi người đều nghe rõ.

Không thán phục không xong vì tiến vào bến cảng đầu tiên chính là Soái Hạm Lý Thường Kiệt. Chiếc Khu Trục Hạm duy nhất của Đại Việt lúc này.

Dường như mọi tinh hoa của Đế Quốc Liên Hiệp đều tập trung vào nó.

Một chiến hạm khung thép tốt nhất dài đến 72,14 m rộng 15,3m. Với hai cụm động cơ Double acting steam engine- Triple expansion .

Động cơ chính ở giữa thân tàu công suất 1950 mã lực chuyền động bằng guồng xoay lớn hai bên hông.

Động cơ nhỏ nhẹ 1200 mã lực lắp đuôi với hệ tống truyền lực trục chân vịt.
— QUẢNG CÁO —

Vận tốc tối đa của thuyền lên đến 32km/ giời với hai động cơ cùng hoạt động, vận tốc hải trình trung bình 18-20km\ giờ.

Thuyền không hề có mái buồm phụ, tất cả chỉ dựa sức động cơ hơi nước.

Trọng tải tối đa 2500 tấn vì đây là tàu chiến, thân vỏ dày nặng với lớp đai giáp trung bình dày 5mm có những vị trí quan trọng như tháp pháo dày đến 7-8mm.

Trọng lượng thuyền 5215 tấn full trọng tải 7720 tấn.

Kíp chiến đấu 600 người cả thuỷ thủ điều khiển, thợ máy, nhân viên chiến đấu. Tối đa mang theo 1200 binh sĩ.

Năm tháp pháo chính 250mm ( sau nhiều lầm thử nghiệm đã bỏ pháo 300m khỏi biên chế cho nên lúc này pháo lớn nhất của Đại Việt là 250mm- nòng dài hơi với 293mm)

Mười tháp pháo phụ 120mm.

Mỗi tháp đều là pháo đôi với hai nòng tách rời có thể chi chuyển theo phương dọc đứng độc lập.

Còn về pháo 35mm thì số lượng tuỳ thuộc vào tay súng.

Đây mới là một con quái vật thực sự trên biển khơi. Với trọng tải khủng có thể chứa đủ nguyên liệu và lương thực vũ khí, Soái Hạm Lý Thường Kiệt có khả năng chuyển 5000 km và chiến đấu liên tục trong 4 tháng không cần bổ xung. Khả năng chống bão được tính toán có thể đương cự các cơn bão đại dương từ cấp 12 trở xuống.

Đây là mẫu chiến hạm có thể độc lập tác chiến trong mọi vùng biển dù là khó khăn nhất. Đây là đỉnh cao công nghệ chứng minh sức mạnh bất khả chiến bại trên biển của người Việt.

Tất nhiên Soái Hạm Lý Thường Kiệt vẫn có thể bị tiêu diệt nếu cô cộc chiến đấu với cả một hạm đội lớn. Nhưng theo tính toán. Muốn hạ được Soái Hạm Lý Thường Kiệt thì bản thâm Đại Việt phải dùng 10 Hộ Vệ hạm kiểu mới lớp composite vây ráp. Và phải tổn thương một nửa nếu như muốn thực sự đánh chìm Soái Hạm Lý Thường Kiệt.

Còn về Medang muốn vây ráp Soái Hạm Lý Thường Kiệt rất khó vì thuyền bọn họ là hàng công nghệ cũ chạy không đủ nhanh để áp sát leo thuyền chiến đấu.

Còn nếu chỉ đấu pháo thông thường thì pháo Medang- Đại Tống bắn vào Soái Hạm Lý Thường Kiệt không khác nuối đốt inox là bao.

Cách chiến thằng Soái Hạm Lý Thường Kiệt duy nhất, đó chính là áp sát và leo thuyền tấn công.

Giả dụ như khi bị vây bởi 40 chiến hạm Carrack của Medang mà Soái Hạm Lý Thường Kiệt không chạy. Quyết ở lại đấm nhau thì khả năng cao 2/3 hạm đội Medang sẽ bị tàn phá nặng nề.
— QUẢNG CÁO —

Một con quái vật khổng lồ ngoại cỡ toàn thân sắt thép, cột khói lớn đen ngòm phả lên bầu trời, dẫn theo mấy chục con tiểu quái vật cũng thuộc hàng to chưa từng thấy tiến vào bờ. Cảm giác áp bách kinh khủng lắm, khó có thể hình dung được nếu không tận mặt thể nghiệm.

Ngô Khảo Ký thì nhìn dải đất của Suhar ( Sohar) mà thèm thuồng. Nơi quỷ quái này đúng là thiên đường của cảng biển. Bờ cát dốc tạo nên một dải cảng biển nước sâu thiên nhiên tạo hóa. Đại Việt đúng là tìm được mấy nơi giống như này mà xây cảng thật là tìm bạc cả mặt, thông thường cảng Đại Việt toàn phải xây vào cửa sông, nạo vét gần chết. Tàu lớn như Soái hạm Lý Thường Kiệt chỉ vào được hai cảng là Hải Phòng và Bố Chính, hiện Đại Việt đang tiến hành xây Cảng Cam Ranh. Vì nói thật Bố Chính cũng không đủ đáp ứng là cảng hàng hải lớn nếu tốc độ thăng trưởng kích thước thuyền bè của Đại Việt giữ nguyên ở mức độ hiện tại. Chỉ cần 50-60 năm thì các loại thuyền lớn chỉ có thể dừng bên ngoài Bố Chính mà nhìn ngắm thôi.

Tất nhiên nếu cố đấm ăn sôi, xây một cầu cảng dài tầm 2-3km ăn thông ra biển thì Bố Chính vẫn có thể là một cảng nước sâu đủ tiêu chuẩn ở 50-60 năm sau. Nói chung là tùy con cháu quyết định thôi.

Còn như Suhar, một cái cầu cảng xây đủ 500m ra biển đã đủ cho Soái Hạm Lý Thường Kiệt tiếp cận và đổ hàng, các tàu nhẹ hơn hay tàu đáy bằng Barque lại càng dễ dàng tiếp cận.

Có thể nói, cái cảng Suhar này chính là dấu vết duy nhất và rõ ràng nhất của việc Vương triều Hồi Giáo Nizaris có liên hệ với “ công nghệ cao” vì đây là công trình vĩ đại của người Suhar nhưng công nghệ đống cọc bê tông lấn biển lại là của Đại Việt, và loại xi măng xây dựng ở đây chắc chắn có nguồn gốc pozzolan núi lửa của Medang. Loại xi măng thậm chí có thể đông đặc trong nước biển.

Tuy cường độ chịu tải của loại xi măng này không tốt, nhưng khả năng chống ăn mòn nước biển cực cao. Để xây cái cảng này thì các chuyên gia Đại Việt đã đến và làm việc tại Suhar trong 48 tháng với cực kỳ nhiều những máy móc lại. Hơn năm ngàn nhân công gốc Arab và Châu Phi liên tục làm việc trong hai năm với không ít tai nạn thương tâm mới có thể hoàn thành. Có thể nói cái cảng này chính là hiện đại bậc nhất ở khu vực Châu Âu- Tây Á rồi. Ngay cả Benjamin hay Richard < Cánh Tay Trái> cũng chưa có những công trình tầm cỡ này.

Suhar chính là thủ đô của Vương triều Hồi Giáo Nizaris, và chắc chắn sẽ là thành phố trung tâm của Bang Nizaris sau này.

Người dân Suhar không hiểu lắm Đế Quốc Liên Hợp Đại Việt là gì, vậy nhưng họ hiểu được Vương quốc của họ nằm dưới sự cai quản của Đế Quốc này. Điều đó đã được chính quốc vương đáng kính Hassan-i Sabbah của họ chính thức tuyên bố và cả tể tướng Euyun Alsaqr lớn tiếng xác nhận.

Đối với người dân Vương triều Hồi Giáo Nizaris thì họ quen với chế độ Thành Bang- phụ thuộc , điều một vương quốc nhỏ phụ thuộc vào Vương Quốc lớn hay Đế Chế nào đó không phải là chuyện gì xa lạ và ghê gớm .

Thậm chí người dân còn ủng hộ việc quốc gia của họ ra nhập hay phụ thuộc vào thế lực mạnh hơn.

Điều này rất dễ hiểu đối với những thế lực thuộc các khu vực nhiều chiến tranh, bất ổn chính trị. Việc một quốc gia nhỏ đứng cô lập rất nguy hiểm trong khu vực như vậy. Cho nên các mối liên hệ tìm chỗ dựa như vậy ở Tây Á, Bán Đảo Arab, Trung Đông đã trở thành một kiểu chính trị đặc sắc nơi đây.

Người dân không quân tâm lắm chính phủ sẽ phụ thuộc thế lực nào, họ chỉ quan tâm là liệu sau khi phụ thuộc thì có tăng thuế để triều cống, có cấm đạo , có những chính sách hà khắc hay không?

Vương triều Hồi Giáo Nizaris rất mạnh, nhưng nhỏ, người dân tin vào quân đội chính phủ nhưng rõ ràng nếu so sánh cùng các Đế Chế hùng mạnh xung quanh thì một Nizaris cô lập vẫn khiến người dân có chút thấp thỏm.

Vì vậy khi nhận được thông báo Vương quốc Nizaris trở thành Thành Bang của Đại Việt thì theo như “truyền thống” khu vực họ sẽ quan tâm đến vấn đề thuế, cấm đạo, cùng những luật lệ mới. Còn quyết định “ phụ thuộc” của chính phủ đương thời thì họ không có ya kiến phản đối. Và quan tâm hơn nữa là Đại Việt có bao mạnh có bao nhiêu bảo hộ an ninh cho Thành bang Nizaris , liệu có đáng để họ đánh đổi bằng tăng thuế má và chấp nhận một số luật lệ hà khắc hay không.

Đáp án nhận lại rất đơn giản. Thuế không thay đổi, thậm chí có thể giảm mạnh trong vài năm tới vì Hoàng Đế Đại Việt là .

Cấm đạo thì không có, ai theo đạo gì cứ theo đạo đó không vấn đề, nhưng luật pháp thượng tôn, luật lệ riêng từng tôn giáo phải xếp sau luật pháp của triều đình.
— QUẢNG CÁO —

Đọc qua một số điều luật chung của Đại Việt thì thấy còn dễ dãi hơn luật của Vương triều Hồi Giáo Nizaris, mà luật của Nizaris thì không thể so sánh về độ hà khắc nếu so sánh với các quốc gia xung quanh.

Chỉ có mỗi điều luật hôn nhân gia đình là người dân khoá hiểu. Cưới vợ 2 cần vợ cả đồng ý, cưới vợ ba cần hai bà đã cưới đồng ý, lại còn phí bồi thường nếu cưới vợ lẽ …. Đàn ông Arab méo mặt…. nhưng luật này chả liên quan gì đến đạo Nizaris cả.

Chính vì sự dễ dãi của Đế Quốc khiến người dân Vương triều Hồi Giáo Nizaris khá nghi ngờ về sức mạnh của Đế Chế mà bọn họ sẽ phụ thuộc. Kiểu như “ của rẻ là của ôi” . Đế chế không đòi thuế không hà khắc tức là đế chế còi… trên đời đôi khi có nhiều sự tự ngược như vậy.

Nhưng chứng kiến cảnh tượng hùng vĩ trước mắt thì người Suhar khó tính nhất cũng phải nhảy lên reo hò mừng rỡ. Bởi lẽ bọn họ cảm thấy gánh nặng từ việc các Đế Quốc xung quanh uy hiếp như Suljuk, Fatimid, Etiopia bị giảm xuống thấp nhất.

Thật ra người dân Bang Nizaris không biết thôi. Quân đội của Bang Nizaris không hề dễ chọc, các đế chế xung quanh không hề dễ bắt nạt Bang Nizaris như họ tưởng tượng.

Chẳng qua Hassan dấu quan hệ với Đại Việt, nhún nhường cư sử với các Đề Chế Khu Vực, bắt nạt các thành bang bé. Cho nên người dẫn của Bang Nizaris và các quốc gia , Đế Chế khác cảm thấy Bang Nizaris cũng vậy thôi, sợ mạnh hiếp yếu.

Nhưng sự thật quân đội Bang Nizaris luôn có những vũ khí mạnh mẽ nhất. Nếu thực sự bị xâm phạm, đứng giữa ranh giới sống còn thì họ sẽ không dùng loại vũ khí “ made in Ấn Độ” mà sẽ vạch mặt dùng súng – pháo Đại Việt. Đến lúc đó ngay cả các Đế Chế Gầm nhất như Suljuck hay Ethiopia muốn tấn công Bang Nizaris cũng chưa chắc nhanh chóng ăn nổi.

Mà nếu để thời gian đủ cho Hassan méc thầy Ký thì… hậu quả sẽ rất khó lường..

Ngô Khảo Ký dưới tháp tùng của tướng lãnh cùng cân vệ ung dung từ Soái Hạm cao 15m từ từ bước xuống thang.

Tiếng quân nhạc Bang Nizaris theo lệnh của Hassan nổi lên khiến toàn dân, quân của Nizaris hiểu được người đàn ông cao lớn “ giản dị” đang bước xuống khỏi chiến hạm quái vật hung thầm biển khơi kia chính là Hoàng Đế của bọn họ…

Tiếng hò reo chào mừng bắt đầu ầm ầm vang lên. Dĩ nhiên có người bắt nhịp, kích động đám đông. Hassan là chuyên gia về vấn đề này rồi…

Ngô Khảo Ký rất không muốn phô trương rườm rà, nhưng đôi khi sự phô trương chính là liều thuốc an thần tốt nhất cho người dân.


"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."