Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 06: Sử dụng hợp lý tài nguyên.



Cuối cùng về máy móc hoàn thiện thì Ngô Khảo Ký chỉ thu được hai cỗ máy nguyên vẹn của người Zolzic.

Một đó là bộ giáp điều khiển cùng mồn chiếc máy < đào mỏ>, hai đó là một chiếc máy < thu quặng> hay nói đúng hơn thì chức năng của nó là phân tách sàng lọc và thu quặng tại chỗ chỉ lấy những thứ cần không lạm dụng thiên nhiên.

Khi biết được chức năng của cỗ máy này thì thiếu chút Ngô Khảo Ký quỳ lạy cỗ máy trên ngay tại chỗ…

Ở Đại Việt lúc này khoa khăn nhất, vất vả nhất, khổ sở nhất, tốn kém nhất, ô nhiễm nhất đó là gì?

Đó là quá trình tuyển quặng.

Thật không hiểu mấy ông xuyên không khác ra sao…. Cứ đào quặng lên nhét lò ra ra kim loại, hợp kim rồi thành súng, pháo, hơi nước…. kiểu như các mỏ quặng ở Đại Việt toàn là quặng đơn chất. Quặng sắt mặc định chỉ có sắt, quặng đồng mặc định chỉ có đồng, còn các loại ma giê, mangan , niken, Chroma là auto từ trên trời rơi xuống thép của các vị để làm tàu ngầm , súng đạn , tên lửa… thậm chí không hiểu nhôm từ đâu ra để làm khung tàu bay khí Hidro thả bom… trải thảm Mông Cổ- Đại Tống… v.v….mà mang bom bằng thuốc nổ đen thì thả chết được mấy người mà trải cả thảm…(~ ̄▽ ̄ )~.

Nhưng việc vui cũng chẳng tày lâu.

Đám máy móc này cơ cấu nạp năng lượng từ khu vực máy trung tâm, thứ quỷ này không thể bốc rỡ lên trên mặt đất. Ít nhất lúc này không thể. Cho nên chỉ có thể cùng điện để nạp nếu Ngô Khảo Ký muốn đem chúng lên mặt đất để sử dụng. Hệ thống của đám máy móc này rất cừ, có thể hấp thu năng lượng kiểu như căn phòng cải tạo cơ thể mà Ngô Khảo Ký có hoặc cũng như căn phòng Thiệu Hưng vậy.

Nhưng rõ ràng năng lượng dành cho các cỗ máy này rất lớn, đừng nhìn bề ngoài nó nhỏ bé nhưng đó là công nghệ Zolzic cho nên năng suất của chúng kinh người.

Như vậy Đại Việt muốn khai thác quặng ở trên mặt đất thì cần bố trí các nhà máy điện khổng lồ bên cạnh các khu mỏ.

Cái gì cơ? Xây nhà máy điện khổng lồ tại các khu mỏ? Chúng em bó tay rồi.

Cho nên Đại Việt chỉ có thể bố trí các nhà máy phát điện cơ động bằng động cơ hơi nước tầm 1000 – 2000 mã lực cùng máy phát điện chung công suất. — QUẢNG CÁO —

Mà máy phát điện 2000 mã lực thì đừng nghĩ… quá cồng kềnh không cơ động. Tóm lại máy phát điện 500 mã lực là khá hợp lý , có thể bố trí nhiều một chút là được.

Nhưng chắc chắn một điều năng suất của hai cỗ máy này sẽ giả mạnh khi bố trí như vậy. Ước tính chỉ có thể đào tầm 100 m3/ ngày, còn máy < thu quặng > chỉ có thể phân tách và thu tầm 70-80 tấn quặng / ngày.... quả thật năng suất quá thấp, còn không đủ cho một khu công nghiệp luyện kim của Đại Việt hoạt động. Không thể có giúp ích bao nhiêu cho tổng năng suất công nghiệp khai thác quặng cùng luyện kim của Đại Việt.

Nhưng xin hãy đừng coi thường, nếu biết vận dụng đúng thì chỉ hai cỗ máy nhỏ này có thể giúp ích rất lớn. Ví như khai thác vàng bạc… một ngày cỗ máy đào móc này có thể đào 100m khối đất đá mà không có sợ bất kề trở ngại địa hình nào. Tương đương đào được tầm 150 tấn đất đá. Nếu tính đó là khu vực quặng vàng ở đảo Sado thì hàm lượng vàng bạc, đồng thiếc chì cực cao.

Dùng máy sàng lọc thu quặng của Zolzic thì một ngày có thể tuyển 70-80 tấn đất đá… tìm ra ít nhất 5-10 kg vàng ở đây và còn nhiều bạc đồng….. tức là hai cái máy này với 2 người hoạt động cùng chục người hỗ trợ vận chuyển đủ bằng 1500 công nhân đang khai thác vàng bạc ở Sado.

Công suất nhỏ nhưng hoạt động ở những mảng quan trọng, sàng lọc những quặng không cần số lượng lớn nhưng rất quan trọng thì vẫn đem lại lợi ích siêu cấp khủng bố. Dĩ nhiên Đại Việt lúc này không thiếu vàng, bạc, thậm chí đang còn phải trữ kho không dám tung ra thị trường quá nhiều. Ngô Khảo Ký sẽ không dùng hai cỗ máy trên vào việc đào móc vàng ở Sado. Hắn có quy hoạch cho đám máy móc này rồi.

Quan trọng thứ hai đó chính là khu vực hầm ngầm 50km này của Thiệu Hưng hoàn toàn đáp ứng nhu cầu trôn chất thải phóng xạ của Đại Việt , Đây là một điều không gì tuyệt vời hơn.

Nhưng quay lại với vấn đề chế tạo may móc có thể giúp Đại Việt thì ngoài mấy máy móc khai thác mỏ, sàng lọc quặng phía trên có lẽ lợi ích lớn nhất của Ngô Khảo Ký đó la thu được bốn lò phản ứng hỏng trong quá trình đào móc đến khu vực bị chôn vù cách khu trung tâm 500m.

Bốn lò phản ứng này được tận dụng và chế tạo lại thành một lò phản ứng mini phù hợp hơn cho thân thể Na Ri. Lò phản ứng có thể thay thế trực tiếp trong căn phòng Thiệu Hưng và Lâm thực hiện không quá khó khăn, cơ thể của Na Ri phần năng lượng được cải thiến từ việc tháo ra lắp vào “pin sạc” cho nên lò phản ứng cũng có thể tháo ra lắp vào tương tự như vậy.

Tiếp theo đó là quá trình chế tạo mới lò phản ứng hạt nhân cho Đại Việt nhằm mục đích sản xuất điện là chính.

Lò phả ừng ở Thăng Long có công suất ước tính khoảng 500 ngàn kWh tức là còn còi cọc hơn nhiều nhà máy thủy điện của VN thời hiện đại.

Nếu so với một lò phản ứng hạt nhân thông thường thời Ngô Huy Tuấn thế kỷ 21 thì đây là một dạng lò mini, còi cọc vô cùng.

Nhưng loại lò đó vẫn chưa đủ còi cọc để Đại Việt lúc này sử dụng hết công suất. Nói chung cái lò này chỉ dành cho tương lai của Đại Việt, lúc này công nghệ làm mát của Đại Việt bằng nước mềm chỉ đủ vận hành 5% của cái lò này và có công quất chỉ tương đương đập sông Cẩm. — QUẢNG CÁO —

Ngô Khảo Ký rút kinh nghiệm, lần này có Lâm với quyền hạn cao hơn cho nên Ký yêu cầu chế các lò phản ứng tầm 5000 mã lực đến 10.000 mã lực thuộc dạng rất nhỏ, rất an toàn và có thể bố trí dễ dàng hơn.

Mỗi lò như vậy đã có công suất tương đương ½ đập Sông Cẩm rồi, và Đại Việt hoàn toàn có thể sử dụng hiệu quả.

Bốn cái xác lò phản ứng của Zolzic tận dụng lại có thể chế tạo 6 lò nhỏ 10.000 mã lực tương đương Ngô Khảo Ký có trong tay thêm 3 cái đập sông Cẩm nhưng có thể bố trí dễ dàng hơn ở những khu vực không có khả năng xây nhà máy thuỷ điện.

Và ở Rohana chính là một lò phản ứng siêu bé như vậy được lắp đặt.

Những lò phản ứng thêm vào không có tạo ra bao nhiêu sức bật cho Đại Việt vì họ đã làm chủ công nghệ xây đập thuỷ điện. Riêng từ Thành Huế tới Bố Chính đã có đến 8 con đập mới còn mạnh mẽ hơn đập ở Sông Cẩm và an toàn hơn nhiều.

Nhưng các lò phản ứng mini mà Lâm giúp chế tạo có những lợi thế mà thuỷ điện không có được. Đó chính là có thể < cơ động> một phần để bố trí….

Chất thải phóng sạ cũng đã có những thùng chứa bằng chất liệu của người Zolzic, có thể bảo quản tại chỗ một thời gian dài sau đó tập trung về Thiệu Hưng để chôn vùi.

Về phần còn lại các vật liệu mà Ngô Khảo Ký mò được đa phần là các vật liệu đơn điệu mà người Zolzic dành cho các công việc như nhân loại dùng dựng khung công sự, xây dựng nhà xưởng, hay xây dựng đường hầm. Chúng không thể dùng cho việc chế tạo các máy móc phức tạp của người Zolzic. Nhưng Ngô Khảo Ký sau lần trước kết hợp chế tạo “ lò phản ứng Thăng Long “ với Ngô Na Ri thì đã khôn ra nhiều.

Đại Việt thiếu cái gì thì nên bổ xung thứ đó, chứ không phải lãng phí nguyên liệu Zolzic một cách vô tội vạ được. Ví như một cái động cơ, Đại Việt có những linh kiện khó khăn nào không thể dễ chế tạo thì mới dùng năng lực của Lâm và vật liệu Zolzic để xử lý. Không nên dùng vật liệu siêu cấp nhưng số lượng có hạn của người Zolzic để chế tạo hoàn chỉnh một cái động cơ, trong đó 80-90% là người Đại Việt có thể tự túc chế tạo. Đó là một sự lãng phí ngu ngốc.

Cho nên ngoài 2 cỗ máy đào móc mỏ, 1 cỗ máy sàng lọc quặng vốn là có sẵn chỉ sửa chữa lại thì các thứ “ phức tạp” mà Lâm giúp Ngô Khảo Ký chế tạo chỉ có; 6 lò phản ứng mini, sửa chữa ba bộ áp giáp sinh tồn cho công nhân khai thác mỏ. Tận dụng nguyên liệu Zolzic chế tạo 30 bộ quần áo lót của người Zolzic.

Vâng 37 bộ quần áo lót thông thường bằng vật liệu Zolzic này ít nhất là đao kiếm và đạn khoa xuyên thủng. Làm áo giáp mặc bên trong người rất thuận tiện. Tất nhiên chúng sẽ không rách còn việc giảm trấn động là không có cho nên vẫn chỉ là một hệ thống bảo hiểm tạo thêm an toàn chứ không phải tuyệt đối an toàn.

Chất liệu không đủ chỉ có 37 bộ được Ngô Khảo Ký dành cho vợ con, người thân cùng một số nhân vật quan trọng cao cấp của người triều đình. — QUẢNG CÁO —

Tiếp theo là 51 bộ giáp mũ phong cách chiến giáp Đại Việt mỏng tầm 1mm nhưng đừng mong xuyên thủng, nhẹ vô cùng chỉ tầm 15kg toàn thân. Đây là chiến giáp dành riêng cho các tướng quân phải xung trận … loại trang bị này thuộc về triều đình. Đương chức tướng quân chỉ huy quan trọng được sử dụng nhưng khi nghỉ hưu hoặc thôi chức vụ phải trả lại..

Cuối cùng đó là dây …. Rất nhiều dây điện….

Đại Việt dở nhất là việc không có công nghệ sơm cách điện hiệu quả cho dây đồng, các máy phát điện hỏng lên hỏng xuống.

Cho nên Ngô Khảo Ký cho Lâm sử dụng toàn bộ các vật liệu mà hắn thu được để chế tạo các loại dây dẫn điện có vỏ cách điện…. với nhiều đường kính khác nhau.

Ít hơn là các bản cực của lò hồ quang điện, đảm bảo phóng điện thoải mái không sợ bị nóng chảy hao mòn. Cuối cùng là các “chổi than” cổ góp máy phát điện cũng được thay thế bằng vật liệu Zolzic. Đảm bảo xoay tít mù cũng không mòn không cháy nổ.

Tức là 80-90 % các bộ phận khác đều do Đại Việt tự túc, chỉ có một số linh kiện Đại Việt khó làm tốt thì được Ngô Khảo Khí chế tạo sẵn.

Làm như vậy thật tiết kiệm nguyên liệu Zolzic mà hiệu quả vẫn rất rấ cao.

Tuy không có đột phá quái gì về mặt công nghệ chung của Đại Việt nhưng lại khiến công nghệ hoàn thiện hơn và tiết kiệm được rất rất nhiều chi phí nhân công bảo dưỡng bảo trì.



"Mười vạn năm trước, Kiếp Dân phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Vô Tận Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.

Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, cáo lão hồi hương, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, từ đấy quét ngang võ giới, lập nên bất hủ truyền kỳ."