Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 2: Lời dẫn + diễn giải (2)



Chắc chắn nếu trong bất kỳ cách gì, nó có thể chỉ ra những khả năng rằng lịch sử loài người và lịch sử thực sự của toàn Trái đất đã diễn ra theo một lối hoàn toàn khác so với những gì hiện đang được giả thiết hóa, và được dạy như thể đó là sự thật, vậy thì nó cũng không nên được điều tra sao? Không phải tất cả những con đường nên được suy xét rốt ráo tận cùng trước khi bị loại bỏ, cho đến khi toàn bộ sự thật thực sự được tìm thấy đúng không?

Không phải đó chính là khoa học nghiên cứu thật sự sao?

Vâng, đúng như vậy, nhưng vấn đề không may là khoa học hiện đại chứa một số lượng nhất định chính kiến và con người đơn giản ghét những lý thuyết của họ bị chứng minh là sai. Thực tế luôn là như vậy. Như lịch sử đã gợi lại cho chúng ta, nhà khoa học tuyệt vời Copernicus đã không liều lĩnh công khai lý thuyết về sự quay của hành tinh cho đến khi ông nằm trên giường chờ lâm tử và đó là ngày cuối đời của ông; và chỉ nhìn vào những gì xảy ra với Galileo. Ngay cả Newton, được ngưỡng mộ và tôn kính, chưa bao giờ công bố sự tham gia của mình trong Alchemy (thuật hóa kim) và công cuộc tìm kiếm các mã ẩn của sự sáng tạo mà ông tin là bị khóa bên trong những lời của Kinh thánh cho đến khi chết, với nỗi sợ bị xét xử tội dị giáo. Theo lề lối ấy, dường như mọi thứ chẳng thực sự thay đổi gì nhiều.

Nếu sự thật được biết đến, và tương phản hoàn toàn với quan điểm về lịch sử đang được chấp nhận được trình bày bởi giới học viện, nhất định có, khá nhiều là đằng khác, các dấu hiệu trên hành tinh cũng như trong hệ mặt trời của chúng ta gợi ra một quá trình diễn tiến khác hơn so với giả thuyết chính thống, và còn có nhiều dấu hiệu bí truyền có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, bằng chứng được để lại bởi tổ tiên của chúng ta rõ ràng cho thấy họ sở hữu kiến thức rộng lớn và cực kỳ chi tiết về các sự kiện về cách ứng xử và vận hành của hành tinh cũng như hệ mặt trời của chúng ta. Ngoài ra còn có bằng chứng họ dựa toàn bộ các nền văn hóa trên những sự kiện vũ trụ và tin rằng chúng là những khoảnh khắc có ý nghĩa lạ thường cho nhân loại và cho Trái Đất. Cũng có nhiều gợi ý cho phương pháp bị lãng quên từ lâu là giải mã những dấu hiệu trần gian và thiên thể, dưới đất và trên trời, nếu chúng ta tìm ra cách đọc và hiểu chúng.

Hiển nhiên tôi hiểu rằng hầu hết những người không đồng ý với các lý thuyết của Charles Darwin tự khắc sẽ được dán cho cái mác là ‘creationist’ (người tin vào thuyết tạo hóa) nhưng tôi quả quyết đây không phải là cái nghĩa đó trong trường hợp này.

Sau khi kiểm tra lướt qua, quả thực, những câu chuyện tạo hóa trong kinh thánh quá nhiều mâu thuẫn để có thể cho ra được một sự hợp lý. Ngoài ra, điều gây khó chịu từ những câu chuyện Kinh Thánh là chúng không phải thật sự là những câu chuyện nguyên thủy, nguyên gốc, original, như đã được công bố. Như đã được chứng minh đầy đủ trên thực tế, đó là một phiên bản được chỉnh sửa và vay mượn rất nhiều từ những ghi chép hoàn chỉnh hơn và ra đời sớm hơn.

Bằng cách so sánh, các ghi chép chính thống cũng như các lý thuyết về sự tiến hóa và lịch sử loài người được đưa ra bởi giới học viện, (và chúng được trình bày gần như là những sự thật đích thực) cũng đầy chấp vá và khúc mắc, thậm chí một số có vẻ khá huyền ảo.

Vấn đề thực sự với cả hai hệ thống lý thuyết này là chúng không hề có được đầy đủ các chi tiết và trong nhiều trường hợp, cả hai đối lập với các bằng chứng vững chắc đã được tìm ra.

Một cách xảo trá, một khi những bằng chứng như vậy được tìm thấy, nếu nó xuất hiện, bằng cách nào đó, chứng minh lịch sử của chúng ta khác với những gì đã được dạy; lặp tức sẽ bị bỏ qua, lờ đi, che dấu, bị ném vào tầng hầm tăm tối và bị khóa chặt, hay một cách nào đó, ‘bị thất lạc’ một cách bí ẩn. Trong quá khứ nhiều hành động phá hoại tài sản trí tuệ như vậy đã được thừa nhận trên danh nghĩa của nhiều tôn giáo khác nhau nhằm duy trì quyền lực tối cao. Những thứ như vậy có lẽ thường được thấy trong những tổ chức tôn giáo vì nền tảng của chúng rất yếu và luôn luôn cần củng cố, nhưng khi chúng ta tìm thấy những hành động như vậy cũng được biểu lộ trong giới khoa học nó trở nên tai hại và đáng lo ngại hơn. Trong môi trường học tập với thái độ như vậy chỉ gây ra những bất lợi trong quá trình theo đuổi kiến thức thực sự và cực kỳ phản khoa học. Bạn đã từng thấy bao nhiêu học giả thực sự đưa ra một giả thuyết khác về quá khứ của chúng ta, và nỗ lực một cách nghiêm túc để khám phá và tranh luận những chân lý đích thực, thường thì những nỗ lực liên tục của họ có bị cản trở, chế nhạo và tẩy chay hay không? Và không chỉ giới học viện hàn lâm, rất nhiều người khác cũng bị phỉ báng khủng khiếp thông qua các kênh pháp lý, xã hội và cả các phương tiện truyền thông nữa. Nó có vẻ thật đáng ngờ với bao nhiêu nỗ lực và khó khăn đã trải qua để bóp nghẹt thông tin của họ và duy trì những gì có vẻ như đang hiện diện, một huyền thoại khổng lồ đang được trình bày như thể là sự thật lịch sử.

Sự thật là hầu hết mỗi lục địa trên Trái Đất đều có thể công bố một số di tích kỳ lạ hoặc bất thường từ quá khứ mà không dễ dàng được giải thích bởi các nhà lý thuyết hay các nhà thần học. Nhiều học giả đã cố gắng để giải thích khác hay lẳng lặng gạt bỏ những bí ẩn như vậy nhưng có quá nhiều bằng chứng được tìm thấy và thậm chí là tiếp tục được khám phá mà không thể được giải thích khác đi.

Vậy tất cả những thứ này đến từ đâu? Chúng ta có cần phải biết? Liệu chúng chẳng là gì ngoài một bộ sưu tập “những đồ vật dị thường” thú vị và không thể giải thích được từ quá khứ mà chẳng quan trọng mấy đối với cuộc sống tương lai của chúng ta, hay chúng thực sự có ích đôi chút, thậm chí cực quan trọng mà chúng ta có thể học hỏi gì đó từ chúng?

Liệu có chăng một lý do thực sự khiến những người xưa đã đi đến một sự nỗ lực không thể tưởng tượng nổi để tạo ra những công trình chi tiết phức tạp chính xác tuyệt vời như vậy mà nay đã được phục hồi, hay để xây dựng các kết cấu đáng kinh ngạc như vậy? Lẽ nào có một số thông điệp ẩn chứa trong các cấu trúc của những nơi cổ đại mà chúng ta có thể bỏ lỡ? Nếu các cấu trúc cổ đại này thực sự được thiết kế như những đền thờ thì chắc rằng những người cổ đại đã chọn một con đường với thật nhiều khó khăn để xây dựng chúng và để đảm bảo chúng ta sẽ chú ý đến những công trình của họ. Hoặc có lẽ nào nhiều trong số những công trình đó tượng trưng cho một cái gì khác chứ không đơn thuần chỉ là đền thờ hay pháo đài?

Khi kiểm tra một số các công trình này, thật là phi thường, gần như không thể tưởng tượng nổi cổ nhân đã có thể tạo ra những tượng đài bằng đá vô cùng ấn tượng và các vật phẩm trạm trổ có chủ đích, bằng cách nào đó, chúng đang ở đó – và chúng ta không chỉ nói về một vài các vật phẩm riêng lẻ, mà là có hàng trăm những vật như vậy với tất cả các hình dạng, kích thước và kiểu dáng. Những lăng mộ cổ xưa, các đống đổ nát Sunken, Kim tự tháp lạ thường, các đồ tạo tác kỳ dị và lạ thường mang tính cơ khí hay khoa học, và thậm chí những thứ còn kỳ lạ hơn, tại hầu hết tất cả các quốc gia, xuyên suốt toàn cầu.

May mắn thay, những năm gần đây một số các nhà khoa học, toán học và khảo cổ học có tiếng tâm bắt đầu nhận thấy mọi thứ dường như không đơn giản như vậy đồng thời bắt đầu khám phá một số khả năng căn bản hơn về nguồn gốc của loài người mà các chứng cứ đã gợi ra. Vào thời gian này nhiều lĩnh vực mới cũng được mở ra trong cộng đồng khoa học. Chắc chắn một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất là nghiên cứu ‘Kì vật’ hay ‘Những hiện vật kì dị’ mặc dù thường thì nghiên cứu về những kì vật này có thể đưa ra nhiều nghi vấn hơn là trả lời.

Trước khi Nghiên cứu Kì Vật được công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu chính thống (dù còn bị chỉ trích nhiều), những đồ chế tác này thường bị xem là đồ cổ hay các vật kì dị thuộc khảo cổ học. Một cách tiếp cận “xa mặt cách lòng” luôn được chấp nhận về phía những đồ vật như vậy và chúng nhanh chóng bị che dấu, hay trong hành vi cực kì vô trách nhiệm, vứt xuống biển trước khi có người để ý, với ý niệm là đừng nên va chạm hay rung lắc ‘con thuyền khảo cổ học, nhân chủng học hay lịch sử’. Người ta đồn đại rằng nhiều hiện vật đã bị viện Smithsonian ném hết xuốn biển tại bờ biển nước Mỹ – sau tất thảy, ai muốn viết lại tất cả quyển sách lịch sử này chứ? Những kì vật này thường bị coi là ‘khó nhọc’ hoặc ‘tốn thời gian’ bởi chúng đưa ra bằng chứng cố định và trái ngược với lý thuyết chính thống, chính quy mà chúng ta đã được dạy, và chúng đặt ra quá nhiều câu hỏi cho những đầu óc hẹp hòi. Chúng cũng có thể là những câu hỏi chính thống lắm chứ. Tất cả những hiện vật này cuối cùng đặt câu hỏi về quá khứ của chúng ta vì chúng không thuộc về nơi mà chúng được tìm thấy và chắc chắn không khớp với những gì chúng ta “biết” là lịch sử loài người. Tuy vậy, chúng vẫn ở đây, ngay trước mắt các bạn. Ví dụ:

Làm thế nào nữ trang cổ xưa đưa ra bằng chứng về thuật mạ điện (electroplating)?

Làm thế nào một phiến đá và nút nhét tai từ thời Aztec đưa ra những dấu hiệu máy cắt tại thời điểm người ta cho là không có máy móc?

Làm thế nào có những bản đồ cổ chỉ rõ thật chính xác bờ biển Nam cực và các châu lục hàng trăm năm trước khi chúng được phát hiện ra?

Làm thế nào một cục than chứa sợi dây chuyền vàng tinh xảo bên trong?

Bằng cách nào có rất nhiều những dấu hiệu trên trái đất thể hiện cuộc chiến tranh nguyên tử hay hạt nhân? Làm thế nào các văn bản cổ phạn ngữ Ấn Độ chứa các trang căn cứ hướng dẫn bay phức tạp? Làm sao hóa thạch ‘người hiện đại’ có thể tồn tại? Làm thế nào người cổ đại có thể di chuyển các khối đá nặng 800 tấn?

Làm thế nào người Maya đã xây dựng được những pháo đài cự thạch không kẽ hở? Làm thế nào một hóa thạch 500.000 năm được bọc trong tinh hốc (geode) lại chứa một cái bu-gi bên trong? Làm thế nào có thể có một mã máy tính hoặc thuật toán mã hóa thành các đoạn văn bản của Kinh Thánh?

Và đó chỉ là một ít ví dụ. Thực ra còn hàng tá cái khác nữa.

Trong những cuộc điều tra tiếp theo đây về những câu đố bí ẩn và các hiện vật như vậy có nhiều tuyên bố tuyệt vời, và đôi khi hết sức kỳ quặc, được thực hiện bởi những người trong ngành sách báo trên toàn thế giới; thực tế là nhiều ấn phẩm đến mức nó thật sự trở nên khó phân biệt giữa sự thật và hư cấu. Lý thuyết đã được đặt ra liên quan đến các đoàn người nô lệ, các đội thợ thủ công đã dành toàn bộ cuộc sống của họ để hoàn thành một đối tượng nhỏ, các bậc thầy luyện đá, sự can thiệp người ngoài hành tinh, sinh linh ngoài không gian, Du khách thời gian, ‘Các vị thần’ từ hành tinh khác…

Tất cả được gợi ý như là những lời giải thích khả dĩ, và danh sách còn tiếp tục.

Tại điểm này bạn có thể thắc mắc: ‘Nhưng tại sao chúng ta cần phải quan tâm? Những điều nhặng xị này là gì chứ? Quá khứ cũng chỉ là quá khứ, không phải vậy sao?’

Vâng, thú vị đây, nhưng không phải lúc nào cũng vậy đâu, bởi quá khứ cũng có thể là một chỉ dẫn tốt cho tương lai và, (không bỏ qua thực tế rằng thật là thích thú khi biết được sự thật đích thực), có nhiều học giả tin rằng một số sự kiện xảy ra thường lệ trên Trái đất làm cho cả nhân loại và hành tinh chúng ta hết mực quan tâm. Nhiều người tin chúng chỉ là các sự kiện, trên thực tế, là một phần bình thường của cơ chế quay của hệ mặt trời chúng ta và rằng chúng xảy ra trong những chu kỳ quỹ đạo có thể dự đoán và có quy luật.

Cũng có bằng chứng thực tế ám chỉ loài người của Trái đất cổ đại sỡ hữu một số thông tin rất chi tiết liên quan đến các sự kiện này. Nhiều trong số họ dựa toàn bộ nền văn hóa, khoa học và tôn giáo của họ vào các thông tin này! Và cũng có nhiều dấu hiệu bí truyền khác: Các tài liệu tham khảo bí ẩn và các dấu viết của sách hay mã ẩn mà nhờ nó chúng ta có thể giải mã những bí ẩn của quá khứ và tương lai.

Tại giá trị bề mặt, nó dường như có ý nghĩa rằng những người cổ xưa rõ ràng coi sự hiểu biết cặn kẽ những sự kiện vũ trụ này là đáng để tâm và quan trọng hơn bất kỳ kiến thức tôn giáo, khoa học, hay bất cứ điều gì khác! Thực tế, họ xem các thông tin này là rất quan trọng, và họ dựa toàn bộ nền văn minh vào các thông tin này.

Câu hỏi là vì sao?

Tại sao có một mối bận tâm đặc biệt với thiên văn học và các cung hoàng đạo như vậy? Để làm gì? Loại thông tin nào họ có thể thu lượm được từ việc quan sát liện tục và chính xác bầu trời mà họ cho rằng chúng rất quan trọng để lý giải cho độ hoàn hảo tỉ mĩ được nhấn mạnh trong việc sắp xếp những kết cấu của họ? Làm thế quái nào mà họ đã thu được kiến thức cực kỳ tinh vi như vậy ngay từ bắt đầu? Từ ai hay từ đâu họ có thể thu lượm được những thông tin như vậy? Nhiều trong số những thông tin đó là những dữ liệu có lẽ cực kỳ hữu dụng cho chúng ta ngày nay, xong chúng ta chỉ mới học được một phần nhỏ của nó và chúng ta vẫn đang tìm kiếm thông qua những huyền thoại cổ xưa và khoa học hiện đại cố gắng hiểu một cách đầy đủ về tất cả những gì chúng ta đã có thể thu nhặt được.

Hầu hết mọi người nghĩ về cung hoàng đạo như là cái tên cho các mô hình thú vị trên bầu trời hay là một mẫu chuyện họ đọc trên các tờ báo nhưng hoàng đạo thực ra là một cơ chế vũ trụ phức tạp một cách đáng kinh ngạc. Cần hiểu rõ rằng chỉ những kiến thức cổ xưa về sự tồn tại của nó cũng là đáng kinh ngạc bởi thậm chí một kiến thức cơ bản của hiện tượng tuế sai hoàng đạo (precession of the equinox) cũng đòi hỏi một số kiến thức khoa học chuyên môn để biết cách nắm bắt được. Nó không xảy ra với những ai chỉ quan sát các vì sao, thậm chí nếu họ bỏ ra cả cuộc đời để làm chuyện đó, xong chúng ta có được những kiến thức về tuế sai và chu kỳ của hoàng đạo từ những người cổ xưa, chứ không phải thông qua phát hiện của riêng chúng ta.

Thậm chí lúc người ta vẫn còn tin Trái Đất phẳng, cổ nhân đã có kiến thức về cung hoàng đạo và tuế sai của các phân điểm. Tuế sai là hiện tượng trục của Trái Đất lắc lư khi nó chuyển động quanh Mặt Trời, làm sao có thể như vậy được?

Sự thật này tự nó đưa ra bằng chứng chắc nịch rằng lịch sử của chúng ta có thể không thực sự là những gì nó có vẻ vậy. Và nếu lịch sử của chúng ta là khác về bản chất so với những điều chúng ta đã biết – và có thể thực sự nắm giữ các thông tin quan trọng đối với tương lai của chúng ta như bằng chứng đã ngầm gợi ý, vậy tại sao những thông tin chân thực này bị giấu nhẹm trước công chúng?

Đây là một trong những ý định của quyển sách: kiểm tra những vấn đề này và ý nghĩa cấp bách mà nó nắm giữa cho tất cả chúng ta. Nhưng phải cảnh báo rằng đối với những câu trả lời đúng cho những câu hỏi này, chúng ta cần chuẩn bị tiêu hóa một lượng lớn dữ liệu và nhìn ra ngoài khuôn khổ học thuật có trật tự mà chúng ta đã bị nhồi nhét về lịch sử của mình.

Chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để nhìn nhận khách quan về bất kỳ hệ thống niềm tin tôn giáo đang thịnh hành nào mà chúng ta có thể tin và cố kiểm tra tất cả bằng chứng với một tâm trí cởi mở trước khi tin một cách mù quáng vào bất kỳ học thuyết nào.

Xin hãy hiểu rằng mong muốn của tôi không phải là tấn công bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào trong suốt quyển sách này, cũng không phải gạt bỏ niềm tin tôn giáo của bất kì ai, ý định duy nhất của tôi là việc phơi bày các sự kiện và thẩm tra những ngụ ý được đưa ra thông qua sự đồng hóa hợp lý của các bằng chứng. Dành cho những ai có có niềm tin tôn giáo, đặc biệt là các tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi đề nghị trước khi gạt bỏ bất kì bằng chứng nào một cách tự động, hãy nhớ rằng Jesus đã nói: “Sự Thật sẽ giải phóng ngươi!”