Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 1: Lời dẫn + diễn giải (1)



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Âm mưu & Bí ẩn

“Để thấy được tương lai ta cần nhìn về quá khứ.” – Trích Sách Tiên Tri Isaia

Khởi nguyên, của cả Trái Đất lẫn loài người, là hoàn toàn bí ẩn.

chapter content



Những lý thuyết liên quan đến sự khởi đầu của chúng ta được trình bày bởi các viện sĩ, những người nói về thuyết tiến hóa; và bởi những nhà thần học, những người cho rằng sự khởi tạo mang đầy tính đối lập và không nhất quán. Thực tế, lịch sử thật sự của loài người và hành tinh chúng ta vẫn còn là một thách đố khổng lồ. Dường như tất cả bằng chứng về nhân chủng học, khảo cổ và thậm chí di truyền học chứng tỏ rằng loài người đơn giản không thuộc về nơi này.

Câu hỏi được đặt ra bởi học giả Zecharia Sitchin theo cách này: “Nếu sự sống quả thực bắt đầu thông qua một loạt các sự kiện hóa học ngẫu nhiên và tự phát như sự tiến hóa và khoa học đã phỏng đoán từ trước đến nay vậy thì tại sao sự sống trên Trái Đất lại phát xuất từ một nguồn duy nhất mà không phải từ vô số nguồn khác nhau đến một cách tình cờ? Và quan trọng nhất tại sao sự sống trên Trái Đất chứa quá ít các nguyên tố hóa học có thể tìm thấy khắp Trái Đất song lại quá nhiều các nguyên tố thuộc vũ trụ và rất hiếm trên hành tinh của chúng ta? Có khả năng nào hạt mầm sự sống không thực sự tiến hóa trên Trái Đất mà thực tế đã đến đây từ một nơi nào khác?”

Bằng một vài cách, chúng ta đã thu được một số hiểu biết về những giai đoạn rất sớm của Hệ mặt trời và hành tinh của chúng ta. Làm thế nào nó ban đầu được hình thành từ các chất khí, các nguyên tố và chất nguyên sơ (primordial) vũ trụ, dần dần nguội thành quả cầu rắn và bằng cách nào sau đó các nguyên tố phản ứng và kết hợp cho đến khi bằng cách nào đó cuối cùng, tia lửa của sự sống được sinh ra; nhưng từ sau đó, nó trở nên mơ hồ. Chấp nhận sự tiến hóa, các học giả đã dạy chúng ta rằng tất cả sự sống trên trái đất ban đầu sinh ra từ biển, dần dà lên cạn và tiến hóa chậm chạm hình thành những loài mới, và cuối cùng các loài chim, loài thú và tất cả sự sống khác. Chúng ta được dạy/bảo rằng trong thời cổ đại, trước buổi bình minh của loài người, có những con thú kích thước khổng lồ thời tiền sử kì lạ đã thống trị trái đất, loài bò sát máu lạnh to lớn, chúng ta gọi là Khủng long, có nghĩa là: “Thằn lằn/rồng khủng khiếp.” Người ta tin rằng chúng xuất hiện lần đầu tiên cách nay khoảng 193 triệu năm và đã thống trị địa cầu cho đến khi hầu hết bị quét sạch cách đây 65 triệu năm trong sự va chạm làm đảo lộn của một thiên thạch hay một mảnh sao chổi trong vùng lân cận Vịnh Mexico. Sự kiện này đã gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt nhiều loài bởi sự bao phủ toàn cầu của những đám mây bụi và các mảnh vỡ, chúng đã nhấn chìm trái đất trong một mùa đông hạt nhân và một kỷ băng hà tàn khốc. Nhưng một cách diệu kỳ nào đó, những túi nhỏ các sinh vật tiền sử đã chịu đựng sự tàn phá của cái lạnh, sống sót qua Kỷ băng hà và tiếp tục tiến hoá. Sau đó có một giai đoạn bí ẩn (vùng xám) mà trong suốt giai đoạn đó giống người đầu tiên đã tiến hoá lên từ những khỉ không đuôi (apes) và bắt đầu cuộc sống trong hang động cách đây khoảng 2 đến 3 triệu năm. Suốt thời gian đó, loài người nguyên thủy được cho là tiến hoá từ các loài linh trưởng rồi thành Vượn người phương Nam (Australopithecus), Người khéo léo (Homo-Habilis), Người đứng thẳng (Homo-Erectus), sau đó là người Neanderthal đã tuyệt chủng và bị thay thế bởi loài người Cro-Magnon, một loài rất giống với loài người hiện đại mà dường như bắt nguồn từ hư không.

Rốt cuộc loài người Cro-Magnon được thay thế khi những chủng loại đầu tiên của người Homo-Sapiens được sinh ra khoảng 250.000 năm trước. Homo- Sapiens – Sapiens hay người hiện đại được cho là xuất hiện lần đầu khoảng 40.000 năm trước, tại thời điểm không còn bị coi là là “xám” nữa và chúng ta được dạy rằng lịch sử loài người sau đó trở thành một vấn đề tương đối minh bạch. Theo thời gian, con người không còn ở trong hang động, học để trở thành những người săn bắt và hái lượm, hình thành các làng để sinh sống trong những cộng đồng có tổ chức và từ từ tiến triển đến nền văn minh khoảng 6.000 năm trước, cuối cùng học đi tàu và đi lại, và rốt cuộc lên đến đỉnh điểm trong nền văn minh hiện đại của chúng ta và trình độ tiên tiến của công nghệ.

Do đó, chúng ta đang sống tại đỉnh cao thành tựu công nghệ của loài người trong thế kỷ 21. Dường như trong lịch sử loài người chưa bao giờ tồn tại loài người có đôi bàn tay tuyệt vời đến như vậy từ đó chúng ta sáng tạo cho bản thân mình trong 150 năm ngắn ngủi kể từ cuộc cách mạng công nghiệp những năm 1800 – người ta nói vậy.

Tất cả những nghiên cứu khoa học về quá khứ cho đến thời điểm này được thiết kế để phù hợp với một mô hình có trật tự. Bởi những hạn chế này, và thậm chí với tất cả những tiến bộ đáng kể trong công nghệ chúng ta tạo ra trong 150 năm, chúng ta đạt được những bước tiến rất nhỏ trong việc giải các câu đố được phơi ra bằng quá khứ của trái đất.

Thực tế là lịch sử xa xôi của chúng ta vẫn còn là một bí ẩn to lớn. Chúng ta chỉ biết những cái chúng ta làm từ các mảnh của rất nhiều dấu vết bí ẩn và khó hiểu được phục hồi từ khắp nơi trên thế giới cho đến nay, nhưng hiểu biết thật sự của chúng ta về lịch sử cổ xưa vẫn khó hiểu, không rõ hay bị phân mảnh.

Tất cả những gì chúng ta có là các lý thuyết và các huyền thoại được tạo ra khác nhau. Cần được hiểu rõ rằng trong trường hợp khảo cổ học và thậm chí là trong tiến hóa, các lý thuyết không gì hơn là ý tưởng và khả năng; một người đưa ra những gì họ thấy như thể là một kịch bản dựa trên thông tin khác nhau hay những mẫu vật họ thu thập và nghiên cứu riêng lẻ. Một giả thiết hoặc khả năng dựa trên bằng chứng sẵn có. Những lý thuyết này sau đó được đưa tới cộng đồng học thuật cho những người cùng địa vị đánh giá và khi bằng chứng đó dẫn đến kết luận đã được kiểm tra, đánh giá, phê bình và đánh giá lại, phê bình lại và rồi ý tưởng đó dường như được chấp thuận bởi tất cả các phía, một giả thiết tổng thể của sự thật được sinh ra. “Sự thật” này sau đó có thể được dùng làm nền tảng, hay là nguyên tắc, cho những nghiên cứu sâu hơn; có nghĩa là, cho đến khi một ai đó theo đuổi và phản bác nó bằng cách khám phá và chứng minh một “sự thật” mới. Đó là cách đánh giá ngang hàng hoạt động.

Ví dụ: lý thuyết bao gồm toàn bộ lịch sử của tổ tiên loài người đã được trình bày tại trang 10 được phỏng đoán từ các nhà khoa học nghiên cứu một bộ sưu tập gần 200 mảnh xương, đó là toàn bộ số lượng đã được khai quật và phục hồi khắp thế giới tại thời điểm đó. Và lý thuyết này chưa bao giờ phải chịu bất kỳ một sửa đổi lớn hay những thách thức học thuật.

Toàn bộ lý thuyết chỉ dựa trên giả định rằng Darwin đúng.

Nhưng nếu giả thiết cơ bản này, đã được sử dụng làm nguyên tắc trong nhiều trường hợp, ngay từ đầu nó đã sai lầm thì sao? Nếu sự việc chẳng diễn ra theo cách như vậy thì sao? Nếu lịch sử của chúng ta không thực sự diễn tiến như những gì đã được tin tưởng cho đến nay thì sao?