Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 97: Chỉ Biết Tiến Lên



Thăng Long!

Hai chữ này có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử Việt Nam, ở thời kỳ Lê Trung Hưng này , lại càng như vậy. Nhân khẩu đông đúc, kết câu tinh mỹ. Dân cư trong nội thành ngoại trừ cư dân, hoàng tộc, quan lại quyền quý, binh sĩ, nô bộc tạp dịch, phật đạo tăng ni, dân tộc thiểu số ra thì tổng số thương nhân ngoại quốc, sứ giả, du học sinh, du học tăng không dưới ba vạn người.

Lúc ấy có hơn hàng trăm khu vực, quốc gia đến Thăng Long giao dịch. Khoa học kỹ thuật, văn hóa, chế độ chính trị, ẩm thực, tục lệ… của Đại Việt đều là từ Thăng Long truyền bá đến các nơi trên thế giới. Mặt khác, văn hóa phương tây thông qua hấp thụ của thành Thăng Long, sau khi sáng tạo, cải biến lại được truyền đến các quốc gia và khu vực xung quanh như Lan Xang, Miến Điện, Phù Nam,. Lúc đó Tuy không bằng được các vùng rộng lớn của Trung Quốc nhưng Thăng Long vẫn là nơi tập trung buôn bán, trao đổi văn hóa của phương đông với phương tây, cũng là thành phố lớn. được nhắc đến rất nhiều trong các tùy bút và ghi chép của các giáo sỹ phương tây.

Hôm nay là ngày nghỉ ngơi hiếm có của Trịnh Cán,s người quyền uy nhất Đai Việt, Điện Đô Vương, Đô nguyên soái tổng quốc chính, Hôm nay hắn cũng không ở trong cung, mà sau khi đến vấn an mẫu hậu, Đặng Thị Huệ, hắn đã cùng một tốp thị vệ thái giám cải trang, dự định đi tham quan Kinh thành Thăng Long đồ sộ,

Trịnh Cán thích thú đi trên những con đường phồn hoa của Thăng Long, ngắm nghía cảnh trí xung quanh. Đây có lẽ là lần đầu tiên hắn nghiêm túc quan sát phong thái của Đại Việt thời phong kiến, vừa xem xét vừa so sánh với hậu thế, chỗ này thời đại của hắn xây cao ốc, chỗ kia là trung tâm thương mại, nhìn mọi người đi lại trên đường phố, âm thầm cảm khái, không hổ là kinh đô của Đại Việt kiến tạo hàng trăm năm, nếu không phải tên bị Lê Chiêu Thông đốt một phần, Nguyễn Ánh dỡ ra để xây kinh đô Phú Xuân một phần (1) thì ít nhất hậu thế còn được ngắm nhìn rất nhiều kỳ quan chứ không chỉ có một đoạn cổng thành như hậu thế.

Đường đi trong thành n đều được xếp đặt theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, vuông góc với nhau, thẳng tắp cân đối, thoải mái rộng rãi. những con đường này cắt vòng ngoài của thành Thăng Long thành 36 phường hình chữ nhật và hai chợ, mỗi chợ chiếm cứ hai phường.

Hai bên đường đi khắp thành đều có rãnh mương thoát nước, cũng trồng cây xanh râm mát, bộ mặt thành phố vô cùng đồ sộ. Trong thành còn có bốn kênh rãnh cung cấp nước dùng cho sinh hoạt và môi trường. Ở hậu thế hắn đã đọc rất nhiều ghi chép của người nước ngoài về nơi này, ví dụ như William Dampier, một trong những nhà du hành vĩ đại nhất của thời đại đã đi vòng quanh thế giới 3 lần, trong "Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688" kể lại: "Kẻ Chợ có chừng 20.000 nóc nhà, những ngôi nhà này thường thấp, vách trát vữa và lợp tranh. Tuy nhiên cũng có một số nhà xây gạch và lợp ngói. Phần lớn nhà đều có một cái sân hoặc khu sau nhà...". G.Caneri năm 1695 ghi nhận: "Kinh đô vua Đàng Ngoài ở gọi là Kẻ Chợ. Nhà cửa ở thành phố thường thấp, chủ yếu dựng bằng tre, thứ cây mọc đầy ở nông thôn. Có 3 đường phố dài 3 dặm và có nhiều chợ đẹp. Trang phục của người ta mặc ở xứ này là một chiếc áo dài khoác bên ngoài. Chiếc khăn chít trên đầu màu đen, cao và tròn nhưng khăn của binh lính và nông dân thì rủ một chút xuống bên vai. Đàn bà cũng mặc áo dài kiểu ấy nhưng buông rủ xuống tận chân. Tóc để xõa tự nhiên. Họ khá đẹp tuy nước da có hơi rám nắng...". Trong khi đó, với "Tập du ký mới và kỳ thú về Vương quốc Đàng Ngoài" xuất bản tại Paris lần đầu tiên năm 1681, Jean-Baptiste Tavernier đã phác họa những nét chấm phá về xã hội Đàng Ngoài, mà phần lớn liên quan đến toàn bộ đời sống của Thăng Long, địa bàn buôn bán và cư trú quan trọng của người phương Tây khi đến vùng đất của vua Lê, chúa Trịnh. Qua đó chúng ta biết thêm những chi tiết về đời sống vật chất và tinh thần của người dân Thăng Long xưa rất gần gũi với ngày nay như tục ăn yến sào, cách muối trứng bằng tro và ăn trứng muối, cách phân biệt các loại trà tốt xấu qua màu nước, cách chữa bệnh dân gian bằng đánh gió, xông nước lá, dùng màn để tránh muỗi... Bên cạnh đó là những bộ môn nghệ thuật giải trí như chèo, tuồng, sự hiện diện của các dòng phái tư tưởng, tôn giáo của Nho, Phật, hay tín ngưỡng thờ thần linh và tục bói chân gà... bây giờ có dịp đi lại ở chính thời đại này, hắn lần lượt mang những điều đã đọc được trong sách ra ấn chứng, xem đúng hay sai,

Đám thị vệ theo hầu hôm nay bỗng cảm thấy kỳ lạ, vị vượng thượng, trẻ tuổi uy nghiệm mọi khi, hôm nay mới thực sự giống một đứa trẻ, người không ngùng chạy qua lại giữa các quầy hàng, hỏi dủ mọi thứ, từ hình xăm trên vai một anh ngư dân, cho đến hàm răng đen của một bà bán trứng, thỉnh thoảng lại còn lúi húi ghi chép, tên thái giám gần Trịnh Cán nhất đã tay xách nách mang đủ thứ lỉnh kỉnh mà Trịnh Cán trong lúc hứng thứ mua về.

Lúc này Trịnh Cán đang đứng ở một khu chợ. Hắn, chậm rãi bước đi trên con đường, trên trán toát mồ hôi lạnh, nhưng trong lòng không ngừng hưng phấn. hắn đã nhìn thấy nơi mà sau này xây Tràng Tiền plaza nhưng hiện giờ chỉ là một bãi đất trống không hơn không kém, được người dân dùng làm chợ buôn ngựa, nơi mà sau này xây nhà hát lớn lại là phủ đệ của một vị quan viên nào đó trong kinh thành, hắn còn thú vị phát hiện ra nơi mà sau này xây quảng trường giờ là một rừng trúc, sân sau của hoằng Tín Hầu Trịnh Kinh chú của hắn.

Hắn lau mồ hôi trên trán, không ngừng giương đôi mắt háo hức nhìn ngang nhìn dọc.

Bên cạnh vừa vặn có một quán rượu to lớn, mùi rượu thịt từ trong tửu lâu truyền ra ngào ngạt, tiếng dao đầu bếp, tiếng quát, tiếng thực khách gọi món….ồn ào vang lên. hía trên quán rượu có treo một tấm biển hiệu màu vàng rực rỡ, trên tấm biển có khắc chữ “Minh Nguyệt Lầu”, hắn giục đám hộ vệ tiến tới.

Bên trong tiệm buôn bán tương đối náo nhiệt, cửa tiệm chia thành bốn tầng. Tầng một dành cho người buôn bán nhỏ, thương nhân vân du bốn phương nghỉ lại, tầng hai là nơi cho võ phu tiểu giáo kết giao bạn bè, tầng ba dành cho văn sĩ tiếp khách bàn luận, tầng bốn là phòng riêng, toàn bộ quán rượu phân chia ngay ngắn trật tự. Nhìn thấy trang phục của Trịnh Cán, và đội hình phía sau hắn tiểu nhị quán rượu định đưa hắn lên tầng bốn, nhưng Trịnh Cán lại lắc đầu cự tuyệt, tìm một chỗ trống ở tầng một ngồi xuống.

Mặc dù tầng hai và tầng ba rất yên tĩnh, nhưng hắn lại không thích. Ở tầng một có thể nghe được đại sự thiên hạ, chuyện lạ các nơi từ miệng đủ loại người, đối với Trịnh Cán mà nói còn thú vị hơn. Hắn ngoắc tay bảo bọn thủ hạ cũng ngồi xuống ở bàn bên cạnh, kêu tiểu nhị làm mấy món ăn, Tiểu Thuận Tử ngồi cạnh hắn vừa ăn vừa nghe thiên hạ nói chuyện. Một tên có vẻ từ Triều Tiên đến nói lớn

- Mặc dù Đại Việt ta thật sự phú cường, chính trị cũng thật sự thanh minh, nhất là từ sau khi Trịnh Vương lên ngôi báu, chính lệnh càng thêm cởi mở. nhưng thế gia cấu kết với quan phủ, hung hăng ngang ngược cũng là sự thật. Khi ở Thái Nguyên ta đã gặp phải một chuyện khiến cho người ta oán giận. Triệu Sùng Tiết là một thương nhân buôn lụa lớn đến từ Đại Thanh chỉ vì đắc tội một thế gia buôn bán ở đó mà bị âm thầm gài bẫy cuối cùng bị giết chết thật sự đáng hận.

Đại Việt cho phép người dân bàn chuyện đại sự,miễn là không phạm thượng, Cho nên thương nhân cũng không sợ, nói ra mà lòng đầy căm phẫn, người trong tiệm nghe xong cũng cảm thấy bất công cho bốn người kia.

Đại Việt phồn hoa, nhưng bất cứ triều đại nào cũng không tránh được có tham quan nịnh thần tồn tại, có một số việc, Trịnh Cán hắn ở trên cao, có muốn quản cũng không quản được.

Bỗng nhiên lại có một thanh niên ngồi im lìm trong góc lên tiếng, “

- Đó chỉ là số ít, các ngươi nói xem, Trịnh Điện hạ từ khi lên ngôi, đánh đông dẹp bắc, khai mở tân pháp quả thần làm cho quốc gia lớn mạnh, ta tin rằng một vài chuyện đó nhất định người sẽ xử lý



Một thương nhân khác lại lên tiếng:

- Xử lý được hay sao, Thế gia câu kết với quan phủ đâu đâu cũng có, muốn xử lý trừ khi chém hết sĩ tộc đi thì còn được, nếu hắn làm quá sĩ tộc mà nổi loạn, sợ rằng vương vị của hắn cũng không ngồi vững được.

Một tên thị vệ thấy có kẻ dám to gan xúc phạm Trịnh Cán liền chuẩn bị đứng dậy, nhưng Trịnh Cán đã ra hiệu cho hắn ngồi xuống.

Chỉ thấy thanh niên kia lại nói tiếp:

- ngươi biết một mà không biết hai, Điện Đô vương mở ra khoa thi quốc gia, hay khai mở cửa khẩu, cho phép thông thương toàn diện làm gì chẳng lẽ ngươi không biết hay sao

Không thấy ai nói gì, người thanh niên kia lại uống một ngụm rượu rồi nói tiếp:

- Đây là vương thượng muốn tạo nên một đoàn thể có thể đối kháng lại sĩ tộc,

Trịnh Cán gật đầu, tên thanh niên này không hiểu tên họ là gì mà lại có thể hiểu biết sâu xa như vậy, thực là một nhân tài, hắn không ra hiệu trung với triều đình thực có điều thiếu sót, Trịnh Cán nhân không ra thanh niên này là ai, nhưng không có nghĩa là bọn thị vệ thái giám không nhận ra, một tên ghé sát tai Trịnh Cán nói nhỏ:

- Hồi bẩm Vương Thượng, đây là Đinh Thì Trung

Trịnh Cán còn chưa suy nghĩ kịp:

- Ngươi nói Đinh Thì Trung nào

- Thưa vương thượng là học trò của Lê đại nhân ạ

Trịnh Cán lúc này mới vỡ lẽ thì ra đây là một trong tứ hổ, nhưng vừa mới nghĩ đến đây thì Trịnh Cán lại nhíu mày, Tại Sao hắn lại ở kinh thành (2). Trịnh Cán sai người lấy một phòng ở tầng 4 rồi nói

- Mời hắn lại đây, nói ta muốn mời hắn rượu

Một tên thị vệ tiến lại chỗ Đinh Thì Trung, hắn quay qua nhìn Trịnh Cán rồi chậm rãi bước đến, hắn mỉn cười , đặt chén rượu xuống nói:

- Công tử mời thảo dân uống rượu thật sao,

Trịnh Cán cười ha hả:

- Đương nhiên vừa rồi nghe cao luận của huynh thật giống những gì gia phụ hay nói cho nên, ta cũng như thay gia phụ mời rượu tri kỷ một phen, huynh đài, mười ngồi



Một tên thị vệ rót đầy cho Đinh Thì Trung

Trịnh Cán cười nói

- huynh yên tâm, Ta cũng không có ý đồ gì khác, chỉ là muốn tâm sự với huynhi!

nhưng Đinh Thì Trung lại cười lớn, đưa cốc rượu lên uống cạn rồi nói:

- Cổ nhân dạy rằng Nếu không có lòng toan tính, đi trò chuyện với một người xa lạ làm gì? Cho dù không muốn chiếm tiện nghi, cũng là muốn moi ra mấy thứ gì đó từ trong miệng ta. Nhưng ta không ngại,

Trịnh Cán cũng không ngại, hắn thật sự muốn nói chuyện phiếm với Đinh Thì Trung. Hai người bọn họ nói đủ thứ chuyện. Từ thiên văn địa lý, cho tới văn thao vũ lược, việc lạ từng thấy, Đinh Thì Trung nói chuyện rất mạch lạc rõ ràng, kiến thức rộng rãi, học thức thâm sâu, làm cho người ta thán phục. Trịnh Cán cũng không chịu yếu thế, chuyện chưa nhìn thấy, chẳng lẽ chưa từng nghe nói hay sao? Kinh nghiệm 1000 năm cũng không phải uổng phí, bất luận người thanh niên nói cái gì, Trịnh Cán đều có thể đáp lại, hơn nữa thường thốt ra ngữ điệu kinh người, khiến cho Đinh Thì Trung trợn mắt há hốc mồm, âm thầm sợ hãi, thán phục. Đinh Thì Trung nói đến thơ văn Trịnh Cán liền mặt dày mang trước tác của các bậc cổ nhân ra nhận làm của mình. Khiến Đinh Thì Trung thán phục không thôi,

Trịnh Cán lại hỏi:

- Đinh huynh học nhiều hiểu rộng thiên hạ đại thế, có thịnh có suy, Liệu Giang sơn Đại Việt có được thiên thu trường trị

Đinh Thì Trung giật mình, thật đúng là không biết trả lời thế nào. Mặc dù Đại Việt không cấm dân chúng tâm tình quốc sự. Nhưng nếu nói Đại Việt tất vong, vương triều tất diệt thì chẳng khác nào chán sống rồi

Trịnh Cán lại cười, :

- Ở đây chỉ có ta và huynh có gì cứ nói

Đinh Thì Trung suy nghĩ hồi lâu rồi bất ngờ quỳ xuống nói,

- Điện hạ hiện giờ anh minh thần võ, chỉ cần có ngài, vương triều Đại Việt ta chỉ biết tiến lên, không bao giờ thối lui.

Trịnh Cán cười nói-

- Ngươi nhận ra quả nhân ư?

……….

(1)Trong lịch sử thực sự Vào tháng Chạp năm Bính Ngọ (1787), sau khi được Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân giúp đánh bại lực lượng ủng hộ chúa Trịnh, đuổi vị chúa cuối cùng của họ Trịnh là Trịnh Bồng khỏi Thăng Long, vì căm giận họ Trịnh đè nén vua Lê mấy trăm năm, lại sợ Trịnh Bồng có thể trở lại nên Lê Chiêu Thống đã sai người phóng lửa đốt phủ Chúa. Thế là bao lâu đài cung khuyết lộng lẫy nguy nga chìm trong biển lửa, khói bốc ngút trời, hơn mười ngày sau vẫn chưa cháy hết, tất cả cuối cùng chỉ còn là một đống tro tàn. Sự kiện này xảy ra vào ngày 8 tháng Chạp, sách “Hoàng Lê nhất thống chí” viết: “Sớm hôm sau, Hoàng thượng mới biết là Án Đô vương đã trốn đi lúc ban đêm tức thì ngầm sai người phóng hoả đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt”. Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ "Long" là rồng bị chuyển thành chữ "Long" nghĩa là thịnh vượng ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỷ XVIII cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành

(2) Đinh Thì Trung có khi được ghi vắn tắt là Đinh Trung, là một danh sĩ thời Hậu Lê. Sinh thời, ông nổi tiếng là thần đồng, danh tiếng bậc nhất thời bấy giờ. Tuy nhiên bị khép vào án thi cử khoa thi Ất Mùi 1775 đời vua Lê Hiến Tông, ông bị đày và sau đó chết trẻ.