Tiểu Thư Hầu Phủ

Chương 64: Thân phận thật sự của lâm khê



Thấy cái nhìn chằm chằm vào mình của tiểu cô cô và tiêu cô phụ, Vương Hử không chần chừ mà vứt hết tiết tháo của mình đi, chẳng nói chẳng rằng, bóp mũi rồi uống một hơi cạn bát sữa dê.

Sau đó cậu lại cầm bát nước lọc lên uống hết già nửa mới át được mùi ghê của sữa dê ở trong miệng.

Vậy tại sao lại nói vứt hết tiết tháo đi?

Thì bởi vì Vương Hử phát hiện ra trước mặt tiểu cô cô của mình, mình chẳng còn tiết tháo gì để mà nhắc đến cả.

Từ tối qua đến sáng nay, Vương Hử quả thật đã phải vận động rất nhiều. Vương Tự Bảo sợ cậu bé sẽ đói bụng khi đi học, bèn bảo Cẩm Châu cầm theo một hồ lô sữa dê và thêm nhiều điểm tâm đi.

Khi ngồi trên xe ngựa, Vương Hử nhìn hộp gấm đựng điểm tâm mà Cẩm Châu để xuống, khóe miệng bất giác giật giật.
Cậu thầm nghĩ: Tiểu cô cô, sao cô cô bảo chỗ mình không có điểm tâm? Thế đây là cái gì?

Hàng ngày đi học, Vương Tự Bảo và Lâm Khê đều ngồi chung một chiếc xe ngựa.

Vì đi từ Hầu phủ đến thư viện mất gần nửa giờ, cho nên quãng thời gian ở trên đường đều là lúc Vương Tự Bảo ngủ bù.

Có lúc Lâm Khê cũng ngủ cùng cô, có lúc lại ngồi nghiên cứu, phân tích thông tin mà thuộc hạ đưa tới và phê duyệt công văn.

Hôm nay Vương Tự Bảo không ngủ mà cùng nghiên cứu thông tin với Lâm Khê.

"Vùng Phủ Điền gặp lũ lụt, phải chăng huynh nên phái người đến đó một chuyến?" Vương Tự Bảo cầm tờ giấy, chỉ vào một hàng và hỏi Lâm Khê.

Lâm Khê gật đầu đáp: "Ừ, lát ta sẽ sai người đi sắp xếp."

"Huynh còn đủ bạc huấn luyện không, có cần ta đưa cho một ít không?" Vương Tự Bảo lại hỏi.
"Không cần đâu, ta vẫn còn nhiều bạc lắm, với cả qua thời gian này, mấy người đó cũng sẽ bắt đầu kiếm được tiền rồi." Phải nói là tiền trong tay cậu giờ cũng rất ít. Hồi trước cậu còn thấy tiền lãi cửa hàng mà phụ thân để lại có tiêu nhiều bao nhiêu cũng không hết, bây giờ nghe Vương Tự Bảo nói vậy thì số đó cũng chỉ là chút tiền mà thôi.

Cũng may là Vương Tự Bảo khá có đầu óc kinh doanh, giúp Lâm Khê kiếm được rất nhiều tiền.

"Vậy huynh lấy tiền mà ta đang có, mua giúp ta ngọn núi ở vùng Đông Bắc Bộ của nước Thiều nhé?"

"Mua núi? Chỗ đấy phần lớn đều là núi hoang, mua rồi sẽ kiếm được tiền sao?"

"Ừ, chỉ cần cải tạo lại thì sẽ ổn cả thôi. Với lại, nếu sau này không cải tạo được thì sẽ thành căn cứ của chúng ta." Hồi còn ở thời hiện đại, Vương Tự Bảo sống ở phương Bắc, cũng đã đi qua vùng nông thôn ở đó. Mặc dù cô không thể làm ruộng, nhưng đã tận mắt nhìn thấy người ở đó làm giàu thế nào. Bởi vậy nên cô cũng muốn thử xem sao.
Huống hồ vì thân phận của Lâm Khê có chút rắc rối nên sau này cũng phải tìm đất phong, nghỉ ngơi lấy sức rồi âm thầm phát triển thế lực của mình.

So với chỗ đất phong màu mỡ kia, đất ở khu vực Đông Bắc khá hoang vu, cho nên sẽ chẳng có người đến đó. Tất nhiên nơi đây cũng không khiến người ta quá chú ý đến.

Đại lục Hồng Vũ không chỉ có riêng một quốc gia là Ung Quốc. Những năm đầu của triều đại trước, vì một lần cung biến mà cuối cùng cả quốc gia bị chia năm xẻ bảy.

Lại thêm có những nước nhỏ ngay từ đầu đã muốn mở rộng lãnh thổ, nên dần dần đã hình thành năm quốc gia hiện tại gồm Ung Quốc, Định Quốc, Thiều Quốc, Mẫn Quốc và Khang Quốc. Ngoài ra còn có các ngoại tộc như Hồ Gia, Điện Lô, Du Tây và Man Tộc. Đây là những nước nhỏ do một số bộ lạc liên minh thành lập nên.
Trong số các nước thì Ung Quốc có diện tích lớn nhất, nhờ có tiền triều mở rộng mà nước này đã chiếm được vùng đất giàu có và sung túc ở Trung Bộ.

Định Quốc nằm ở khu vực Tây Bắc Bộ, là nước lớn thứ hai. Vì ở vùng biên cương của Định Quốc có rất nhiều ngoại tộc sinh sống, cho nên năm nào cũng bị ngoại tộc quấy nhiễu, dẫn đến chiến tranh liên miên. Nhưng cũng chính vì vậy mà tướng sĩ của nước này đều rất dũng mãnh và thiện chiến.

Hơn nữa Hoàng đế đương triều của Định Quốc đang dốc sức thúc đẩy việc liên hôn giữa người trong nước và người ngoại tộc cũng như triển khai việc thông thương với bên ngoài. Bởi vậy nên những năm gần đây, nội bộ của Định Quốc khá đoàn kết và yên bình, thương nghiệp cũng ngày càng phát triển. Định Quốc đang dần đuổi kịp Ung Quốc.
Lâm Khê đến từ Thiều Quốc, tức quốc gia lớn thứ ba. Thiều Quốc nằm ở phía Đông Bắc của đại lục Hồng Vũ.

Ban đầu Thiều Quốc cũng là một nước khá phồn vinh, thế nhưng vì Hoàng đế tiền triều sống xa hoa dâʍ dật, lại ngu ngốc vô dụng, còn đặc biệt thích đàn ông, khiến cho cả quốc gia lâm vào cảnh bi thương khốn khổ. Những năm gần đây, Thiều Quốc đang có dấu hiệu suy vong.

Ngoài ra còn có Mẫn Quốc nằm ở phía Tây Nam và Khang Quốc ở phía Đông Nam. Hai quốc gia này có diện tích khá nhỏ, hơn nữa thể hình của người dân ở vùng này không cao lớn như dân ở phương Bắc, cho nên không thiện chiến lắm. Ở mặt quốc lực cũng kém rất nhiều so với Ung Quốc, Định Quốc và Thiều Quốc.

Phụ thân của Lâm Khê là Chu Vĩnh Hồng, thứ trưởng tử của Thiều Quốc công.

Ông tuy có xuất thân thấp kém, nhưng vì bề ngoài tuấn tú, lại thiện chiến và dũng mãnh nên người người nhà nhà ở Thiều Quốc đều biết đến.
Vì quanh năm bị đích mẫu chèn ép hãm hại, nên khi mới mười hai tuổi, ông đã xông pha chiến trường. Nhờ lập nhiều công lao, sau nhờ có chiến công mà ông đã được phong làm Bình Tây Tướng quân cấp nhị phẩm khi chưa đầy hai mươi.

Cũng bởi ông có danh hiệu Thiều Quốc đệ nhất mỹ nam, nên những tiểu thư nhà danh gia vọng tộc muốn gả cho ông đông như kiến cỏ.

Sau đó ông lấy đích Tam nữ Phùng thị của Vĩnh An Hầu làm thê.

Vì Phùng thị thành thân ba năm mà không có con, nên bà đã xin ly thân.

Lão hoàng đế Thiều Văn đế bèn gả con gái của mình là Hưng An Công chúa – Hứa Nhan Dung cho Chu Vĩnh Hồng.

Sau khi kết hôn vài năm, Hưng An Công chúa sinh được đích trưởng tử Chu Lâm Giang và đích thứ tử Chu Lâm Hà.

Cũng phải nói rằng những công chúa khác khi sinh được con sẽ không cho phò mã nạp thϊếp, nhưng với Chu Vĩnh Hồng thì lại khá đặc biệt. Trước khi thành thân với Hưng An Công chúa, trong phủ của ông đã có đầy cơ thϊếp. Cũng bởi vì Chu Vĩnh Hồng rất được Thiều Văn đế coi trọng, vì vậy sau khi Hưng An Công chúa thành thân cùng ông, bà chỉ như một mệnh phụ mà nhìn Chu phò mã nạp hết thϊếp này đến thϊếp khác, không thể phản đối.
Hưng An Công chúa muốn lấy danh công chúa của mình để vào ở trong phủ Công chúa, như thế có thể tự mình làm chủ tất cả.

Điều này cũng không phải không được, nhưng Phò mã không chịu vào phủ Công chúa.

Vậy là Hưng An Công chúa cuối cùng vẫn phải nhẫn nhịn vào ở phủ Tướng quân.

Lại nói đích thê của Chu Vĩnh Hồng là Phùng thị sau khi xin ly thân, mặc dù chỉ sống một mình ở một góc viện, ngày ngày ăn chay niệm Phật, không màng đến mọi chuyện trong phủ Tướng quân, nhưng bà vẫn là đích thê trong gia phả của Tướng quân.

Trong gia phả của Tướng quân, Hưng An Công chúa chỉ được coi là bình thê* mà thôi.

(*) Bình thê: cũng là vợ nhưng địa vị thấp hơn chính thê.

Nhưng những điều này, người ngoài lại không hề biết.

Chuyện khiến người ta kinh ngạc nhất vẫn còn ở phía sau. Vào năm thứ sáu sau khi Hưng An Công chúa được gả cho Chu Vĩnh Hồng, Phùng thị thành thân mười năm chưa có thai, vậy mà lại sinh được một đứa con mà mọi người không hề biết.
Đứa con đó chính là Chu Lâm Khê*

(*) Trong tiếng Trung, chữ "临" trong tên gốc của Lâm Khê và chữ "林"trong tên hiện tại của Lâm Khê đều có âm Hán Việt là "lâm".

Sở dĩ nói thân phận của Lâm Khê rất rắc rối là bởi địa vị phức tạp của mẫu thân Phùng thị của cậu.

Chính bởi vậy, trong mắt người ngoài, Lâm Khê chẳng phải đích tử, mà cũng chẳng phải thứ tử.

Vì khi ra đời Lâm Khê không được khỏe, quanh năm ốm yếu dặt dẹo nên Chu Vĩnh Hồng liền sai người đưa hắn đến Y Tiên Cốc để chữa bệnh.

Đến khi Lâm Khê khỏe mạnh, trên danh nghĩa thì cậu vẫn ở Y Tiên Cốc để dưỡng bệnh, nhưng thực tế lại được Nhàn vương Hạ Diên Hách ngao du qua Thiều Quốc âm thầm đón về Ung Đô.

Đây chính là Lâm Khê, nói chính xác hơn thì đây là thân phận và địa vị thật sự của Chu Lâm Khê.
Còn có một điều phải nói rõ: Chu Vĩnh Hồng, phụ thân đẻ của Lâm Khê, luôn bị lão Hoàng đế Thiều Văn đế bắt hầu hạ bên mình với danh nghĩa là phò mã. Theo lời đồn thì hiện tại phần lớn triều đình Thiều Quốc đều nằm trong tay ông.

Có thể nói, Chu Vĩnh Hồng mới chính là người nắm quyền thật sự của Thiều Quốc.

Cũng vì thân phận đặc biệt của ông nên Vĩnh Thịnh đế và Nhàn vương mới coi trọng Lâm Khê đến vậy.

Vì sự nổi lên của Định Quốc, Ung Quốc bắt buộc phải bắt tay với Thiều Quốc để đề phòng vạn nhất.

Cho nên việc hai nước liên minh là điều phải làm.

Trong đó liên hôn cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất.

Cũng chính bởi vậy, năm đó Vĩnh Thịnh đế mới đích thân ban hôn cho Vương Tự Bảo và Lâm Khê.

Không ai dám chắc việc trao Vương Tự Bảo cho Lâm Khê là đúng hay không.
Nhưng mọi người đều âm thầm ủng hộ Lâm Khê, để cậu sau này ít nhất cũng có thế lực để chống lại đám huynh trưởng của mình.

Trong đó, sự giúp đỡ của Vương Tự Bảo với Lâm Khê thật sự đã vượt quá sức tưởng tượng của tất cả mọi người.

Hai người họ đã nhận một vài cô nhi thông minh và kiên cường.

Bất kể nói thế nào, nếu muốn mình ở thế bất bại trong tương lại thì nhân lực, tài lực và vật lực đều có vai trò cực kỳ lớn.

Trong đó, phạm vi truyền tin, độ chính xác và tốc độ truyền tin đều là những yếu tố quan trọng trong việc có thể đưa ra những quyết định kịp thời dựa theo tình hình hay không.

Bởi vậy, việc thành lập hệ thống truyền tin là vô cùng cấp bách.

Cứ như thế, Lâm Khê và Vương Tự Bảo không tiếc tiền của để xây dựng thế lực của mình.
Qua ba năm vận hành, những thành quả đầu tiên đã xuất hiện.

Hiện giờ hai người họ lại biết tin có nơi đang gặp nạn. Tuy họ không có nghĩa vụ phải cứu tế, nhưng đây lại là thời cơ tốt để thu nạp nhân tài.

Nguồn : truyendkm.com

Khi hai người đã nghiên cứu kỹ càng sự việc, xe ngựa cũng đã dừng lại.

"Quận chúa, Thế tử, đã đến thư viện rồi ạ."

"Ừm." Lâm Khê nói xong thì vén rèm cửa lên rồi xuống xe, sau đó theo thói qun mà quay người lại, đỡ Vương Tự Bảo xuống.

Tiểu tư đi theo Lâm Khê vẫn là Quyển Thư, còn tùy tùng đi theo Vương Tự Bảo đã được đổi thành Mỹ Cảnh.

Mấy người Hương Vu vì đã nhiều tuổi nên được Tưởng thị làm chủ, gả cho quản sự và thôn trưởng ở cửa tiệm và thôn làng của Vương Tự Bảo. Giờ những người này giúp Vương Tự Bảo lo liệu những chuyện bên ngoài.
Vì Vương Tự Bảo không thích đổi đi đổi lại người ở bên cạnh mình, và cũng vì lo cho sự an toàn của cô, nên Lâm Khê quyết định chọn vài người trong đội ám vệ đưa theo từ Thiều Quốc đến đây để làm đại nha hoàn cho Vương Tự Bảo.

Những ám vệ binh này thực tế đều là các tử sĩ, cả đời không thể dựng vợ gả chồng.

Nhưng đừng nghĩ chuyện này làm vậy là không hề nhân tính.

Dù gì những chuyện Vương Tự Bảo và Lâm Khê làm đều thuộc dạng cơ mật, tuyệt đối không thể truyền ra ngoài được. Hơn nữa tính mệnh và tài sản của Vương Tự Bảo sau này cũng đều giao phó cho những người này, làm sao có thể chọn người một cách tùy tiện được? Cũng đâu thể tùy tiện gả những người này đi?

Sau cùng, trong mười mấy người đó, Lâm Khê chọn ra được bốn người trong tầm tuổi hai mươi.
Vương Tự Bảo lần lượt đặt tên cho bốn người này là: Lương Thần, Mỹ Cảnh, Diễm Dương và Tinh Thiên*.

(*): Lương Thần: ngày lành; Mỹ Cảnh: cảnh đẹp; Diễm Dương: mặt trời rực rỡ; Tinh Thiên: trời trong.

Trong đó Lương Thần dũng cảm và thận trọng giúp Vương Tự Bảo trông coi Bảo Châu Viện thay cho Đông Bồ.

Mỹ Cảnh vóc người nhỏ nhắn, tính tình vui vẻ, nhưng rất dễ khiến người khác tưởng nhầm. Điều quan trọng nhất là, nàng đến từ Y Tiên Cốc. Ngoài việc có y thuật cao, sở trường của nàng là hạ độc và giải độc. Bởi vậy, nàng thường hay đi cùng Vương Tự Bảo để bảo vệ và chăm sóc cho cô.

Đồng thời, Mỹ Cảnh cũng là cao thủ trong việc dò la tin tức.