Thuận Minh

Chương 154: Có trộm Nam Sơn



Năm Sùng Trinh thứ chín, Hà Nam không chỉ là trải qua chiến tranh khi nhân mã của Sấm vương, sấm tướng, Bát Đại Vương quay về, còn gặp phải nạn hạn hán và nạn châu chấu, cự ly gần như vậy, thu hoạch của huyện Hạ Tân cũng cực kém, nói là dân chúng lầm than cũng tuyệt không phải là khoa trương. Những nông dân bần hộ không có sinh kế, chỉ có thể tới các nơi chạy nạn, tuv nói những địa phương khác cũng loạn thành một mớ, nhưng chung quy vẫn có hi vọng, cho dù là cực kỳ mong manh.

Những nông hộ bần hộ chạy nạn không ít, nhưng có một số người ngay cả bản sự để chạy nạn cũng không có, ví dụ rất nhiều thư sinh có công danh, bọn họ đều dựa vào tiền gạo sinh hoạt do triều đình phát xuống, nhưng vào lúc mùa màng bết bát như thế này, giao thông lại bị đoạn tuyệt, tiền gạo mà những thư sinh này được nhận căn bản là không phát xuống được.

Trương Thừa Nghiệp là tú tài vào năm Thiên Khải thứ ba, một thư sinh bình thường, may mắn chiếm được chút tiện nghi, uống rượu đàm thoại về thiên hạ đại sự một cách nông cạn vô tri. Năm Thiên Khải thứ tư thì cưới vạ, về sau sinh được hai hài tử. Cũng giống như tất cả những người đọc sách khác, sống hơi bần khổ, có điều vẫn có được những ngày tháng ấm no.

Cuộc sống như vậy sau khi Sùng Trinh đăng cơ thì dần dần không duy trì được nữa. Huyện Hạ Tân của phủ Đông Xương càng lúc càng loạn, lưu dân và loạn binh của Hà Nam và Bắc Trực Đãi thường qua lại bên này, điều này khiến tình huống vốn đã không tốt lại càng xấu hơn.

Năm Sùng Trinh thứ chín Hà Nam gặp nạn lớn, đại bộ phận điền địa ở tây bộ phủ Đông Xương đều bị thu hết. Nghe nói triều đình phát tiền cứu tế, nhưng cũng chỉ là nghe nói chứ thủy chung không hề phát xuống. Tới tháng năm, vào thời kỳ giáp vụ, một lượng lớn người chạy nạn xuất hiện, trong nhà Trương Thừa Nghiệp thì lão bà thân thể không khỏe, năm ngoái lại có thêm con nhỏ, thân thích lại ở Hà Nam, căn bản là vô kế khả thi. Truyện "Thuận Minh "

Trương Thừa Nghiệp nhìn lão bà mặt mày vàng ọt và hài tử khóc ré vì đói ở trong nhà, trong lòng tuyệt vọng và tức giận, cuối cùng giậm chân, cầm túi gạo ở trong nhà lên, nghiến răng nghiến lợi nói: "Hôm nay vứt hết văn nhã của người đọc sách đi, ta tới cửa hàng lương thực vay thóc!"

Điền địa gặp tai không sản xuất được lương, nhưng trong mấy tiệm lương thực và kho của đại hộ giàu có thì lại tràn ngập lương thực. Chỉ là hoặc cất giữ cho riêng mình, hoặc là giá tiền bán ra lại cao tới kinh người, căn bản không mua nổi.

Dân đói muốn mượn lương ở trong thành rất nhiều, tụ tập ở trước cửa môn hành phải tới ba bốn trăm người, đang giằng co với người làm của lương hành và sai dịch mà nha môn phái tới.

Thời này bình dân bách tính chung quy vẫn sợ quan, thấy Trương Thừa Nghiệp cao gầy mình mặc áo dài màu xanh cũ nát, tay cầm túi gạo bước tới, trong đám người vang lên tiếng rầm rì, nói rằng "đây chính là Trương tú tài đó", văn nhân có công danh trong mắt bách tính rất có uy tín. Thấy Trương Thừa Nghiệp bước tới, dũng khí của mọi người lập tức tăng lên không ít.

Trương Thừa Nghiệp vốn muốn ở phía sau đám người quan sát tình hình, tới lúc thích hợp thì chiếm chút tiện nghi. Thân là người đọc sách, đầu óc chung quy vẫn khá linh hoạt, hiểu rõ đạo lý súng bắn chim đầu đàn.

Kết quả là ngu ngơ bước tới trước, đứng ở hàng đầu. Trương Thừa Nghiệp nhìn thấy gia đinh và nha dịch cầm gậy gộc, trong lòng không khỏi sợ hãi vô cùng, thân hình co rút ra sau, kết quả không biết nghiêng ngả thế nào lại bị người ở đằng sau đẩy một cái, thân bất do kỷ lao về phía trước...

Trương Thừa Nghiệp không biết phía sau xảy ra chuyện gì, chỉ biết là hắn vừa sải bước thì bị dân đói tâm tình kích động ở phía sau chen lên muốn cướp lương của tiệm lương thực và những nhà giàu. Tới sau cùng, Trương Thừa Nghiệp cầm túi gạo đầy quay về nhà, vui vẻ cùng lão bà và hài tử ăn no một bữa.

Sau khi cướp xong lương, những dân hộ này đều ai về nhà nấy giống như Trương Thừa Nghiệp, lấp đầy cái bụng trước đã. Nhưng quan phủ nào có chịu bỏ qua.

Sáng sớm ngày hôm sau, Trương Thừa Nghiệp bị tri huyện bắt vào nha môn, tri huvện vỗ kinh đường mộc, quát lớn một tiếng: "Vì sao lại tụ tập dân chúng cướp lương làm loạn!"

Nhìn hình cụ và nha dịch mặt mày bầm tím ở hai bên công đường. Trương Thừa Nghiệp vóc người khá cao lập tức mất sạch dũng khí, cả người run lẩy bẩy, cũng không biết phúc chí tâm linh ở chỗ nào, mỡ miệng van cầu: "Tiên tổ của học sinh từng là hộ bộ thị lang."

Trong triều có người làm quan, trong triều có người thì làm loạn cũng tiện hơn một chút. Tri huyện này suy nghĩ một lát, thư sinh cao gầy này có lẽ còn có bạn cũ ở trong triều làm quan, vốn muốn phán quyết chém đầu lại chuyển thành giam giữ ba năm.

Thế sự biến ảo luôn không như thường, dân đói của huyện Hạ Tân nghe thấy tin tức Trương Thừa Nghiệp bị bắt, ai ai cũng hoảng hốt, một hán tử nhàn rỗi lúc trước đã từng làm binh sĩ tụ tập mọi người khởi sự, xé cờ tạo phản, hơn ngàn dân đói công phá huyện nha, mở ngục giam cứu Trương Thừa Nghiệp. Những năm này người đọc sách luôn được người ta coi trọng.

Trương Thừa Nghiệp này sau khi được cứu ra, cũng không có chỗ để đi, dứt khoát gia nhập vào những loạn dân này. Xé cờ tạo phản rồi, theo những tặc quân này làm một sư gia trướng phòng, ít nhất thì so với trước kia cũng được ăn no bụng, địa vị cao hơn không ít.

Vệ sở binh ở gần Hạ Tân không kham một nổi trận, lúc trước bởi vì bất ngờ nên bị loạn dân cùng đường đánh bại. Sau khi có mấy lần kinh lịch tương đồng, thanh uy của những loạn dân Hạ Tân này đại chấn, thậm chí ngay cả dân đói loạn binh của Hà Nam và Bắc Trực Đãi cũng đều tới gia nhập.

Tri phủ của phủ Đông Xương tất nhiên là báo cáo tình hình này lên trên, binh mã đóng ở Duyện châu và Tế Nam đã chuẩn bị tới vây diệt, kết quả mười vạn đại quân của Đông Lỗ Nữ Chân lúc này từ Hỉ Phong khẩu vào xâm lược, binh mã Sơn Đông đều là bộ thự ở một giải Đức châu và phủ Tế Nam.

Huyện Hạ Tân may mắn được quên đi, loạn dân tạo phản này thường thường đều có một đặc tính, chính là rất dễ bị sự thuận lợi nho nhỏ làm đầu óc mê muội. Các dân đói của huyện Hạ Tây này binh mã không quá ba ngàn, chẳng qua chỉ chiếm cứ được đất của một huyện, nhưng vô luận là thủ lĩnh của loạn dân hay là Trương Thừa Nghiệp đều đã quên hết tất cả.

Tên thủ lĩnh đó tự xưng đại vương thì không nói, Trương Thừa Nghiệp này thì tự hiệu là Nam Sơn, bảo người khác gọi hắn là Nam Sơn tiên sinh, thường thường tự ví mình với Gia Cát và Lưu Cơ. Bình thường nghe nói nhà ai có đồ cổ và thư họa đáng tiền là liền đăng môn bái phỏng, nói là muốn "giám định và thưởng thức" cho rõ ràng, tuy nói rằng cái địa phương nho nhỏ này cũng không có được thứ gì quá đáng tiền, nhưng nhà ai có đồ tốt đều không muốn bị người khác giám định và thưởng thức như vậy cả. Thế này thật quá đau lòng. Truyện "Thuận Minh "

Kết quả một số nhà giàu có còn chưa phá sản đều an bài người đứng ở cửa nhìn ngó, nếu thấy Trương Thùa Nghiệp tới đều hô lớn "Nam Sơn lại tới làm tặc rồi!", sau đó thì vội vàng cất hết đồ tốt đi. Cho nên Trương Thừa Nghiệp tuy tự hiệu là Nam Sơn, người Hạ Tân trước mặt cũng đều xưng hô danh hiệu của hắn, chỉ có điều ở phía sau thì chêm thêm một chữ, ai ai cũng gọi là "Nam Sơn tặc".

Nam Sơn Tặc Trương Thừa Nghiệp còn có một sở thích, đó là thích giả bộ yếu đuối, cái này gọi là phong độ danh sĩ thời Ngụy Tấn. Mỗi lần xuất trận thích người ta dùng giường trúc để khiêng, hòng tỏ rõ sự chỉ huy trấn định, thần thái phong nhã.

Trịnh chưởng quĩ từng tặng cho Lý Mạnh một cái kính viễn vọng. Tên gọi của thời đại này là Thiên Lý kính, cũng không biết là thương thuyền Phật lang cơ (tên chung của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) hay là thương thuyền Hà Lan mang tới. Giá như trân bảo, chính là thứ hiếm có.

Có điều trong mắt của Lý Mạnh, so với đồ chơi trẻ con thời hiện đại còn không bằng, nhưng ở thời đại này mà nói đã là đồ vật rất tiện dùng rồi, cũng không tìm đâu ra được vật thay thế.

Nhìn từ xa, trong đội hình lộn xộn của đối phương có một thư sinh mặc cẩm bào nằm ngửa bên trên giường trúc, bộ dạng rất là nhàn nhã. Một ngàn binh sĩ Giao châu doanh mà Lý Mạnh suất lĩnh sau khi hội họp với chín trăm diêm đinh của Trương Lượng, ngông nghênh xuyên châu qua huyện, tới phủ Đông Xương.

Trên đường không ngừng thông qua hệ thống buôn bán muối tư để nhận tin tức. Lý Mạnh cũng càng lúc càng nắm chắc. Hắn căn bản không chuẩn bị bộ dạng ẩn nấp gì cả, cứ vậy nghênh ngang mà ép tới.

Phía Giao châu doanh có nắm chắc thì phía loạn quân của huyện Hạ Tân cũng tự đại vô cùng, không ngờ lại bày ra bộ đợi Lý Mạnh tới cửa tác chiến, không hề chuẩn bị một chút nào, quả thực là đầu óc mê muội rồi.

Có một số chuyện phát sinh trên đường, Lý Mạnh vào một lần nào đó trong lúc ăn cơm từng nói rằng, chuẩn bị đem quân lương phát cho binh sĩ quy ra thành điền địa. Những lời nói này "rất không cẩn thận" đã được lưu truyền trong quân doanh, phàm là binh sĩ nghe thấy tin tức nàv đều hưng phấn vô cùng. quân hộ bần khổ, hoặc cho dù là binh sĩ tử đệ xuất thân địa chủ phú nông, trong thành có đất đai, hoặc là có thêm nhiều đất đai hơn đều là mơ ước của mỗi người.

Lý Mạnh là người hiện đại, quả thực không quá lý giải loại cuồng nhiệt đó của người của thời đại này đối với đất đai, đặc biệt là đất đai thuộc về mình.

Tin tức này đã "rất không cẩn thận" bị truyền ra ngoài, theo sự đi lại của kỵ binh tín sứ giữa thành Giao châu và trong đội ngũ, tin tức nhanh chóng được truyền ra các nơi trong hệ thống của Lý Mạnh, các sĩ tốt đều đang nghị luận về chuyện này, ai ai cũng đều có chút xao động và hưng phấn. Nói một cách tương đối, lần chiến đấu này không quá được bọn họ để trong lòng.

Xem ra quả thực là không cẩn quá dụng tâm, quân đội mà Lý Mạnh xuất lĩnh từ phủ Tế Nam tiến vào phủ Đông Xương, sau khi qua huyện Ân, vào ba mươi dặm thì gặp loạn quân của huyện Hạ Tân.

Trận hình của Giao châu doanh rất chặt chẽ, những loạn quân loạn dân đó thì tán loạn vô cùng. Nhìn hai bên thì những loạn dân đó còn nhiều hơn nhân mã của Giao châu doanh mười mấy lần, nhưng tối đa cũng chỉ nhiều hơn gấp đôi mà thôi, từ đó có thể thấy là loạn tới mức nào.

Lý Mạnh nhìn Nam Sơn tiên sinh đang nằm trên giường trúc qua kính viễn vọng, không nhịn được mà bật cười, nói với Mã Cương ở bên cạnh: "Ngươi ở ngoài mấy tháng rồi, để ta xem thành quả luyện binh của ngươi đi. Diêm đinh đi trước, lão binh ở phía sau, đi đi!"

Nghe thấy mệnh lệnh của Lý Mạnh, Mã Cương gặt đầu vâng lời, cưỡi ngựa đi trước trận, sau khi xuống ngựa cũng nhặt một thanh trường mâu lên, đứng ở vị trí thứ nhất bên tay phải của hàng thứ nhất, giơ cao trường mâu lên trời, trừ ba trăm người của đội dự bị ra, các binh sĩ sớm đã bày trận xong đều trở nên yên tĩnh