Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 41: Bao vây bốn phía



Ầm ! Ầm ! tiếng đạn kachiusa đang nổ rung chuyển ngọn núi đá không tên ở Ninh thuận, ngọn núi này án ngữ tuyến đường Bắc Nam nên quân Tây Sơn bằng mọi giá phải chiếm lĩnh. Lúc này quân của Tấn Bửu đang nằm chịu trận ở hệ thống hầm ngầm và các lô cốt.

Sau loạt kachiusa, là tiếng pháo binh của cả 2 bên vang lên, với lợi thế điểm cao lên pháo binh của nhà Nguyễn đang áp đảo pháo binh Tây Sơn.

Xung phong! Xung phong ! theo cờ lệnh quân Tây Sơn tràn lên nhưng pháo từ các lô cốt bắn ra liên tục, xác người, mảnh chân tay gãy văng tứ phía. Quân Tây sơn đang tấn công phải nằm rạp xuống tránh đạn, cai đội Giáp đang cố bò đến gần lô cốt địch mà không thèm để ý vết thương đang chảy máu ở chân. Khi đến khoảng cách 150 mét, Giáp đưa khẩu bazooka lên nhằm vào lô cốt bóp cò. Một quầng sáng bao chùm lô cốt, tiếng súng trong lô cốt im bặt, nhưng Giúp cũng gục xuống một viên đạn đã xuyên qua ngực, tay anh vẫn cầm chặt khẩu bazooka.

Qua hai ngày tấn công liên tục một nửa trận địa của quân Nguyễn đã bị hủy, tuy nhiên một số lô cốt được khoét sâu vào núi đá nên không bị ảnh hưởng bởi đạn pháo. Dựa vào hệ thống lô cốt này nên quân Tây Sơn vẫn chưa đánh chiếm được ngọn núi. Ngoài ra quân Nguyễn còn đào hệ thống hầm ngầm kết nối các lô cốt với nhau nên cũng giảm thiểu thương vong. Trần Quang Diệu đang ngồi bàn với các tướng lãnh về kế hoạch chiếm lĩnh trận địa. Cai đội Vinh bẩm báo.

-Báo cáo tướng quân do ngọn núi đá này một bên thoải xuống, một bên vách đá dựng đứng nên ta chỉ có thể tấn công được một mặt. tôi đã cho lính liều chết xung phong áp sát dùng bazooka và bộc phá để phá hủy một số lô cốt, nhưng một số lô cốt trên cao không thể tấn công tới, pháo của địch bắn một quả nổ ra 3 quả con sau đó mới phát nổ sức sát thương khá lớn bên ta cũng tổn thất mấy nghìn quân.

Phụ trách pháo binh cai đội Cẩm cũng báo cáo.

-Thưa tướng quân do địch khoét sâu vào núi đã nên pháo binh cũng khó tiêu diệt phải dùng pháo bắn thẳng, nhưng pháo binh của địch trong hầm cũng phản công lại có lợi thế ở trên cao tầm bắn xa hơn chúng ta nên chưa thể tiêu diệt được mục tiêu. Dùng kachiusa thì không hiệu quả với mục tiêu này.

Trần Quang Diệu trầm giọng nói

-Quân địch dựa vào ba hầm pháo lớn 150 mm để làm chỗ dựa chống đỡ quân ta. Nếu diệt được ba hầm pháo này thì có thể tiêu diệt được quân địch. “Phan Huy phụ trách bộ đội đặc công nghe lệnh”.

Phan Huy bước ra khỏi hàng . Trần Quang Diệu nhìn Huy truyền lệnh.

-Lệnh cho ngươi mang một đại đội đặc công đột nhập từ vách núi dựng đứng phía sau của địch để tạo bất ngờ, bằng mọi giá hủy ba hầm pháo này cho ta.

Phan Huy ưỡn ngực nói.

-Tôi sẽ chọn những người giỏi khinh công trong đội đặc công, tôi tin sẽ hoàn thành nhiệm vụ mà tướng quân giao phó.

Trần Quang Diệu yêu cầu pháo và bộ binh duy trì tấn công quấy nhiều để thu hút chú ý của địch ở mặt trước. Huy cùng 20 người đi vòng phía sau dãy núi mất ngày nhân trời tối Huy cùng đồng đội áp sát chân núi và bí mật leo lên. Nhìn vách núi cao dựng đứng, tai mèo địa thể hiểm trở rất khó tìm chỗ đặt chân Huy động viên anh em

-Mọi người cố lên, nếu thành công đỡ được nhiều anh em hy sinh. Tướng quân rất hy vọng vào anh em chúng ta.
— QUẢNG CÁO —


Mọi người lấy thiết bị leo lên núi họ được những trang bị đặc biệt như móc câu, găng tay có móc, dây thừng chuyên để leo núi. Huy dặn

-Mọi người chia làm 4 tốp buộc dây vào nhau, đêm dựa vào ánh trăng chúng ta leo, ban ngày nép vào các hốc đá hoặc bụi cây để nghỉ để tránh bị phát hiện.

Mấy ngày sau đỉnh núi, toán lính canh gác vách núi dựng đứng vẫn canh phòng ngày đêm. Giáp và Ất đêm nay phụ trách canh phía sau. Giáp bảo Ất.

-Chỗ này vách núi dựng đứng, núi đá ban ngày mặt trời thiêu đốt đứng chân trần còn bỏng chân ai mà leo được, họa chăng là có cánh mà tướng quân bắt anh em mình gác chỗ này leo mấy chục bậc lên chỗ gác mệt chết, ban ngày ngồi đây chẳng mấy thành cá khô liệu có cẩn thận quá không nhỉ.

Ất nói

-Tướng quân sợ quân Tây Sơn quá, họ có phải thần đâu mà lên được bằng lối này. Ban ngày đào công sự tối bắt gác ai mà chịu được tao tranh thủ thay nhau nằm nghỉ một lát có ai kiểm tra thì gọi tao nhé.

-Uh mày tranh thủ nghỉ đi, tao gác cho có ai tao gọi, nửa đêm mày thay tao.

Nửa đêm Ất choàng tỉnh dậy không thấy Giáp đâu, đoán chắc thằng này mệt quá ngủ ở gốc cây nào rồi, Ất nhổm dậy đi tìm thấy Giáp gục ở gốc cây liền đến vỗ vai.

- Dậy đi, qua chỗ kia mà ngủ tao gác thay cho.

Lay mấy cái, không thấy Giáp dậy, Ất cúi xuống thì thấy cổ Giáp nghẹo sang một bên,chưa kịp kêu thì đã thấy một lưỡi dao gác ở cổ, đồng thời miệng bị một bàn tay bịt chặt.

-Biết điều thì im lặng, không mày giống thằng bạn mày.

Giáp sợ qua không dám cựa quậy, Giáp bị đưa đến một chỗ khuất. Có tiếng nói

-Bây giờ tao bỏ tay ra, biết điều thì khai thật cho chúng ông còn không ông cắt tiết.

Giáp sợ quá vội nói
— QUẢNG CÁO —


-Con lạy các ông, nhà con còn mẹ già con thơ ở nhà.

Qua lời khai của Giáp, Huy và đồng đội đã nắm được cách bố phòng của quân Nguyễn. Huy cho lính tiêu diệt trạm gác ngầm và chia làm bốn nhóm. Ba nhóm có trách nhiệm tấn công hầm chứa pháo, nhóm còn lại tấn công kho đạn của địch. Hẹn sau một giờ nữa đồng loạt khai hỏa. Huy chậm dãi đi gần đến tên lính canh gác hầm pháo, rồi huy đưa nỏ sắt lên.

Chíu! Mũi tên sắt bắn xuyên qua cổ tên lính gác, hắn gục xuống mà không kịp kêu câu nào. Tên lính gác gần đó cũng bị hạ gục bằng phi tiêu tẩm thuốc độc. Năm người nhanh nhẹn tiến về phía hầm pháo và tiêu diệt những tên lính gác đang buồn ngủ. Tiến vào trong hầm pháo Huy ra lệnh cho lính nhanh chóng đặt bộc phá vào bệ pháo và nòng pháo và kéo dây cháy chậm. Đứng trong hầm pháo Huy rút cung sắt gấp ở sau lưng, buộc lá thư rồi bắn về phía quân Tây Sơn để thông báo đã thành công chiếm hầm pháo để quân Tây Sơn chuẩn bị tấn công như đã hẹn trước. Lúc này quân Tây Sơn đã bí mật dàn quân dưới chân núi để đợi lệnh. Một lúc sau trên đỉnh núi vang lên những tiếng nổ lớn, quân Tây Sơn ào ạt tiến lên.

Trương Tấn Bửu giật mình bởi tiếng nổ vội choàng dậy mang gươm lệnh ra ngoài hầm chỉ huy, trước mắt y thấy lửa cháy cùng những tiếng nổ khắp nơi. Cai đội Thắng chạy đến báo

-Thưa tướng quân, quân địch đã phá hầm pháo lớn và kho đạn của ta.

Bửu quát

-Sao quân địch có thể vào tận nơi vậy, tập trung lính vào các lô cốt chặn đánh địch, liều chết cố thủ cho ta.

Lúc này quân Nguyễn rất hỗn loạn Huy tranh thủ lúc đó cùng lính đặc nhiệm tấn công chiếm giữa lô cốt cửa khẩu để quân Tây Sơn tràn lên. Đánh đến sáng thì quân Tây Sơn làm chủ trận địa, Tấn Bửu phải mở đường máu rút quân theo hầm ngầm về phòng thủ ở Phan Rang.

Ầm! đồ đạc từ chiếc bàn trong ngự thư phòng của Nguyễn Ánh bị ném xuống đất. Nguyễn Ánh với sắc mặt giận dữ

-Giỏi cho Cảnh Thịnh dám lừa ta, vờ đi nước ngoài nhưng thực ra âm thầm chuẩn bị đánh ta. Hay cho kế kim thiền thoát xác !

Nguyễn Ánh nhìn chằm chằm vào Cai Thắng quát to

-Nhà ngươi làm ăn kiểu gì mà mới chỉ huy đánh một trận ra đã mất mấy thiết giáp hạm và bị giặc bao vây phía cửa sông Cần Giờ, mấy hôm nay hội Hoa kiều ở Chợ Lớn than phiền với ta thương thuyền của họ không vào không thể vào buôn bán được, mấy năm nay chinh chiến nhiều họ đóng góp cho chúng ta không ít với đà này quốc khố lại giảm sút. Tầu ngầm của bọn chúng còn bắn chìm mấy chiếc tàu chiến đang đậu cầu sửa chữa.

Mấy quan viên khu mật viện sợ tái mặt.

-Cấp báo. Lúc này một thái giám mang thư chạy vào dâng thư lên.
— QUẢNG CÁO —


Xem xong Nguyễn Ánh thở dài, Mạc Cửu gửi thư về báo thấy chiến hạm Tây Sơn đang triển khai bao vây phía Hà Tiên, đồng thời có mật báo năm vạn quân Tây Sơn do Nguyễn Công Trứ và Đặng Văn Long đang từ Chân Lạp sắp đến An Giang trong vòng một ngày nữa. Lúc này thái giám lại mang thư cấp báo Trần Quang Diệu đang tấn công vào Ninh Thuận, Trương Tấn Bửu đã mất cứ điểm phòng ngự phải lui về Phan Rang liều chết cầm chân giặc nhưng đề nghị triều đình cấp thêm quân tiếp viện.
Sau khi đưa cho mọi người xem, Nguyễn Ánh hỏi.

-Các khanh có ý kiến gì không.

Nguyễn Văn Trương nguyên là tướng thủy quân của Tây Sơn do mấy lần truy đuổi Nguyễn Ánh nhưng đều không bắt được cho là ý trời nên sau theo Nguyễn Ánh đứng ra tâu.

-Thưa hoàng thượng theo ngu ý của thần ta có thể đắp cản để ngăn tàu ngầm và tàu chiến của Tây Sơn. 2 bên bờ xây dựng pháo đài để ngăn chặn tàu địch. Thần đề nghị dũng tướng Lý Huỳnh Đức mang thêm 2 vạn quân hỗ trợ cho Trương Tấn Bửu. Tướng quân Lê Văn Duyệt phối hợp với Mạc Cửu chặn đánh quân cánh quân từ Chân Lạp sang, ngoài ra ta có thể cử sứ thần đề nghị Xiêm La hỗ trợ đánh tập hậu từ phía sau cánh quân này. Thủy quân Tây Sơn ở Hà Tiên chủ yếu để chặn quân ta chạy bằng đường thủy sang xiêm nên nếu ta có thể chặn được 3 cánh quân trên thì cánh quân này cũng vô tác dụng.

Nguyễn Ánh hỏi lại

-Có ai còn ý kiến khác nữa không.

Hữu tướng quân Đặng Văn Thành đứng ra tâu

-Lời của Nhơn tướng quân là xác đáng, thần chỉ bổ sung thêm ra có thể xây cản bằng cách dung thuyển nhỏ chở đầy đá rồi đánh chìm, cách đó xây cản sẽ nhanh hơn và ta làm 9 cản trên sông Cần giờ kèm theo 4 pháo đài 2 bên bờ để chặn địch. Thần nguyện xin lĩnh hai vạn binh đi chặn địch.

Nguyễn Ánh chuẩn tấu, sau khi mọi người lĩnh mệnh lui ra còn lại một mình trong phòng Nguyễn Ánh cho gọi Thái giám tổng quản đại nội lại. Nguyễn Ánh thở dài nói

-Ta chắc phải dùng quân cờ cuối cùng, đích thân ngươi cầm thư của ta đi núi Cấm Châu Đốc, An Giang một chuyến.

Thái giám tổng quản lĩnh mệnh cầm thư đi, Nguyễn Ánh nhìn theo bóng lưng nghĩ thầm.

-Hy vọng quân cờ cuối cùng này giải quyết được lo lắng của ta về tên Cảnh Thịnh.