Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 36: Chế tạo tàu ngầm



Trên chiếc thương thuyền của Pháp đang tiến vào cảng Hải Phòng có một chàng trai với mái tóc xoăn màu nâu, mắt xanh và mũi cao điển hình của người Châu Âu đang đứng ở mũi thuyền ngắm nhìn bến cảng. Robert Fulton là tên chàng trai đó, chàng trai rất ngạc nhiên sự phồn thịnh tấp nập của thương cảng ở tận phương Đông xa xôi mà người ta vẫn cho rằng nghèo nàn và lạc hậu này. Một năm trước Robert Fulton đến gặp Napoleon để trình bày dự án tàu ngầm của mình Napoleon rất quan tâm, vì lúc này Anh đang có một lực lượng hải quân rất mạnh đang làm bá chủ vùng biển ở Châu Âu. Rất tiếc do một số vấn đề về kỹ thuật nên dự án không thực hiện được Robert Fulton chán nản đang muốn trở về Mỹ thì gặp người của Thịnh mời sang, được biết Đức Vua Đại Việt là một người yêu khoa học có hiểu biết rộng về các ngành khoa học sẵn sàng đầu tư lên Robert Fulton đồng ý đến Đại Việt đề nghiên cứu.

Sau khi cập cảng Fulton đến Thăng Long tận mắt chứng kiến sự sôi động của cuộc sống Công Nghiệp Đại Việt, các nhà máy sản xuất thép, xi măng, với hàng nghìn công nhân cả nam và nữ đang làm việc ba ca rất nhộn nhịp… Khi đang đi dạo ở khu phố kiểu biệt thự Châu Âu dành cho cho các chuyên gia nước ngoài Fluton thấy có người gọi tên mình, quay lại thì nhận ra John Worker nhà phát minh diêm một người bạn hồi còn ở Châu Âu so với lúc trước thì John trông sung túc và ăn mặc sang trọng hơn rất nhiều. John hồ hởi hỏi thăm

- Cơn gió nào đưa bạn đến xứ sở Đại Việt vậy.

Fluton cười và nói

- Cuộc sống đôi lúc phải thay đổi còn làm sao bạn lại đến đây.

John cười to và nói

- Tôi đến đây hy vọng đi tìm vàng và đã đào trúng mỏ vàng.
— QUẢNG CÁO —

Kéo Fluton đến quán rượu dành riêng cho người nước ngoài Fluton nhận thấy rất nhiều người nước ngoài ở trong quán có một số người John nhận ra là các nhà phát minh ở Châu Âu, tất cả đều toát lên thần thái rất sung túc và tự tin. John vào bàn gọi chai rượu vang Bouxdous cao cấp để 2 người thưởng thức. Thấy Fluoton ngạc nhiên khi thấy cách bài trí ở đây rất sang trọng, những cây cột nhà được lắp gương sáng bóng, trần nhà là những chùm đèn phale, những cô gái xinh đẹp đang phục vụ khách hàng Fluoton cảm thấy ở Mỹ và Châu Âu chưa có quán nào sang trọng như vậy. Nhìn bảng giá những chai rượu khá đắt tiền làm Fluoton giật mình, tính nhẩm giá mỗi chai bằng thu nhập một tháng của Fluoton. John ngồi xuống ghế bọc da rất êm ái cười và theo thói quen lại nói liên tục.

- Cách đây ba năm khi mới bước chân đến Đại Việt trong túi tớ còn vào đồng France lẻ vậy mà bây giờ tớ có tài sản gần triệu bảng Anh, giờ mà về châu Âu chắc ai cũng nghĩ tớ đào được vàng. Mà mỏ vàng ấy ở ngay gần mình chứ đâu xa. Tớ hợp tác với đức vua xứ Đại Việt khi sản phẩm ra đời ông ấy có cách kinh doanh gọi là tiếp thị làm sản phẩm của tớ rất nhanh chóng bán chạy không chỉ ở Đại Việt mà còn ở nước ngoài. Sau khi trừ chi phí tớ ba phần, đức vua bảy phần mà còn được gần triệu bảng Anh thì cậu thử tưởng tưởng đức vua giầu thế nào. Mà không chỉ có phát minh của tớ còn phát minh của mấy tay ngồi góc kia kìa thằng cha nào cũng kiếm cả vài triệu bảng Anh. Nếu cậu sang đây với ý định triển khai phát minh của mình thì đúng chỗ rồi đấy. Cá với cậu trên thế giới này chẳng có chỗ nào có đất để chúng ta phát triển tài năng của mình tốt như ở đây. Đức Vua cũng đãi ngộ các nhà khoa học tốt lắm. Ngoài căn biệt thự tớ được cấp, nhà Vua còn xây một căn biệt thự để nghỉ dưỡng ở khu du lịch sinh thái ở Tam Đảo để cho mọi người được hưởng khí hậu ở Châu Âu cho đỡ nhớ nhà à mà con gái Việt Nam cũng xinh ra phết, có mấy tay giáo viên đã lấy vợ người Việt đấy, biết đâu cậu cũng lại lấy một cô. Nào mình cùng nâng cốc chúc sức khoẻ của cậu.Nếu sau này cậu làm ăn thành đạt thì nhớ mời lại tớ bữa rượu nhé.

Fulton thầm nghĩ mình đã không sai lầm khi quyết định đến Đại Việt . Khi nhận được thư báo của Viện Hàn Lâm về việc Fulton đã đến Đại Việt Thịnh rất mừng vì hơn ai hết Thịnh hiểu giá trị to lớn của phát minh Fulton. Nói về lịch sử tàu ngầm người ta cho rằng Cornelis Drebbel - nhà vật lý, người phát minh ra nhiệt kế, sống ở cung vua Anh Jacques I và là thái phó của các hoàng tử và công chúa của quốc vương - là cha đẻ của tàu ngầm đầu tiên. Năm 1624, Drebbel đã cho chế tạo một tàu ngầm có dạng quả trứng, chiếc tàu đó được làm bằng gỗ, sau đó phủ bằng vải và sơn chống nước, được đẩy đi bởi mười hai người chèo thêm vào thủy thủ đoàn, Để tàu lặn xuống người ta bơm nước vào các túi da xung quanh , chiếc tàu này dùng để lặn trên sông Thames mục đích dành cho giới quí tộc giải trí việc vận hành của nó làm nhiều người chứng kiến ngạc nhiên .

Trong lịch sử chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên được chế tạo ở Mỹ vào mùa Xuân năm 1776, chiếc tàu ngầm chiến đấu đầu tiên trên thế giới ra đời. Nó có hình quả trứng. Cao: 2 mét. Đường kính thân rộng: 0,9 mét. Kíp chiến đấu chỉ có đúng một người. Nhân viên duy nhất kiêm nhiệm tất cả các nhiệm vụ, chức năng: Thuyền trưởng, lái tàu, hoa tiêu, thợ máy và thủy thủ chiến đấu.

Sau khi đến Trung Đô được Viện Hàn Lâm bố trí vào yết kiến Thịnh, trong buổi gặp mặt Thịnh với một số nhà khoa học đóng tàu hàng đầu của Đại Việt Fulton trình bày bản thiết kế tàu ngầm của mình. Khi xem bản vẽ của Robert Fulton Thịnh nói với nhà phát minh.

- Sản phẩm của ngươi về mặt ý tưởng thì tốt, nhưng quá nhiều nhược điểm. Với mái chèo để cho tàu chuyển động thì rất chậm, khi tàu lặn không khí trong tàu rất ít chỉ được một lúc lại nổi lên thì sẽ làm mồi ngon cho tàu chiến vì tàu này không có vũ khí chiến đấu lúc nổi lên. Rồi khi lặn thì làm sao để quan sát trên mặt biển để tấn công, hơn nữa với một quả mìn thì tàu chỉ có chỉ có thể tấn công được một tàu ở cự ly gần.
— QUẢNG CÁO —

Robert Fulton cúi đầu thưa

- Những lời bệ hạ nói chính là những vấn đề phân vân của thần nên thiết kế ở Pháp thất bại.

Thịnh ngả ngửa dựa lưng lên chiếc ghế ra nhìn Fulton cười và nói

- Ngươi may mắn là đã đến Đại Việt với những phát minh gần đây ở Đại Việt thì có thể giúp ngươi được rất nhiều, ta cố gắng hỗ trợ ngươi mong ngươi không làm ta thất vọng.

Để khắc phục những điểm này Thịnh lệnh cho Faraday và Volta, Davy cùng hợp tác hoàn thành dự án này. Faraday đảm nhận việc chế tạo động cơ chạy bằng điện công suất lớn, Volta nghiên cứu loại ác qui lớn để đảm bảo động cơ của chiếc tàu có thể hoạt động được ít nhất hai tiếng. Davy nghiên cứu việc nén khí oxy vào các bình chứa để khi lặn mở bình ra cho thủy thủ đoàn đủ thời gian lặn được một thời gian dài. Ngoài ra Thịnh còn thiết kế thêm kính tiềm vọng cho tàu ngầm và cùng William Congreve nghiên cứu phát triển ngư lôi loại vũ khí không thể thiếu cho tàu ngầm.

Sau ba năm nghiên cứu và chế tạo chiếc tàu ngầm đầu tiên được hạ thủy. Tàu dài năm mươi mét, hình giống với tàu ngầm hiện đại, tàu có hai lớp vỏ thép, nước bơm vào giữa hai lớp vỏ để làm chìm tàu, thủy thủ đoàn có năm người tàu sử dụng động cơ điện tầm hoạt động ba mươi ki lô mét, với tốc độ sáu hải lý trên giờ Thịnh cho lắp bộ ly hợp trong trường hợp hết ác qui, thủy thủ đoàn có thể dùng tay để quay trục chân vịt. Tàu có thể lặn sâu hai mươi mét và trong vòng hai giờ đồng hồ được trang bị hai ống ngư lôi với bốn quả hai bên mạn, ngư lôi dài bảy mét, chứa hai trăm cân thuốc nổ TNT, tầm bắn của ngư lôi là ba trăm mét.
— QUẢNG CÁO —

Những người chứng kiến tàu ngầm hôm chạy thử đều rất ngạc nhiên, những sĩ quan hải quân đều cho rằng đây là loại vũ khí trên biển lợi hại nhất thế giới của Hải quân Đại Việt. Nhiều quan viên triều đình còn tò mò không biết chiếc tàu này có lặn được đến tận Long Cung của vua Thủy Tề không. Tuy nhiên do tầm hoạt động ngắn lên tàu vẫn phải có tàu hộ tống kéo đi đến gần mục tiêu mới lặn xuống và trong vòng hai tiếng phải trở về để nạp thêm điện và lấy oxy. Sau khi chạy thử nghiệm thành công hàng loạt chiếc tàu ngầm được các xưởng tàu của Đại Việt thiết kế và đóng mới.

Đã thấm thoát chín năm kể từ ngày Thịnh xuyên việt nền kinh tế Đại Việt chuyển từ một đất nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước công nghiệp hàng đầu thế giới với những phát minh đi trước thời đại. . Các sinh viên, kể cả nữ giới, đã được tuyển chọn cẩn thận căn cứ vào khả năng thực sự rồi được gửi ra nước ngoài, bởi vì Thế Giới là một ngôi trường học bao la. Các du học sinh được phân phối học những gì, học ở đâu, và học làm sao để sau này có thể mang những điều hiểu biết, trở về quê hương, làm thay đổi đời sống tại Đại Việt. Những nơi du học đều rất hấp dẫn đối với tinh thần ham học của người Đại Việt : nước Anh về Hải Quân và Hàng Hải Thương Thuyền, nước Pháp về Luật Pháp và Tổ Chức Chính Quyền Địa Phương, nước Đức về Quân Đội và Y Khoa, còn Hoa Kỳ được chú ý về cách khai thác Thương Mại.

Các du học sinh từ nước ngoài về ngày càng nhiều được bổ nhiệm tạo một làn sóng trẻ với suy nghĩ đổi mới hơn trong hệ thống quan lại của Triều đình. Để phù hợp với sự thay đổi chóng mặt của Đại Việt Thịnh đã ban bố một số chiếu chỉ tuyên bố "tứ dân bình đẳng", nghĩa là bốn tầng lớp gồm Sĩ, Nông Công, Thương (binh sĩ, nông dân, thợ thủ công và thương nhân) giờ đây không còn bị phân biệt. Triều đình còn ban bố quyền tự do buôn bán (kể cả ruộng đất) và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất (đồng Cảnh Thịnh), xây dựng cơ sở hạ tầng (đặc biệt là đường sắt). Triều đình còn ra lệnh phế đao, không người dân tự ý mang đao kiếm.

Nhiều phái đoàn được cử sang phương Tây học hỏi về cách thức quản lý hành chính và về kỹ thuật. Toà án mới (kiểu tư sản) được thành lập. Nhiều cải cách quan trọng về giáo dục được thi hành trong đó có việc thành lập các trường Đại học để đào tạo tầng lớp lãnh đạo chính quyền và kinh doanh. Lúc này ở Đại Việt có khoảng 10 trường Đại học các môn học chuyển chủ yếu từ học thuộc Kinh Sử sang Khoa học-Kỹ nghệ-Thương mại. Mô hình tự trị-tự chủ Đại học được áp dụng theo hình mẫu phương Tây, tư nhân được phép mở trường. Chất lượng dạy học cũng như chương trình chịu ảnh hưởng Hoa Kỳ và Phương Tây nhiều mặt. Điển hình như việc soạn sách: 80% sách vở và tài liệu chuyên ngành được biên soạn theo mẫu Phương Tây.

Lúc này tại Châu Âu nhờ vào bản thiết kế vũ khí và nguồn cung cấp đạn gần như vô tận, liên minh thứ sáu đã chiếm lợi thế trên chiến trường thắng liên tiếp. Do hiệu ứng hồ điệp mà sau khi chế tạo hạt nổ thất bại quân Pháp cũng chế ra loại súng trường bắn đạn viên vỏ đạn làm bằng bìa các ton tuy không bằng súng kiểu 1874 nhưng vẫn lợi hại hơn súng hỏa mai. Năm 1812, Liên minh thứ sáu đã đánh bại quân đội của Napoleon tại Leipzig ( sớm hơn một năm so với lịch sử ), năm sau đó Liên minh tấn công nước Pháp, buộc Napoléon phải thoái vị và đày đến đảo Elba. Để kỷ niệm chiến thắng này nước Anh đại diện cho liên minh tổ chức bữa tiệc ăn mừng chiến thắng và không quên mời Đức Vua của Đại Việt đến dự tiệc ăn mừng chiến thắng ở Luân Đôn . Nhân dịp này Viện Khoa Học Hoàng Gia Anh sẽ trao huân chương cao nhất cho sự cống hiến cũng như những phát minh khoa học của Thịnh.