Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 35: Phục hồi Kinh Tế



Sau chiến tranh do tình trạng thiếu nhân công trầm trọng trong các công xưởng Thịnh ban chiếu về luật lao động giao cho bên Bộ Lễ chỉnh sửa. Theo luật mới một tháng làm việc nghỉ bốn ngày. Có chế độ nghỉ ốm đau đặc biệt với phụ nữ có chế độ nghỉ sinh đẻ, thai sản, con ốm… Thịnh cho phép các công xưởng và nhà máy dệt của Triều đình quản lý tuyển thêm phụ nữ bổ sung lượng nhân công thiếu hụt vì chiến tranh. Nhiều gia đình mất đi lao động chính nay lại những góa phụ cũng có việc làm để nuôi sống gia đình. Phong cho nữ sĩ Hồ Xuân Hương chức quan chuyên phụ trách vấn đề bảo vệ đề xuất quyền lợi phụ nữ, giải quyết các vấn đề tranh chấp, ban thêm điều luật về bạo hành gia đình nếu chồng đánh vợ sẽ bị xử phạt nặng hoặc có thể đi tù. Hậu quả là hai mươi năm sau từ vũ phũ gần như biến mất trong giao tiếp xã hội mà từ vũ thê được thay thế, những người phụ nữ đánh chồng ngày càng phổ biến, nhiều người đàn ông sau này oán giận Thịnh.

Những vùng chiến tranh xảy ra như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh … đều được miễn thuế ba năm. Binh lính những năm đầu được giao nhiệm vụ hỗ trợ nông dân cày ruộng, gặt lúa... Thịnh ban chiếu thống nhất đo lường trong cả nước theo đơn vị đo lường Decimet của Pháp là mét, khối, kilogam, lịch làm việc theo lịch dương. Các trường cho mời các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy. Thịnh nhớ ở kiếp trước giai đoạn này ở Châu Âu bùng nổ các phát minh khoa học nhưng nhiều phát minh chưa phù hợp thời đại nên bị thờ ơ coi thường, thậm chí có nhà phát minh chết trong nghèo khó như Barthélemy Thimonnier người phát minh ra máy khâu. Thịnh lập ra Viện hàn lâm khoa học, thành phần chủ yếu là những sinh viên đi du học Thịnh đi học nước ngoài về, qua Viện hàn lâm mời các giáo sư đại học nổi tiếng nước ngoài sang giảng dạy với mức lương cao và tạo nhiều điều kiện nghiên cứu như Alexandro Volta, Humphry Davy, Michael Faraday, khi họ sang gặp gỡ nói chuyện với Thịnh bằng kiến thức kiếp trước Thịnh làm cho họ khâm phục nhờ những gợi ý của Thịnh những phát minh của họ ra đời sớm hơn trong lịch sử. Như pin của Volta hay máy phát điện của Michael Faraday. Kiếp trước thời trẻ Thịnh cuốn sách gối đầu giường là cuốn “Cuộc đời các nhà khoa học trước thế kỷ 20”, nên qua đó nhớ được tên tuổi, nơi sinh sống dựa vào trí nhớ này Thịnh lập ra danh sách những nhà phát minh chưa nổi tiếng giao cho bên Viện hàn lâm cho người tìm kiếm. Những nhà phát minh như Robert Fulton về tàu ngầm, William Congreve về tên lửa chất đẩy rắn, Frederick Koenig về máy in (chạy bằng hơi nước, là máy in cơ khí có hiệu suất gấp đôi so với máy in thủ công trước đó), Barthélemy Thimonnier máy khâu, John Walker sản xuất diêm, William Sturgeon ( nam châm điện ) được Viện hàn lâm tìm kiếm cho người mời về, hoặc dụ dỗ thậm chí bắt cóc. Các nhà phát minh được sự đầu tư, gợi ý của Thịnh đã đưa ra những phát minh của mình vượt cả sự mong đợi của chính bản thân. Đại Việt liên tục có những sản phẩm mới làm thế giới kinh ngạc.

Như Michael Faraday là người phát minh máy phát điện đầu tiên với sự gợi ý và đầu tư động cơ điện cũng được Faraday phát minh ra và hoàn thiện. Volta phát minh ra pin nhưng với sự đầu tư và tư vấn của Thịnh đã ra đời một số loại ác qui có khả năng cung cấp điện lâu dài. Hay hỏa tiễn của William Congreve với chất đẩy rắn được Thịnh góp ý đã có những dàn tên lửa kiểu Kachiusa đầu tiên cho quân đội.

Nhân đợt kinh thành phía đông Thăng Long có đợt hỏa hoạn phố hàng Chiếu và mấy phố xung quanh, các kiến trúc sư về xin phép xây dựng kiến trúc Châu Âu ở khu vực đó được Thịnh chấp nhận, tuy nhiên những công trình văn hóa như chùa chiền, miếu mạo có tính chất lịch sử thì cấm không được vi phạm. Nhân dịp này Thịnh tung sản phẩm xi măng ra được các nhà giàu ưa chuộng sử dụng để xây nhà, đã có những căn nhà 2 tầng kiểu châu Âu mọc lên trên 36 phố phường Hà Nội.
— QUẢNG CÁO —

Nhờ máy khâu của Barthélemy Thimonnier mà sản lượng quần áo xuất khẩu Đại Việt tăng vọt, các đơn hàng quần áo đặt từ các Châu Âu ngày càng tăng. Đặc biệt Thịnh cho sản xuất áo lót cho phụ nữ, sản phẩm này thay yếm đào được các chị em săn lùng và trở thành hàng hot ở Châu Âu. Máy in của Frederick Koenig làm giá thành sách vở cho các học sinh và sinh viên giảm, các quận huyện đều có thư viện miễn phí ngày càng nhiều người biết đọc biết viết. Thịnh quyết định thay đổi chữ nôm bằng chữ quốc ngữ cho dễ phổ cập việc này tuy bị các quan văn phản đối nhưng qua thời gian thấy tác dụng của loại chữ mới nên dần dần được mọi người chấp nhận. Nhà máy diêm cũng được thành lập không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước mà nhu cầu xuất khẩu cũng tăng vọt trong hai năm đã mở ra ba nhà máy. Biết Đại Việt là nơi có thể phát triển những phát minh khoa học, chiêu đãi nhân tài nên có nhiều người tìm đến, nên Thịnh cho thành lập một khu nhà trong Viện Hàn Lâm chuyên để tiếp đón những nhân tài trên thế giới. Tuy nhiên cũng có những kẻ chỉ lợi dụng hoặc có những ý tưởng điên rồ, những thành phần này Viện Hàn Lâm cũng cho vé tàu và tặng một ít tiền lộ phí . Có một lần cuối buổi chầu quan bên Viện Hàn Lâm bước lên tâu có một người nước ngoài đến ở khu nhà của Viện dành cho khách tên là William cứ nằng nặng đòi gặp Đức Vua, anh ta tuyên bố có thể làm được cái máy thay người viết tay, một tháng nay anh ta thường xuyên uống rượu gây mất trật tự khu nhà khác Viện phó định đuổi đi nhưng Viện Trưởng ngăn lại và báo cho Thịnh. Sau khi Thịnh gặp mặt thấy một thanh niên tầm ba mươi tuổi, đầu bù tóc rối, người nồng nặc mùi rượu, khi nói chuyện mới biết anh ta chính là William A.Burt người đã tạo ra máy đánh chữ đầu tiên trên thế giới. Sau khi anh ta trình bày phát minh của mình, bằng trí nhớ kiếp trước Thịnh bổ sung chỉnh sửa một số chi tiết ví dụ như phím cách trống cần làm lớn hơn, hoặc bố trí một số bàn phím cho phù hợp William nói :

- Tôi có nghe nói Đức Vua Đại Việt là một nhà khoa học am hiểu rất nhiều lĩnh vực tôi không tin, nhưng hôm nay tôi thực sự tâm phục.

Các nhà phát minh khi tung ra sản phẩm đều được hưởng từ hai mươi đến ba mươi phần trăm tiền lãi nên ngày càng nhiều nhà phát minh tìm đến Đại Việt.Nhân dịp tái thiết lại thành Thăng Long sau một vụ hỏa hoạn làm cháy mất một số tuyến phố, Thịnh cho các kiến trúc sư xây dựng một khu phố theo kiến trúc Châu Âu để dành cho người nước ngoài và một số quan lại. Thịnh cũng nhắc nhở các kiến trúc các biệt thự cẩn xây tường dầy hơn để cách nhiệt, cửa sổ lớn hơn ở châu Âu, hành lang phải rộng phải hút gió tránh thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Khi xây dựng xong các kiến trúc sư đều khâm phục những ý tưởng của Đức Vua.

Để cho hoàng thái hậu và mình có thời gian nghỉ ngơi, Thịnh cho xây khu nhà nghỉ kiểu sinh thái ở biển Cửa Lò và Hạ Long. Nhìn bản vẽ thiết kế của Thịnh mô phỏng theo các resort kiếp trước viên kiến trúc sư trưởng phải thốt lên
— QUẢNG CÁO —


- Thần đã học nhiều năm ở Châu Âu và được đi nhiều nước nhưng chưa thấy kiến trúc nào kết hợp giữa văn hóa dân tộc và kiến trúc Châu Âu hòa hợp với thiên nhiên như thế này, thần thật sự bái phục.

Để kỷ niệm chiến thắng quân Thanh các kiến trúc sư đề nghị xây dựng một kiến trúc tầm cỡ nào đó như Khải Hòa Môn hoặc tượng đài chiến thắng nhưng Thịnh gạt đi, Thịnh nói :

- Nước nhà mới trải qua chiến tranh cần nhiều khoản tiền để tái thiết đất nước. Các khanh có lòng tưởng nhớ đến công lao của Trẫm cũng là việc tốt, nhưng hay để số tiền đó đầu tư vào một công trình nào đó có lợi cho lê dân bá tánh.
— QUẢNG CÁO —

Cuối cùng Thịnh quyết định thiết kế cây cầu lớn bằng sắt đầu tiên ở Đại Việt bắc qua sông Hồng đặt tên là Cầu Long Biên để làm công trình kỷ niệm chiến thắng và để phục vụ cho việc phát triển kinh tế ở miền Bắc. Đường cái quan từ Phú Xuân đến ải Mục Nam Quan cũng được làm bằng xi măng rộng 8 thước đây là tuyến đường phục vụ cho việc kinh tế và quân sự. Đường sắt cũng được xây dựng từ Phú Xuân đến kinh thành Thăng Long.
Một thời gian sau các nhà giàu ở Đại Việt đã có quạt ác qui sử dụng trong những ngày nóng nực, pin ác qui được nạp bằng máy phát điện của Faraday dùng bằng sức nước hoặc trâu kéo.
Có một lần đang nằm trong lòng Thịnh hưởng không khí mát lạnh từ chiếc quạt Aji uốn éo nhắc khéo Thịnh việc tặng bản vẽ khẩu 1874 như đã hứa, Thịnh nghĩ “ lúc này các thợ châu Âu đều có thể sản xuất được súng 1874 có điều việc chế tạo đạn còn khó khăn, chi bằng mình tặng bản vẽ cho một số nước để lấy sự giao hảo, chỉ sản xuất đạn bán cho họ. Hiện tại quân đội Tây Sơn cũng đã không dùng súng 1874 nữa mà chuyển sang Mosin và Sten”. Thịnh quyết định tặng mẫu súng đó cho Nhật, Anh và một số nước trong khối đồng minh chống Napoleon.