Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 25: Tin tức bất lợi



Lúc này ở triều đình Đại Thanh các quan lại đang bàn bạc tranh luận về việc của Đại Việt. Đám quan lại đã được ăn đút lót từ viên sứ thần nhà Nguyễn đứng đầu là Phúc An Khang ra sức thuyết phục Hoàng đế Gia Khánh yêu cầu Đại Việt cống nộp vũ khí mới và thợ giỏi. Phe còn lại đứng đầu là Bát Vương Gia không muốn đi vào vết xe đổ của hai mươi vạn quân Thanh năm Kỷ Dậu ( 1789) vì cho rằng với loại vũ khí lợi hại của Đại Việt nếu giao chiến cũng sẽ bị tổn thất rất lớn, hoặc giữ thái độ trung lập. Hoàng Đế Gia Khánh hỏi ý Lưu tể tướng thì được đáp.

- Thần thấy quả là súng của Đại Việt rất lợi hại, nếu ta có thể làm được thì quân đội chúng ta chẳng khác gì hổ thêm cánh, tuy nhiên nếu họ không đáp ứng mà chúng ta không động binh đao thì mất mặt Thiên triều, thiên hạ cười chê. Theo ý thần ta có thể “ tiên lễ hậu binh “ gả một Quận chúa nào đó cho Quang Toản và yêu cầu dùng súng và thợ giỏi là của hồi môn như vậy nếu vua Đại Việt từ chối ta cũng có cớ để xuất binh.

Gia Khánh khen phải và truyền quan nội thị đến truyền chiếu chỉ. Tin dữ ập đến khi Thịnh đang cùng các thợ xem các súng cối mới ra lò, sứ thần đến Trung Đô truyền chiếu chỉ của Vua Gia Khánh sẽ gả quận chúa Yến Vy cho Quang Toản, ngược lại lễ vật của vua Đại Việt là ba nghìn khẩu súng kiểu 1874 cải tiến và ba mươi thợ đúc súng giỏi, hạn trong ba tháng sẽ chọn ngày lành tháng tốt để Vua Đại Việt đón dâu.


Sau khi tiếp nhận thánh chỉ, Thịnh cho mời Lê Văn Hưng và Ngô thì Nhậm vào Ngự Thư Phòng để bàn bạc. Lê Văn Hưng vốn là quân sư của Quang Trung thường được Quang Trung hỏi ý kiến trong các việc lớn, Hưng tâu.

- Thần có ba kế là hạ sách, trung sách và thượng sách không biết hoàng thượng chọn kế nào.
— QUẢNG CÁO —

Khi được hỏi, Hưng trả lời
- Hạ sách là ngay lập tức từ chối và chuẩn bị quân đội để giao chiến với quân Thanh , Trung sách là tạm thời tặng vài trăm khẩu súng và lấy cớ đang giao chiến với nhà Nguyễn lên chưa có đủ, xin khất một năm để có thời gian chuẩn bị quân đội, Thượng sách là giao đủ ba nghìn khẩu súng và thợ chúng ta sẽ cải tiến súng tốt hơn để dùng, ngoài ra kết thông gia với nước Thanh chúng ta tránh được một kẻ địch bên cạnh. Lần trước hai mươi vạn quân Thanh tràn sang làm trăm họ điêu linh, Thăng Long hoang tàn, nếu xảy ra chiến tranh lần nữa người khổ nhất là muôn dân trăm họ, chúng ta còn kẻ thù là Nguyễn Ánh nếu chiến tranh với nhà Thanh sẽ bị lưỡng đầu thọ địch.

Ngô Thì Nhậm ngắt lời
- Thần phản đối thượng sách của Lê Văn Hưng, nếu chúng ta đáp ứng yêu cầu của nhà Thanh khác nào chắp cánh cho hổ. Đại Việt tránh được hoạ đau binh nhưng các nước bên cạnh sẽ không tránh khỏi, chúng ta nhân nhượng nhưng liệu nhà Thanh có còn lấn tới nữa không. Tiên hoàng đã đánh tan hai mươi vạn quân Thanh khiến Càn Long phải gả công chúa và trả lại một số tỉnh thuộc Lưỡng Quảng cho Đại Việt. Ý thần là chúng ta vừa đánh vừa đàm phán.

Thịnh nghĩ “câu vừa đánh vừa đàm này nghe thấy quen quen” liền nói
- Theo ý trẫm sẽ dùng Trung sách của Lê Văn Hưng để có thời gian chuẩn bị quân đội sau đó sẽ vừa đánh vừa đàm phán với nhà Thanh.
— QUẢNG CÁO —


Lập tức ban chiếu cho Trần Quan Diệu yêu cầu trong ba tháng phải hạ được thành Qui Nhơn sau đó để lại tướng giữ thành, còn đại quân quay về Bắc. Giao cho Đô đốc Đặng Tiến Đông và Đô đốc Tuyết xây dựng phòng tuyến, pháo đài phòng ngự ở Lạng Sơn, Ải Chi Lăng, và tu sửa thành nhà Mạc ở Cao Bằng.

Lệnh cho Bộ Hộ xây dựng gấp đường sắt từ Thăng Long đi Ải chi Lăng trong một năm phải xong. Giao cho Ngô thì Nhậm đi sứ Thanh dùng mọi cách để thuyết phục Hoàng Đế Gia Khánh cho thời gian một năm để chuẩn bị lấy cớ đang chiến tranh với Nguyễn Ánh nên chưa có thời gian chuẩn bị lễ vật, dâng tạm ba trăm súng, hơn nữa nhà Vua mới bị ám sát nên sức khỏe chưa bình phục hẹn một năm sau sẽ có đủ ba nghìn súng và thợ giỏi để làm hồi môn cưới Quận Chúa.

Lúc này ở Qui Nhơn Trần Quang Diệu đã nhận được chiếu chỉ của Thịnh, đang cho họp các tướng để bàn kế sách. Một tháng qua Quân Tây Sơn đã tấn công thành nhưng do thành được xây dựng lại kiểu vauban, lại được trang bị các hỏa khí mới kiểu Pháp, tướng chỉ huy là Nguyễn Huỳnh Đức kiên trì cố thủ lên chưa chiếm được mà lại bị tổn thất nặng nề. Đột nhiên bên ngoài lính vào báo có người xin vào gặp, khi cho vào là một thanh niên vóc dáng nhanh nhẹn, người đó cúi chào các tướng và dâng mật thư cho Trần Quang Diệu. Đọc thư xong Diệu mừng nói với các tướng .

- Đúng là nhờ hồng phúc bệ hạ, tướng Đặng Văn Long gửi thư cho ta hẹn đêm mai sẽ làm nội ứng để cho ta vào thành.
— QUẢNG CÁO —

Lại nói đến Đặng Văn Long, sau khi chiếm thành Qui Nhơn năm 1801 thì được tin Phú Xuân thất thủ, Đặng Văn Long chán nản thoái chí đi ở ẩn. Gần đây nghe được tin thắng trận liên tiếp của quân Tây Sơn, biết sớm muộn có ngày quân Tây Sơn lấy lại thành Qui Nhơn lên tụ tập thủ hạ được vài chục người, tìm cách trà trộn vào trong thành.

Đêm hôm đó, tại kho lương cai đội Giáp đang cùng thủ hạ tuần tra, đột nhiên mấy bóng đen xuất hiện từ phía sau rất nhanh hạ sát toán đi tuần. Sau đó các bóng đen nổi lửa đốt kho lương, gặp thời tiết đang vào mùa khô nên bốc lửa rất nhanh, đám lính canh gần đó chạy đến hò reo dập lửa. Lúc này ở cửa Bắc thành Đặng Văn Long và thuộc hạ nhân lúc lính canh mải nhìn về phía đám cháy bất ngờ tấn công tuy chỉ có hai mươi người nhưng tập kích bất ngờ nên phút chốc đã làm chủ thế trận, lúc này nghe có báo động quân đi tuần gần đó chạy tới ứng cứu. Thuộc hạ của Đặng Văn Long liều chết chặn ở cầu thang để Đặng Văn Long lên lầu mở cổng thành. Do luyện ngạch công nên Văn Long có thể nằm dưới đất, cánh tay đỡ được bánh xe nặng, giang hồ gọi ông là Thiết Tý Đặng (họ Đặng cánh tay sắt)... có sức khỏe nên một mình Đặng Văn Long quay cánh trục mở cổng thành bằng đá mà bình thường bốn tên lính khỏe mạnh mới làm được. Quân Tây Sơn ở ngoài đợi sẵn tràn vào thành. Tướng giữ thành là Nguyễn Huỳnh Đức vừa chợp mắt thì nghe bên ngoài có tiếng hò reo, lại thấy lính chạy vào báo quân Tây Sơn đã tràn vào trong thành lên vội vàng cùng tùy tùng mở đường máu chạy về phía thành Diên Khánh.

Sau khi vào được thành, gặp lại Đặng Văn Long, Trần Quang Diệu rất mừng vì quân Tây Sơn lại có thêm một dũng tướng. Sau khi thu xếp bàn giao ổn thỏa cho tướng quân Lý Văn Bưu và một vạn quân ở lại giữ thành Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng và Đặng Văn Long dẫn đại quân quay ra Trung Đô.