Soán Đường

Quyển 3 - Chương 64: An viễn đường nguy nan



Trịnh Ngôn Khánh đem thư giao cho Từ Thế Tích, trầm tư lại mà không nói gì.

Có lẽ trong lòng Trịnh Hoành Nghị đối với người sáng tạo ra câu chuyện Tam Quốc Diễn Nghĩa là Trịnh Ngôn Khánh nghĩ hắn nhất định có thể có biện pháp tốt, mà trên thực tế, Ngôn Khánh đã lưu lại ấn tượng rất lớn cho Trịnh Hoành Nghị.

Cho nên khi Trịnh Hoành Nghị khó khăn thì người đầu tiên nó nghĩ tới là Trịnh Ngôn Khánh.

Trịnh Vi Thiện ngồi ở bên cạnh không hề lên tiếng.

Từ Thế Tích sau khi bỏ thư qua một bên thì nhìn lại Trịnh Ngôn Khánh.

- Ngôn Khánh, còn ý kiến gì không?

Trịnh Ngôn Khánh trong lòng cười khổ, chuyện này ta có thể nghĩ ra biện pháp gì cho tốt đây?

Hắn mở to mắt:

- Trịnh thúc thúc, tình huống có phải là rất nghiêm trọng không?

- Căn cứ vào lời nói của người nhà thì tình hình có hơi nghiêm trọng, quan trọng nhất là thất phòng tựa hồ muốn nuốt chửng cả chúng ta. Ngôn Khánh cậu cũng biết, Đại công tử sau khi từ Lạc Dương trở về An Viễn đường hiện tại đã không còn căn cơ nữa, mà Trịnh thị ở Giang Nam tuy ở trong triều không có căn cơ nhưng mà tài lực hùng hậu, thất phòng đều được bọn họ giúp đỡ cho nên bọn họ đều ủng hộ Trịnh thị phía nam.

Trịnh Ngôn Khánh nhíu lông mày hóa ra là thế.

Trịnh thị ở thời kỳ Lưỡng Tấn chia ra làm nam bắc hai tông, một tông thì ở Huỳnh Dương, một tông thì ở Giang Nam.

Thủy tổ của Trịnh thị phía Nam chính là Trịnh Diệp.

Đến đời thứ năm của họ có một người xuất hiện chính là Trịnh Kính Tân, là phụ quốc tướng quân, trung tán đại phu, lúc ấy quyền hành vô cùng lớn, nhưng đến cuối thời bắc tề bắc chu, họ Trịnh bắt đầu trở nên xuống dốc.

Nhưng vì bọn họ kinh doanh ở Giang Nam đã hơn trăm năm nên tài lực vô cùng hùng hậu.

Hiện nay đại Tùy sau khi khai thông kênh đào, nam bắc ngày càng lưu thông với nhau, khiến cho nam tổ Trịnh thị cũng có ý niệm quy tông, bọn họ nếu như chống lưng được cho Trịnh thị ở Huỳnh Dương thì đúng là một trợ lực rất lớn.

Nam tổ quy tông từ lúc Trịnh Đại Sĩ còn sống đã bắt đầu vận động.

Lúc ấy Trịnh Đại Sĩ cũng vô cùng tích cực định đem chi ở phía nam này nhét dưới lá cờ của An Viễn đường.

Nhưng về sau vì nhiều nguyên nhân khiến cho việc này bị gián đoạn, không ngờ tiện nghi này lại rơi xuống thất phòng, khó trách được Trịnh Thiện Nguyện thay đổi lập trường, tích cực hỗ trợ cho nam tổ Trịnh thị chiếm ngôi của An Viễn đường.

- Gia gia của ta thế nào rồi?

Trịnh Ngôn Khánh đột nhiên xoay chuyển, hỏi Trịnh Vi Thiện.

- À, lão gia ở Huỳnh Dương vẫn tốt.

- Đại công tử đối với ông ấy vẫn rất cung kính, ba trăm khoảnh ruộng ở Bách Hoa Cốc đã được cắt ra, trên danh nghĩa là của ông ấy.

- A?

Đôi mắt của Trịnh Ngôn Khánh đảo một vòng rồi cười ha ha:

- Đại công tử đối với tổ tôn ta đúng là chiếu cố rất tốt.

- Đúng thế, đại công tử hôm nay đối với lão gia tử vô cùng coi trọng.

- Xưởng sắt ở Huỳnh Dương hiện tại thế nào rồi?

Ngôn Khánh cất tiếng hỏi chuyện này khiến cho Trịnh Vi Thiện cảm thấy khó hiểu.

Hắn không rõ, xưởng sắt ở Huỳnh Dương thì có liên quan gì tới Trịnh Thế An.

Chỉ là Ngôn Khánh đã hỏi thì hắn cũng không thể không trả lời.

- Xưởng chế tạo binh khí không tốt cho lắm, nghe nói binh khí áo giáp trên chiến trường sử dụng phần lớn đều lấy ở phía Nam, đại công tử kiểm tra, thì phát hiện ra xưởng sắt ở Huỳnh Dương thiếu hụt tới hơn bảy vạn quan, nếu không có sản nghiệp khác chèo chống thì chỉ sợ không duy trì nổi.

- Có chuyện nghiêm trọng như vậy sao?

Trịnh Ngôn Khánh trầm tư hồi lâu rồi đột nhiên đứng dậy:

- Mã Tam Bảo, ngươi đi vào trong thư lâu, lấy cái hộp gỗ ở tầng thứ ba từ trên xuống dưới.

Mã Tam Bảo vội vàng vâng dạ từ từ đi lên, Trịnh Ngôn Khánh cười cười nói:

- Cái này ngoại trừ người của Trịnh thị phía nam gây hấn còn có nguyên nhân gì khác không?

- Nguyên nhân khẳng định là có...

Trịnh Vi Thiện nghĩ nghĩ rồi cười khổ nói:

- Kỳ thật, chuyện này cũng là từ lúc Quy Xương công và đại lão gia khôn cùng ý kiên vào năm khai hoàng thứ hai mươi, lúc đó thái tử tranh giành, Quy Xương công muốn giúp đỡ Dương Dũng mà đại lão gia thì coi trọng bệ hạ.

- Kết quả, sóng lớn qua đi, đại lão gia đã chọn đúng, đại công tử sau đó cũng được thăng quan.

Tiên hoàng lúc băng hà, Quy Xương công muốn liên thủ với hán vương, kết quả Hán vương thua trận, Quy Xương công bị lột bỏ tước vị.

- Cho nên từ trước tới nay Quy Xương công vẫn mang địch ý với chúng ta, chỉ là vẫn chưa tìm được cớ phù hợp. Lần này đại công tử bạch thân tiếp nhận An Viễn đường, Quy Xương công cảm thấy thời cơ đã chín muồi.

- Quy Xương công chính là người chấp chưởng Kinh đường, tộc trưởng Trịnh thị Trịnh Thiện Nguyện, hắn ta hai lần đứng sai đội ngũ, trải qua rất nhiều sóng gió, lần này muốn mượn nhờ Trịnh Sĩ Cơ gây áp lực lên An Viễn đường, hi vọng có thể đánh gục Trịnh Nhân Cơ.

Nếu như Trịnh Nhân Cơ không có ứng đối thích đáng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Đối với hành động lúc này của Kinh Đường chắc chắn các phòng khác đã suy tính lợi hại đầy đủ.

Mà lúc này Mã Tam Bảo cũng đã mang hộp gỗ tới, mở ra trước mặt của Trịnh Ngôn Khánh, bên trong chồng chất những bản vẽ.

- Trịnh thúc thúc, thúc tổ ta đối với chuyện này thế nào?

Thúc tổ trong lời nói của Trịnh Ngôn Khánh, chính là thúc phụ của vợ lẽ của gia chủ, Trịnh Đạo Huyền.

Trịnh Vi Thiện lắc đầu:

- Thúc tổ của ta không có ý kiến gì, hơn nữa còn gửi thư phân phó cho ta, nói ta làm việc cho tốt.

Trịnh Đạo Huyền cũng là một lão hồ ly.

Cái gì mà làm việc cho tốt, rõ ràng là tọa sơn quan hổ đấu, rồi sau đó thu lợi sau khi cuộc chiến kết thúc.

Lại bảo Trịnh Vi Thiện làm việc cho tốt, chính là muốn giành lợi ích tốt nhất, một tay khống chế cơ nghiệp Trịnh thị ở Lạc Dương, mặc kệ Trịnh Nhân Cơ đến cuối cùng có thể giữ được An Viễn đường hay không, lợi ích bên Lạc Dương này vẫn nằm trong tay vợ lẽ kia.

Lão gia hỏa này muốn ra tay cắt khối thịt lớn ở Lạc Dương.

Ngôn Khánh ngẩng đầu nhìn qua Trịnh Vi Thiện:

- Trịnh thúc thúc, chuyện này con phải suy tính cho thật kỹ.

- Thúc cũng biết con tuổi còn nhỏ, chuyện này con cũng không có quyền lên tiếng, con chỉ cảm thấy sau khi đại lão gai mất, An Viễn đường ngày càng mất đi thực lực, tiếng nói ngày càng yếu, nếu như không thể nói chuyện ở trong tộc hội thì sẽ vô cùng khổ sở.

Trịnh Vi Thiện khó hiểu nhìn thoáng qua Trịnh Ngôn Khánh, không biết Trịnh Ngôn Khánh có ý gì.

Chỉ là Trịnh Ngôn Khánh đã nói như vậy hiển nhiên là có ý tứ tiễn khách. Trịnh Vi Thiện tuy không hiểu chuyện nhưng nhãn lực đó vẫn có.

Vì vậy hăn chắp tay:

- Vậy ta xin cáo từ trước.

Trịnh thúc thúc, xin chuyển cáo cho đại công tử, đặc biệt là câu nói kia, kính xin đại công tử nghĩ lại.

- Ta nhất định sẽ chuyển cáo.

Trịnh Vi Thiện cáo từ rời đi.

Ở trong phòng khách, chỉ để lại Từ Thế Tích và Trịnh Ngôn Khánh hai người.

- Ngôn Khánh, ngươi vừa rồi nói câu nói đó không phải là muốn đem Trịnh gia gia vào trong tộc hội hay sao?

Từ Thế Tích kéo tay của Trịnh Ngôn Khánh mà vụng trộm hỏi thăm.

Trịnh Ngôn Khánh cười hắc hắc, ôm lấy cổ của Từ Thế Tích:

- Ta không những để cho gia gia ta tiến vào trong tộc hội mà còn muốn vì ngươi mưu đồ một tiền đồ tốt.