Soán Đường

Quyển 3 - Chương 63: Thư cầu cứu



Cái thương pháp kia nếu như thất truyền thì đúng là một điều đáng tiếc, con muốn học giáo nhất định phải có một thanh giáo tốt, nhưng từ khi Ngôn Hổ mất tích, hầu như không còn ai có thể chế tạo giáo tốt.

- Lại là Ngôn Hổ.

Trịnh Ngôn Khánh thiếu chút nữa cất tiếng hỏi về chuyện của Ngôn Hổ, may mà hắn có thể kìm nén được.

Hắn biết phân nặng nhẹ, chuyện này nếu như hỏi nhiều sẽ khiến cho Trưởng Tôn Thịnh hoài nghi.

Năm đó Trưởng Tôn Thịnh đã cầu tình Ninh Trường Chân, bảo vệ tính mạng cho Ngôn Hổ.

Nhưn chưa chắc hắn sẽ đồng ý bảo vệ tính mạng cho Ngôn Khánh... gây chuyện không tốt, Trịnh Ngôn Khánh còn sẽ bị mất đi tính mạng, chuyện của Ngôn Hổ chỉ có thể giấu ở trong lòng.

Yên lặng tìm cơ hội, tìm cách điều tra.

Ngày hôm nay, Trịnh Ngôn Khánh cùng với Trưởng Tôn Thịnh hai người sau khi luyện cung tên xong chia tay ở ngoài Quang cổng.

Trưởng Tôn Thịnh ở phía bắc Lạc Thủy, mà Ngôn Khánh ở trúc viên, nhất định phải sang sông. Sau khi luyện tập cả ngày, Ngôn Khánh cũng vô cùng mệt mỏi, lúc hắn trở về Trúc Viên thì ở trong trúc lâu, đèn đuốc đã sáng trưng.

Trịnh Ngôn Khánh xoay người xuống ngựa thì thấy Mã Tam Bảo vội vàng đi tới:

- Thiếu gia, Trịnh phủ phái người cầu kiến.

--------

Trịnh Vi Thiện ngồi ở trước trúc lâu, mình mặc thanh sam.

Hiện nay trúc lâu chỉ còn Từ Thế Tích, nguyên nhân rất đơn giản, Tiết Vạn Triệt đã quay lại Hà Đông, Bùi Hành Nghiễm bị lão gia tử cấm ở trong nhà, hiện nay Phòng Ngạn Khiêm nghiêm trị ở Lạc Dương, tất cả các công tử ca ở đây đều không ai dám trêu chọc tới Phòng Ngạn Khiêm thiết diện vô tư, người này thuộc về lục thân bất nhận, trước đó vài ngày, Tề Vương thế tử ở Lạc Dương phóng ngựa đả thương người bị Phòng Ngạn Khiêm hạ lệnh đuổi bắt, đánh cho mười trượng mới trả về nhà.

Tề Vương Thế tử chính là cháu trai của Dương Quảng.

Phòng Ngạn Khiêm ngay cả hắn cũng không tha thật khiến nhiều người phải sợ hãi.

Bùi Hành Nghiễm, Tiết Vạn Triệt đều không ở trúc viên, Ngôn Khánh mỗi ngày muốn đi học cho nên ở nhà chỉ còn lại Vương Chính, Từ Thế Tích.

Những người khác không có tư cách tiếp đãi khách nhân nên trách nhiệm này rơi xuống Từ Thế Tích, Từ Thế Tích cũng là ti phẩm nhưng cuối cùng cũng là xuất thân trung lưu, tuy so với Trịnh Vi Thiện chênh lệch một chút nhưng luận về gia thế thì chưa chắc đã thua Trịnh Vi Thiện.

Cho nên trước khi Trịnh Ngôn Khánh về, Từ Thế Tích còn nói chuyện với Trịnh Vi Thiện, tránh nhàm chán.

Trịnh Ngôn Khánh vào phòng khách, Trịnh Vi Thiện vội vàng đứng dậy.

Hiện tại Trịnh Vi Thiện rất cung kính với Trịnh Ngôn Khánh, Trịnh Ngôn Khánh không chỉ là đệ tử của Trưởng Tôn Thịnh mà còn có danh hiệu Vân Kỵ Úy.

Chỉ bằng danh hiệu này, Trịnh Vi Thiện đã không dám vô lễ.

Trịnh Vi Thiện chắp tay nhìn về phía Mã Tam Bảo lộ vẻ lo lắng, Ngôn Khánh cười cười khoát tay, mời Trịnh Vi Thiện ngồi xuống nói chuyện. Trịnh Vi Thiện hồi trước đối với tổ tôn của hắn cũng không tệ, từ lúc mới bắt đầu vẫn luôn giữ thiện ý.

Bằng vào điểm này khiến cho Trịnh Ngôn Khánh đối với hắn vô cùng tốt:

- Tam Bảo, ngươi mau pha trà mà Trương Tam ca mấy bữa trước tặng đi.

Trịnh Ngôn Khánh tuổi còn nhỏ cho nên không thể nào uống rượu đại đa số thời điểm hắn đều uống trà.

- Ngôn Khánh, gần đây con quả là không tệ.

Trịnh Vi Thiện trong lòng thầm cảm khái, tiểu gia nô của Trịnh gia năm đó không ngờ hôm nay đã đạt tới mức này.

Trước kia Trịnh Vi Thiện không dám khinh thường Trịnh Ngôn Khánh, nhưng hắn thật sự không ngờ Trịnh Ngôn Khánh hiện tại đã có thể đạt tới mức này.

Gần mười tuổi đã lấy được danh hiệu Vân Kỵ Úy.

Hắn hiện tại cảm thấy mình may mắn, lúc trước vẫn giữ quan hệ tốt đối với tổ tôn Trịnh Ngôn Khánh.

Trịnh Ngôn Khánh cười nói:

- Thúc phụ không cần phải khách khí, tiểu chất bất quá may mắn mà thôi.

- Ngôn Khánh ngay cả đại tướng quân cũng đều nhận con là đệ tử, cho thấy rằng rất coi trọng con.

- Đại công tử cách đây vài ngày gửi thư khích lệ, nói rằng con làm vang vọng mặt mũi của An Viễn đường, trong lòng rất vui mừn.

Mã Tam Bảo bưng trà lên, rót cho mỗi người một chén.

Rồi sau đó hắn rời khỏi phòng khách, cùng với Thẩm Quang đứng ở ngoài hiên.

Trịnh Ngôn Khánh nói:

- Trịnh thúc, có phải trong nhà có chuyện rồi không.

- Aizzz.

Trịnh Vi Thiện do dự một lúc rồi nói:

- Ngôn Khánh, con là đệ tử của An Viễn đường, ta cũng không muốn giấu diếm với con.

- Đại lão gia sau khi mất, đại công tử tuy tiếp nhận An Viễn đường nhưng vẫn một mực không ổn định.

- Trong nhà bắt đầu rục rịch, ngày 28 tháng chạp con đạt được chức Vân Kỵ Úy thì vẫn còn ổn định nhưng mười ngày trước, Trịnh Sĩ Cơ ở hội tộc đột nhiên làm khó dễ, ý đồ đem điạ công tử khu trục ra khỏi An Viễn đường, mà tộc trưởng cũng đứng ở bên hắn, tất cả hiện tại đang đồng ý sẽ thương nghị ở tổ miếu.

Đại công tử cảm thấy đã vô lực ngăn cản sự hoạt động của thất phòng kia, chỉ sợ là...

Trịnh Sĩ Cơ?

Ngôn Khánh có hơi tấn tượng.

Chỉ là Trịnh Sĩ Cơ không ở Huỳnh Dương mà cư trú ở Bành Thành.

Trong thất phòng, hậu nhân của Trịnh Hi chia làm hai, một chi ngụ ở Huỳnh Dương, một chi khác thì ở Cát Thành thời Bắc Ngụy, sau đó là bành Thành. Trước có Trịnh Cư Vĩ, làm thái thú ở đây, chức và quyền hành rất cao.

Lại có Trịnh Trọng Lễ ở đó được gả cho Thần Võ Đế, về sau thất phòng nhân tài xuất hiện lớp lớp, bất luận là võ tướng hay là văn tướng đều vô cùng hưng thịnh. Sau đó theo năm tháng, khi Trịnh Trọng Lễ bị giế, thất phòng cũng từ từ xuống dốc.

Ngôn Khánh cảm thấy hơi kỳ quái.

Bành Thành Trịnh thị chỉ là chi nhánh của thất phòng.

Từ sau khi Bắc Tề diệt vong, đã bị đại thương, có tư cách gì mà khiêu chiến với địa vị ở An Viễn đường.

Kỳ quái nhất là Kinh Đường Trịnh Thiện Nguyệt chưa bao giờ tham dự vào cuộc tranh đấu giữa các phòng hiện tại lại đứng nghiêng hẳn qua một bên, nguyên nhân là ở đâu?

- Trịnh thúc thúc, đại công tử có ý gì?

- Đại công tử không có ý gì, ta đên lần này thực ra là ý của tiểu công tử.

- Hoành Nghị?

Trịnh Ngôn Khánh cùng Từ Thế Tích nhìn nhau rồi hỏi:

- Hoành Nghị có ý gì?

- Tiểu công tử phái người đưa thư tới, nói chuyển giao cho cậu.

Trịnh Vi Thiện nói xog lấy từ trong người ra một phong thư đưa cho Trịnh Ngôn Khánh.

Trịnh Ngôn Khánh mở thư ra nhìn lướt vào bên trong.

Ngôn Khánh liếc nhìn, có thể nhận ra đây là thể chữ Nhan, chính là thủ bút của Hoành Nghị, ngôn ngữ vẫn có phần lưu loát, bút lực non nớt.

Đại khái ý nói, Trịnh Nhân Cơ gần đây rất bực bội, đôi khi thức trắng đêm không ngủ.

Hắn là con của Trịnh Nhân Cơ không thể phân giải ưu sầu của phụ thân cho nên viết thư cho Ngôn Khánh, hi vọng Ngôn Khánh cho hắn một chủ ý.

Đây là phong thư cầu cứu của Trịnh Hoành Nghị.

Nếu là do Trịnh Nhân Cơ sai sử, bên trong câu chữ nhất định sẽ cân nhắc chứ không thể non nớt như vậy được.