Nữ Thứ Vương

Chương 135: Khắc Định Quyết Gia



Từ thời kỳ định Kinh Tiêu giảng từ lúc khai triều sẽ bắt đầu từ tháng hai đến tiết Đoan Ngọ, từ tháng tám đến tiết Đông Chí, để cho Hàn Lâm học sĩ và đại học sĩ cùng các trọng thần khác làm quan giảng dạy.

Mùng một tháng mười một, còn cách tiết Đông Chí sáu ngày nữa, Cấm Chư ti trong ngoài cùng các nội thị tỉnh đều bắt đầu bận rộn, ba Tỉnh sáu Bộ cũng đang chuẩn bị cho việc tế tự thái miếu vào tiết Đông Chí.

Thái tử đến Sùng Văn quán ở phường Tả Xuân đọc sách, cùng Bình Chương Sự Lữ Duy ôm theo một quyển đi vào: "Lão thần bái kiến Thái tử điện hạ."

"Sư phụ tới rồi." Thái tử rất khách khí từ ngồi thành đứng dậy, chắp tay với Lữ Duy.

"Điện hạ, hôm nay chúng ta nói về, gần đây sắp cử hành tế tự ngày Đông Chí, cho nên thần chỉ có thể cùng giảng cho điện hạ nửa canh giờ..."

"Sư phụ, trước khi giảng dạy, bổn cung muốn hỏi sư phụ một chuyện."

Lữ Duy ngồi dậy khom người về phía hắn: "Điện hạ xin cứ hỏi."

"Chuyện liên quan đến tế tự, sư phụ có biết ngày Đông Chí khi tế tự ở tế đàn, Á hiến và người sẽ được chọn để hiến cuối cùng hay không?"

"Cái này..." Lữ Duy cúi đầu: "Việc này thuộc Cửu tự cùng Lễ bộ quản lý, thần..."

Thấy Lữ Duy do dự như không dám nói, Thái tử lạnh lùng: "Sư phụ là Tể tướng, tất cả công văn đều phải qua sư phụ ký và đóng dấu, cho dù là chiếu thư của bệ hạ cũng phải đưa cho người chứ đừng nói là sách văn của Lễ bộ."

"Thần quả thật không biết, Sơ hiến là do bệ hạ, còn Á hiến tất nhiên là Thái tử điện hạ ngài, về phần người hiến cuối cùng. Có lẽ là trọng thần triều đình hoặc là một vị quốc công nào đó bên nhánh tông thất."

***

Đêm mùng bốn tháng mười một, quan viên Thái Sử cục đứng ở trên lầu chuông trống, giật giật trước để Điện Tiền ti quan sát ghi chép, mỗi một khắc liền đánh trống một cái, mỗi lần đánh trống đều có một quan viên mặc công phục màu xanh cầm bảng ngọc trên tay tiến hành tấu báo.

Ba ngày trước Đông Chí, Hoàng đế ở tại Đại Khánh điện, trong điện không chỉ có vệ đội thân nhân của Hoàng đế, mà còn có binh sĩ trước Điện Tiền ti chuyên do thám, hơn mười người là một tổ hộ vệ sự an toàn cho Hoàng đế, cách một khoảng thời gian sẽ phải đi xung quanh thăm dò một lần.

Ngoài cửa Tuyên Đức bố trí địa giới và cảnh giới không cho dân chúng tới gần, trang phục cấm quân chỉnh tề từ ngoài điện sắp xếp đến chính đường, còn có mấy vạn chiến mã vây quanh hoàng cung, nghiêm túc canh giữ.

~ Thùng! - Trên cổ lâu truyền đến tấu báo: "Đến giờ Thân!"

Trong cung cấm chợt thổi lên tiếng kèn kéo dài, ngay sau đó tiếng trống cao thấp cũng theo đó vang lên, cấm quân trong và ngoài cung nghe được liền nâng cao tinh thần cảnh giác đề phòng.

Một nội thị đi vào Đại Khánh điện: "Thái tử điện hạ phái người đến hỏi, lần này việc tế tự trong ngày Đông Chí..."

"Trẫm mệt mỏi, nghỉ ngơi một lát, đến canh giờ thì đánh thức trẫm." Hoàng đế cố tình bỏ qua, hiển nhiên không muốn nghe lời nói của Triệu Từ.

Triệu Từ đành phải chắp tay: "Vâng."

Thời gian dần dần trôi qua, Hoàng đế mệt mỏi cũng rơi vào giấc mơ.

【"Vệ Nguyên Triết ngươi giết thê diệt tử, nhất định sẽ không chết dễ dàng!" 】

~Đùng! ~

"Giờ Sửu ba khắc!"

Hoàng đế bị tiếng trống ngoài điện đánh thức, sờ sờ mồ hôi lạnh trên trán: "Đã là lúc nào rồi?"

"Bẩm bệ hạ, là giờ Sửu ba khắc, các đại thần cũng đã lần lượt đến chính điện."

"Phái người đi truyền Thái tử."

"Vâng."

Hoàng đế từ trên giường bò dậy: "Gọi bọn họ đưa y phục vào."

Nữ sử và cung nhân của Thượng Phục cục nghe triệu liền cất bước nhẹ giọng đi vào điện, nội thị và vài cung nhân Thượng Phục cục đem sa bào tinh quan Vân Long có hoa văn tinh mắt và hai mươi bốn Lương được khảm trân châu, lấy Kim Bác Sơn làm trang sức cho Quyển Vân (*)quan và đai kim ngọc trình lên, Hoàng đế hướng bọn họ phất phất tay: "Đều lui ra đi."

(*)Quan: ở đây có ý chỉ là mũ quan, là mũ chụp trên đầu khi thượng triều hoặc phải mặc công phục nghiêm trang khi có dịp quan trọng. Hình thức được trang trí trên quan cũng cho biết phẩm cấp và chức vị của người mặc.

Sau khi cung nhân lui ra, còn mấy người ở bên trong hầu hạ rửa mặt thay y phục cho Hoàng đế, sau khi mặc xong y phục, Triệu Từ trình Huyền Khuê trên bàn lên, Hoàng đế tiếp nhận liền từ Trắc điện đi ra.

Trong khoảng thời gian rửa mặt thay y phục, Thái tử cũng đã từ Đông Cung chạy tới Đại Khánh điện, Hoàng đế chỉ nhìn thoáng qua hắn liền dời tầm mắt đi lên Minh Đài.

"Bệ hạ thánh cung vạn phúc."

Văn võ bách quan mặc triều phục, đội Lương quan, Thái tử đội mười tám Lương, tương tự với y quan được trang trí Kim Bác Sơn trên người Hoàng đế, nhưng không kèm theo hoa văn. Tể tướng và Thân vương thì Điêu Thuyền quan cộng với chín Lương, từ quan phẩm xuống thì bảy Lương, còn lại quan lấy phẩm cấp lớn nhỏ thì sáu đến hai Lương, số lượng giảm dần, Đài Đồn quan làm Ngự sử chấp pháp quan thì đeo Giải Trĩ quan.

Bách quan cầm tấm bảng ngọc hướng đến Hoàng đế dập bái hành đại lễ.

"Bình thân đi."

"Bệ hạ, Sở vương phi và Thọ Xuân quận vương đã tới."

Vị Thái tử đứng đầu các vị bách quan chợt xoay người nhìn về phía cửa điện, Sở vương phi mặc (*)Mệnh Phụ phục, lại ôm một hài tử vào điện, trên người hài tử còn mặc triều phục.

(*)Mệnh Phục phục: Những phụ nữ có được danh xưng mệnh phụ đều phải do chính các vị của triều đại ấy chính thức, chế lệnh ban cho tước hàm cùng quần áo, thậm chí đôi khi có được thực ấp đất phong dù không phổ biến. Các triều đại lớn đều xem trọng nghi lễ, phẩm vị quan viên được thành lập là bắt buộc, song hành với đó thì các triều đại luôn cần có những tước hiệu cho mẹ hoặc vợ của họ để vinh danh dù không có thực quyền nào. [VD điển hình chính là mẹ của Tiêu Ấu Thanh là Quận quốc phu nhân.]

Sau đó nghe thấy lão Hoàng đế trên Minh Đài mở miệng: "Ôm hắn lên."

Nội thị bên cạnh liền tiến lên trước nhẹ nhàng ôm đứa nhỏ trong lòng Sở vương phi, ôm lên điện cho Hoàng đế.

Trong đại điện rộng rãi trống trải, các triều thần tranh nhau nhìn qua nhìn lại, trong lòng có tính toán lại không dám nói ra, Trần Dục đội chín Lương trong đám quan bước ra một bước: "Phùng triều tế tự, Thiên tử và các vị thần tử chờ đợi tại Đại Khánh điện, bệ hạ sao có thể ôm quận vương ngồi ở ngự tọa Minh Đài? Hành động này của bệ hạ là đặt Thái tử ở nơi nào chứ? Khiến cho quần thần phỏng đoán lòng người bất đồng, lại đem xã trắc đặt ở nơi nào?"

Nghe Trần Dục thẳng thắn chất vấn Hoàng đế cũng không tức giận: "Một đứa trẻ hơn nửa tuổi cũng có thể khiến các vị thần tử nghi kỵ hay sao?"

"Quốc triều có quy định, hành động này của bệ hạ chính là..."

"Đủ rồi!" Hoàng đế quát lớn: "Ôm hắn trở về đi, theo trẫm cùng đi Thái miếu."

Lúc này Trần Dục mới im lặng trở lại hàng ngũ, không ít đại thần nhao nhao nhìn về phía Thái tử, chỉ thấy sắc mặt Thái tử cũng không thay đổi, ngược lại chờ đứa nhỏ được ôm xuống rồi còn đi lên phía trước, từ ái quan tâm vài câu.

"Mùa Đông lạnh, lát nữa ngồi kiệu, ngươi có thể mang theo y phục chống rét cho hắn không?"

Tiêu Ấu Thanh gật gật đầu: "Có, tạ Thái tử điện hạ quan tâm."

"Tông Nhân là hài tử mà Lục đệ lưu lại, sau này xin Sở vương phi tận tâm chăm sóc nhiều hơn."

"Vâng."

Thiết kỵ của cấm quân đứng đầu, từ canh ba đã lần lượt xuất phát mở đường cho đội nghi trượng.

~ Thùng! ~

"Giờ Dần đã đến!"

Thái Sử cục tấu báo cùng thời gian âm thanh truyền vào trong, Lễ bộ thượng thư cầm trong tay đi ra khỏi điện, cao giọng nói: "Trung ngoại nghiêm xử!"

Hàng ngàn thiết kỵ liền từ Tuyên Đức môn xuất phát đi Thái Miếu, Đăng Ngọc kiệu của Hoàng đế đột nhiên dừng lại, hướng Triệu Từ ở một bên vẫy tay, phủ lên bên tai hắn nhỏ giọng nói thầm vài câu.

Chỉ thấy Hoàng đế lên đường không bao lâu, Triệu Từ liền từ trên giá để xe phía sau ôm ra một hài tử hai tuổi, Hoàng đế để cho hắn ngồi bên cạnh mình.

Hai bên con đường đi tới Thái miếu đều được đề phòng, dân chúng chen nhau đến chật ních người, khung xe của Hoàng đế mỗi khi đi qua đường đều có thể dẫn đến một trận tiếng ồn, khiến cho dân chúng quan sát nhao nhao thò đầu chen chúc nhìn về phía trước.

Bốn phía của Đăng Ngọc kiệu đều không có màn che lấp, dân chúng chỉ liếc mắt một cái liền nhìn thấy chân dung của Hoàng đế, hơn nữa còn phát hiện bên cạnh Hoàng đế còn có một tiểu hài tử mặc triều phục.

Hoàng đế nắm lấy bàn tay non nớt của tiểu Tông Nhân, chợt vỗ vỗ nghiêng đầu nói: "Nếu ngươi lớn hơn một chút thì tốt rồi, lớn hơn một chút thì gia gia có thể để cho bọn họ dạy ngươi đọc sách Thánh Hiền, còn có thể đi săn thú với gia gia. Phụ thân ngươi khi còn nhỏ..." Hoàng đế đột nhiên dừng lại.

"Hài tử trên ngọc kiệu của quan gia là ai?"

"Hài tử có thể làm bạn với Thiên tử ngoại trừ tiểu quận vương của Lục đại vương ra thì còn có thể có ai đây?"

Phía sau khung xe Hoàng đế là khung xe của Thái tử, bên cạnh cũng có rất nhiều người mặc cẩm bào đi theo: "Hành động này của quan gia, tối nay trong ngói chuyện được lấy ra nghị luận chỉ sợ đều là chuyện này, điện hạ không lo lắng sao?"

【"Đến tột cùng là bệ hạ thăm dò hay khảo nghiệm thì thần cũng đoán không ra, nhưng điện hạ nếu muốn ngồi vững ở Đông Cung, thì phải có lòng dạ của quân vương."】

Thái tử cúi đầu cười nhạt một tiếng: "Sở vương đã qua đời, chỉ lưu lại một hài tử chưa tới hai tuổi, dưới gối bệ hạ thiếu con cái, vậy yêu thương cũng là hợp tình hợp lý."

Ngay đêm đó, Hoàng đế ở lại thái miếu, đến canh ba bắt đầu cử hành tế tự, văn võ bá quan và Tể tướng đều chỉ dừng bước ở ngoài điện, ngoại thần không được tiến vào, quan viên có thể đi vào cùng cũng chỉ có dòng họ Hoàng thất.

Lễ nhạc vang lên, góc Đông Nam của chính điện thái miếu có đặt một tấm bảng chữ vàng nền đỏ, trên đó có khắc mấy chữ <Hoàng Đế Vị>, Hoàng đế không đi lên phía trước mà đứng về phía Tây.

"Phụng thỉnh thần linh của tiên Hoàng." Có quan viên Thái Thường tự ôm các (*)thần vị của các vị tiên Hoàng từ trong ra khỏi chính điện, lễ nghi quan liền ở ngoài điện cao giọng nghiêm trang: "Trung ngoại nghiêm xử!"

(*)Thần vị: bằng nghĩa với bài vị.

Hoàng đế lần lượt quỳ lạy thần vị của các vị tiên Hoàng, đến khi tới thần vị cuối cùng của Thái Tông, Hoàng đế phất tay với những người đi cùng, quan lễ nghi cùng người trong Hoàng thất đều nhao nhao rời khỏi chính điện.

Hoàng đế đi vào trong điện, một mình quỳ gối xuống bức chân dung của Thái Tông: "Phụ thân."

"Nhi thần đuổi bọn họ về Tái Bắc, ngài có nhìn thấy không?" Hoàng đế đỏ hai mắt: "Tại sao đến chết người cũng không chịu lập ta làm Thái tử?"

【Tam lang, bây giờ ngươi có được thứ ngươi muốn, nhưng quay đầu lại mà nhìn xem, cùng lúc đó ngươi lại mất đi những cái gì? Đừng để quyền lực chi phối hết thảy con người của ngươi, nếu không ngươi cũng sẽ hối hận không kịp như phụ thân."】

"Nhi thần hiểu rồi, tình cảnh lúc trước của phụ thân cũng giống như nhi thần bây giờ, nhi thần sẽ đem giang sơn Vệ gia bảo vệ thật tốt."

Sau khi làm lễ xong, thánh giá xuất phát từ Nam Huân môn đi đến Thanh thành ở, đến canh ba đêm đó liền lên ngọc kiệu đi tới bên ngoài cách Thanh thành một dặm lập (*)đàn tiến hành tế tự.

(*)Đàn tế: Nơi tiến hành các nghi lễ tế được gọi là đàn (坛). Vì thế đàn tế trời được gọi là thiên đàn hoặc nam giao đàn (đàn Nam Giao), thường có dạng hình tròn, tượng trưng cho bầu trời. Các đàn tế trời ở Đông Á đều chịu ảnh hưởng của triết lý trời tròn trong văn hóa Trung Hoa nên luôn có dạng hình tròn.

Bên ngoài bàn tế có hai tầng tường vây bên trong và bên ngoài, tường bên trong là một bức tường đất hơi thấp một chút, bên trong tường có đặt một bức màn lớn để Hoàng đế thay y phục được gọi là "Đại thứ", dưới bậc thềm của bàn tế còn có một Mộ điện có chỗ ngồi được gọi là "Tiểu thứ", dùng để Hoàng đế nghỉ ngơi sau khi tế tự.

Tế đàn là hình vuông, đàn cao ba tầng, tổng cộng có bảy mươi hai bậc thang, trên đỉnh đàn rộng mấy trượng, phân biệt có chính Nam Ngọ giai, chính Đông Mão giai, chính Tây Dậu giai, chính Bắc Tử giai vừa đủ có bốn bậc thang.

Trên bục trên đỉnh đàn hai bên có đặt đệm vàng, chính Bắc là linh vị của Hạo Thiên Thượng Đế, phía Đông là linh vị Hoàng đế Hàm Hàm, trước đệm vàng lần lượt có đặt hai cái bàn thấp, phía trên có bày cống phẩm tế tự.

Nhạc công tấu nhạc, ca giả hát, bên cạnh bàn tế còn có mấy chục đạo sĩ đăng ca, tiếng chuông, bàn ngọc trang nghiêm mà nặng nề.

Hoàng đế từ trên ngọc kiệu được người đỡ đi xuống, từ cửa Đông tế đàn tiến vào Đại thứ thay y phục tế lễ.

Nội thị thay hắn thay Bình Thiên quan có hai mươi bốn Lương và triều phục cổ rồng màu xanh, bên ngoài khoác lên mình một chiếc trung đơn, bên hông trang trí ngọc bội, lại thay giày đỏ do Triệu Từ và Triệu Áp Ban đỡ đến trước tế đàn nghỉ ngơi chờ đợi.

Canh giờ đến, Thái Thường tự khanh đến gần Tiểu thứ: "Thỉnh bệ hạ đăng đàn."

Tiếng nhạc lễ ngừng lại, Hoàng đế khép hai tay áo lên đàn, đầu tiên là (*)Tế Thiên, kính rượu quỳ lạy linh vị của Hạo Thiên thượng đế, tiếp theo mới là tế tổ.

(*)Tế thiên: Lễ tế giao 郊天禮 <Giao Thiên Lễ> / 祭天 <Tế Thiên>, thường gọi lễ tế Nam Giao (: 南郊禮 <Nam Giao Lễ>, là nghi lễ tế trời do vị của một nước tiến hành. Đây là nghi thức được xếp vào hàng Đại tự (lễ lớn) và là lễ tế linh thiêng bậc nhất của các triều đại phong kiến – quân chủ ở các nước Đông Á.

Tông thân cùng các vị thần tử chờ ở dưới tế đàn, Thái tử nhìn tiểu hài tử bên cạnh Tiêu Ấu Thanh, mới chỉ mới hai tuổi đã được mặc triều phục và tế phục.

Thái tử lạnh lùng nhìn Tiêu Ấu Thanh, chợt nhướng mày nghi ngờ nói: "Người hiến cuối cùng không phải là hắn chứ?"

Tiêu Ấu Thanh nhìn Hoàng đế đang chậm rãi đi xuống trên tế đàn, ngược lại nói: "Điện hạ, nên hiến rồi."

Chờ Hoàng đế trở lại Tiểu thứ ngồi xuống, Thái Thường tự khanh tấu: "Á hiến, Thái tử Vệ Khải."

Từ đáy tế đàn lên đến đỉnh, toàn bộ quá trình Vệ Khải đều mang một lòng bất an, thẳng đến khi giám thị trong điện quỳ cầm chén rượu đợi hồi lâu cũng không thấy Thái phản ứng lại, liền ngẩng đầu nhỏ giọng nhắc nhở: "Điện hạ, nên kính rượu quỳ lạy."

Thái tử lúc này mới phục hồi lại tinh thần, tiếp nhận chén rượu quỳ gối xuống linh vị, đã từng hâm mộ nghi cách Á hiến của Thái tử, mà nay đã như nguyện như trong lòng lại không có tư vị. Đến lúc này, hắn tựa hồ cũng có thể cảm nhận được tư vị của phế Thái tử năm đó, hơn nữa Triệu vương mình là người hiến cuối cùng.

Thái tử từ tế đàn đi xuống, nhìn thoáng qua Thái Thường khanh, khiến cho tấu báo mà hắn vốn muốn cao giọng đọc lên lại nuốt trở về, chờ Thái tử đi rồi hắn mới nói: "Người hiến cuối cùng, Thọ Xuân quận vương Vệ Tông Nhân."

Quá trình tế tự do Thái Thường tự và Lễ bộ cùng nhau thiết lập, sau đó giao lên cho Hoàng đế nhìn qua rồi lại do Chính Sự Đường ký tên đóng dấu, trừ những quan trọng thần chức cao thì còn lại người biết cũng không nhiều.

Hai nội thị được sắp xếp từ trước đi lên phía trước, sau khi hành lễ với Sở vương phi, được cho phép liền dắt Thọ Xuân quận vương đi về phía tế đàn.

Thấy người đăng đàn lại là một hài tử còn chưa cao bằng đầu gối, rất nhanh đã khiến cho các đại thần dưới tế đàn nghị luận một trận.

Thái tử nhìn đứa nhỏ ngay cả đường cũng đi không vững kia quay đầu lại, đột nhiên run giọng cười: "Thật sự là lợi hại." Lại lạnh mặt nói: "Ngươi thật sự muốn đối nghịch với ta sao?"

Tiêu Ấu Thanh ảm đạm nhìn Vệ Khải: "Ta chỉ là thay quan nhân đòi lại công đạo mà thôi!"

***

*Kiến thức thêm do editor tìm hiểu:

Lế tế giao bắt nguồn từ thời nhà Chu, được hình thành bởi sự kết hợp giữa tín ngưỡng của nhân dân Trung Hoa và lễ nghi do Chu Công đặt định. Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Hạo Thiên thượng đế là vị thần tối cao cai quản cõi trời (Thiên Đình), vì thế Hoàng đế là người đứng đầu phàm nhân phải thay mặt toàn thể dân chúng mà làm lễ tế trời.

Kinh Lễ, chương Tế pháp viết: "...Đến Thất đại mới lập ra việc tế tự, tế giao, thờ phụng tổ tông...". <Thất đại> chỉ đời nhà Chu (sau Hoàng đế, Chuyên Húc, Đường, Ngu, Hạ, Thương). Nhà Chu dùng thuyết Thiên Mệnh để tạo ra sự chính danh cho các vị quân chủ của mình và đặt ra khái niệm Thiên Tử (con của Trời) để phân biệt với vua của các nước chư hầu. Sách Chu Lễ quy định nhiều nghi thức chỉ dành cho Thiên tử nhà Chu, trong đó có việc tế trời vào tiết Đông Chí trên gò đất hình tròn (viên khâu), tế đất vào tiết Hạ Chí trên nền đất hình vuông (phương trạch) ở phía ngoài kinh thành (giao) nên gọi nghi lễ này là tế giao (giao tự).

Thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi nước Tần trở nên hùng mạnh, đã lập đàn tế ở Ung Thành, làm lễ tế Bạch Đế để thể hiện địa vị thống trị thiên hạ của mình một cách hợp pháp, dù Thiên tử nhà Chu vẫn còn tồn tại. Lưu Bang sau khi lên ngôi Hoàng đế vẫn tiếp tục tu sửa và mở rộng đàn tế này. Duy chỉ đàn tế Ung Thành ở quận Phượng Tường, Thiểm Tây đã được phát hiện bởi các nhà khảo cổ Trung Quốc vào năm 2015. 

Các triều đại phong kiến Trung Quốc sau đó tiếp tục duy trì nghi lễ tế trời như một đặc quyền dành cho Hoàng đế (hay Thiên tử). Nghi lễ này ảnh hưởng tới các nước chịu ảnh hướng của văn hóa Trung Hoa khiến các triều đại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản đều tiến hành lễ tế giao theo quy chế được quy định ở Trung Quốc với một số thay đổi nhỏ tùy theo mỗi quốc gia.

*Ngoài ra thì lễ tế này theo phỏng đoán được cử hành đầu tiên ở Việt Nam là vào thời nhà Đinh khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xưng là Hoàng đế, lần đầu tiên đặt niên hiệu cho Việt Nam. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép lại chi tiết về lần đầu tiên nhắc tới việc lập đàn tế giao vào năm 1154, vua Lý Anh Tông cho chắp đàn Viên Khâu ở phía nam La Thành.

***

Thác Nhĩ: mấy chương sau này dài quá ~~