Những Kỳ Án Ghê Rợn Nhất Thế Giới

Chương 28: Hội chứng Stockholm



Hẳn ít nhiều bạn cũng đã từng nghe về hội chứng Stockholm rồi. Đằng sau hội chứng này lại là cả một câu chuyện

Vụ cướp ngân hàng

Ngày 23-8-1973, tên tù vượt ngục Jan Erik Olsson đã xả súng khủng bố các nhân viên ngân hàng Kreditbanken ở thủ đô Stockholm ( Thụy Điển ) và hét lên " cuộc vui chỉ vừa bắt đầu thôi ". Song hắn ta có lẽ không thể ngờ rằng hành động này đã tạo ra một hội chứng tâm lý đặc biệt đến 40 năm sau vẫn được nhắc đến.



( Jan Erik Olsson trong ảnh )

Tên cướp bắt giữ 4 con tin gồm 3 phụ nữ và một người đàn ông, trong 131 giờ. 4 con tin gồm Birgitta Lundblad, Elisabeth Oldgren, Kristin Ehnmark và Sven Safstrom.



( Hình ảnh một trong những con tin )

Những con tin bị gắn thuốc nổ và giam trong một kho đựng tiền. Kẻ cướp đòi chính quyền trả 3 triệu Krona tiền chuộc và phải thả bạn cùng xà lim cũ của hắn là Clark Olofsson.



( Clark Olofsson trong ảnh )

Sáng hôm sau Olofsson được đưa đến nhà băng. Olsson yêu cầu một ô tô để rời khỏi hiện trường nhưng bị từ chối.

Buổi chiều hắn được nối điện thoại trực tiếp với Thủ tướng đương nhiệm Olof Palme. Bất ngờ, nạn nhân Kristin Ehnmark lên tiếng : "Palme, ông làm tôi rất thất vọng. Tôi không sợ hai người đàn ông này, họ bảo vệ chúng tôi ". Cô cầu xin được cho phép rời nhà băng cùng kẻ bắt cóc. Cả nước Thuỵ Điển ngơ ngác. Điều gì đã xảy ra với cô gái trẻ ấy ?



( những tay súng bắn tỉa trong hành trình giải cứu con tin )

Ngày thứ ba của vụ bắt cóc, radio tiết lộ cảnh sát lập kế hoạch khoan một lỗ ở tường để phun khí gây mê vào trong. Dĩ nhiên cả nhóm người trong nhà băng đều nghe đài. Qua lỗ khoan, cảnh sát đưa đồ ăn thức uống vào.

Ngày 28-8 năm ấy, ngày thứ 6 của sự kiện, Jan Erik Olsson mất bình tĩnh. Hắn bắn lên trần nhà và làm bị thương một cảnh sát. Trong khi đó, các con tin nhất nhất tuân theo mọi mệnh lệnh của Olsson, thậm chí còn tỏ ra đồng cảm với hắn.

Sau này Olsson khai trước tòa : " Họ làm cho chúng tôi không sao giết họ được ". Thậm chí, hãng tin AFP đã trích dẫn những hồi tưởng của Olsson, nay là một ông lão ngoài 70, kể rằng: " Đã có lúc các con tin còn che chắn để cảnh sát không thể bắn tôi ".

9h tối, lúc cảnh sát phun khí qua lỗ khoan và các đặc vụ xông vào quật ngã hai hung thủ, Kristin Ehnmark hét : " Đừng làm đau họ, họ không làm gì chúng tôi cả ". Ra đến bên ngoài, trước hàng trăm ống kính máy ảnh, cô gọi với theo Clark Olofsson : " Hẹn gặp lại anh ".





( Hình ảnh cảnh sát áp tải Jan Erik Olsson, đang đứng giữa )

Lời khai của những nạn nhân bị bắt cóc

Cách hành xử của Ehnmark và những nạn nhân còn lại khiến cả Thuỵ Điển tranh cãi, thay vì biết ơn những người cảnh sát đã không kể ngày đêm giải cứu cô và căm hận những tên cướp vì đã bắt cóc cô thì Ehnmark kể : " Tôi không còn sợ họ nữa, mà là sợ chính cảnh sát ". Elisabeth Oldgren sau này nói rằng, vào thời điểm đó, cô nghĩ Olsson " rất tử tế " khi cho phép cô di chuyển trên sàn của ngân hàng. Còn Safstrom thì cho biết ông thậm chí còn cảm thấy rất biết ơn Olsson. " Khi Olsson đối xử tốt với chúng tôi, chúng tôi nghĩ ông ấy là một Thiên Chúa ", người đàn ông bị bắt cóc nói.

Còn Olsson cho hay, ngay từ khi vụ bắt cóc bắt đầu, ông ta nghĩ rằng mình có thể dễ dàng tiêu diệt các con tin nhưng điều đó đã dần thay đổi. " Họ đã làm mọi thứ như tôi bảo họ, không một ai trong số họ tấn công tôi ". Olsson nghĩ rằng qua những ngày bắt cóc đó, hai bên đã không còn gì để làm ngoài việc tìm hiểu thêm về nhau.

"Chúng tôi bị thẩm vấn nhiều ngày liền nhưng chẳng ai muốn biết đến các nhu cầu hay nguyện vọng của chúng tôi, ai cũng chỉ hỏi về hội chứng Stockholm", Ehnmark nhớ lại. Cô bỏ việc ở nhà băng, nghiên cứu xã hội học và trở thành chuyên gia tâm lý trị liệu cho người nghiện ma túy. Mới đây, Kristin Ehnmark xuất bản một cuốn sách tựa đề Tôi bị mắc Hội chứng Stockholm.

Cô thú thực đã có cảm tình đặc biệt với Clark Olofsson. Nhiều tháng sau khi được giải thoát, cô liên tục vào thăm hắn trong tù, hai người vẫn thường xuyên trao đổi thư từ, dù hắn đã cưới một cô gái người Bỉ sau song sắt. Jan-Erik Olsson được ân xá sau 8 năm và cùng gia đình chuyển sang Thái Lan. Vụ bắt cóc về sau được xây dựng thành phim và là đề tài hấp dẫn của nhiều tiểu thuyết.



( Kristin Ehnmark trong ảnh )

Khái niệm " Hội chứng Stockholm " dần dần bị hiểu sai, biến thành từ đồng nghĩa với các hoàn cảnh phi lý. Nhưng ít nhất từ đó người ta có cách đánh giá tâm lý thấu đáo hơn đối với nạn nhân của bạo lực.

Cho đến nay Kristin Enmark vẫn nghiên cứu đề tài đó : " Tôi không thể làm gì khác. 43 năm nay tôi tìm cách hoá giải những gánh nặng tôi mang từ ngày đó, và còn lâu mới vượt qua được ", cô nói trong sách. " Không phải vì tôi bị bắt làm con tin, mà vì người ta dồn tôi vào một định kiến, thay vì thực sự tìm hiểu cái gì đã xảy ra ".

Vậy hội chứng này có nghĩa là gì ?

" Hội chứng Stockholm " bắt nguồn từ vụ án trên là thuật ngữ mô tả trạng thái tâm lý kỳ lạ, trong đó người bị bắt cóc sau một thời gian đã chuyển từ sợ hãi và căm ghét thành thông cảm và quý mến chính đã kẻ bắt cóc mình.

Không có định nghĩa được công nhận rộng rãi về hội chứng Stockholm, nhưng nó đã được gợi ý rằng sẽ xảy ra nếu một hoặc nhiều điều sau đây được quan sát thấy :

- Những cảm xúc tích cực của nạn nhân đối với kẻ giam dữ/bạo hành.

- Những cảm xúc tiêu cực của nạn nhân đối với gia đình, bạn bè, cảnh sát hoặc các nhà chức trách đang nỗ lực để giải phóng họ.

- Những cảm xúc tích cực của kẻ bạo hành/giam giữ đối với nạn nhân.

- Ủng hộ lý do và hành vi của kẻ giam giữ/lạm dụng.

- Các hành vi ủng hộ của nạn nhân đối với kẻ bạo hành/giam giữ, đôi khi còn giúp đỡ chúng.

Hội chứng này được tìm thấy xảy ra trong trường hợp có :

- Một mối đe dọa nhận thức về sự sống còn và niềm tin rằng kẻ giam giữ/bạo hành sẵn sàng thực hiện mối đe dọa đó.

- Nhận thức/cảm nhận của nạn nhân từ một số tử tế nhỏ trong bối cảnh kinh hãi.

- Sự cách ly với quan điểm của người khác ngoài những kẻ bắt giữ/bạo hành.

- Nạn nhân nhận thức được không có khả năng trốn thoát.

Hội chứng này, cũng có thể giúp hiểu được cách nhận biết của nạn nhân về bản thân và người ngược đãi có thể bị bóp méo, bằng cách giải thích những sai lệch về triệu chứng của hội chứng và làm rõ nguồn gốc của chúng như một chức năng sống còn bản năng. Dưới đây là một số cách phổ biến trong đó quan điểm của nạn nhân về tình hình của họ có thể bị méo mó/sai lệch với những giải thích tương ứng về hội chứng :

1. Nạn nhân phủ nhận bạo lực của kẻ ngược đãi đối với mình và tập trung vào mặt tích cực của kẻ đó

- Giải thích: Một nỗ lực vô thức để tìm thấy hy vọng (và do đó là một cách để tồn tại) trong một tình huống mà trong đó người bị ngược đãi sẽ cảm thấy không có quyền lực và bị lấn át.

2. Nạn nhân cảm thấy tội lỗi vì những hành vi lạm dụng đã xảy ra với mình

- Giải thích: Phản ánh việc nạn nhân có quan điểm của kẻ hành hung (nghĩa là nạn nhân đã gây ra sự lạm dụng và do đó nó đã được xứng đáng).

3. Nạn nhân phản đối sự cố gắng của người bên ngoài để giải phóng mình khỏi kẻ ngược đãi

- Giải thích: Nạn nhân biết rằng kẻ ngược đãi có thể trả đũa với minh vì bất kỳ sự không trung thành nào được biểu lộ, vì vậy người này chống lại nỗ lực của người khác để giải phóng mình hoặc để người lạm dụng có trách nhiệm lạm dụng.

4. Nạn nhân nhận dạng với "nạn nhân" trong kẻ ngược đãi

- Giải thích: Đây là biểu hiện tình trạng nạn nhân của nạn nhân đối với kẻ ngược đãi. Nó cho phép nạn nhân cảm thấy thông cảm và quan tâm đến kẻ ngược đãi.

5. Nạn nhân tin rằng họ xứng đáng với hành vi bạo lực của kẻ ngược đãi

- Giải thích: Đây là một nỗ lực để cảm thấy rằng bản thân nạn nhân kiểm soát khi nào và liệu bạo lực/lạm dụng được thực hiện và do đó cho phép nạn nhân tin rằng người đó có thể ngăn chặn lạm dụng.

6. Nạn nhân biện minh cho hành vi bạo lực của người ngược đãi với bản thân mình

- Giải thích: Một nỗ lực để duy trì mối liên kết với người ngược đãi (và do đó hy vọng sống sót) khi đối mặt với hành vi (ngược đãi) mà nếu không thì sẽ phá huỷ liên kết đó (hy vọng).

7. Nạn nhân sử dụng lời giải thích của người lạm dụng như nạn nhân để giải thích cho sự lạm dụng này

- Giải thích: Đây là một nỗ lực để thấy của kẻ ngược đãi ở trạng thái tích cực để duy trì mối quan hệ (vì mối liên kết cung cấp cho nạn nhân niềm hy vọng duy nhất để sống sót).

8. Nạn nhân cảm thấy hận thù đối với cái "phần" của mình mà kẻ ngược đãi nói đã dẫn đến sự lạm dụng

- Giải thích: Để cải thiện cơ hội sống sót, nạn nhân nội quan hóa/hấp thu quan điểm của kẻ hành hung, bao gồm cả các lý do cho việc lạm dụng.

9. Nạn nhân sợ rằng kẻ ngược đãi sẽ đến để nắm lấy/bắt được mình, ngay cả khi người đó đã chết hoặc ở trong tù.

- Giải thích: Nạn nhân biết rằng kẻ ngược đãi sẵn sàng "nắm được" mình vì kẻ đấy đã làm như vậy ít nhất một lần trước đó. Nạn nhân vẫn trung thành với dự đoán về sự quay trở lại của mình.