Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 80: Theo dấu Đức Thánh Trần 49



An Tư công chúa lại trở về giường, nàng nâng chủy thủ lên, xoay ngược để mũi dao chỉa vào mình, dùng 2 tay nắm chặt cán, An Tư công chúa khẽ nói: “bệ hạ, sứ mệnh ngài giao cho, ta đã hoàn thành, An Tư hèn nhát, không muốn trở thành đồ chơi trong tay giặc, bệ hạ, hoàng huynh, ta xin đi trước”. Nói rồi, ánh mắt nàng trở nên kiên định, nhìn thẳng phía trước như thấy quân thù, 2 tay giữ chắc cán giao nhắm thẳng về tim đâm mạnh 1 nhát. Lưỡi dao sắc bén đâm vào chính giữa trái tim, công chúa khẽ nhíu mày vì đau đớn, nàng nằm vật ra giường, khuôn mặt bắt đầu dãn ra, đôi môi nhỏ lại nở 1 nụ cười rồi từ từ nhắm mắt, khuôn mặt an yên tựa như đang ngủ...

Khi vua Trần vào đến Ái, mới biết tin, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc đã đem gia quyến đầu hàng quân Mông Nguyên. Ngoài ra, còn 1 số tướng lĩnh khác cũng hàng Nguyên như: Trần Tú Hoãn, Trần Lộng, Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long.

Bây giờ đã gần cuối tháng 3 âm lịch, Hưng Đạo Vương gửi tín hiệu hội quân cho các tướng nhanh chóng trở về Ái (Thanh Hóa).

Ngài tổ chức họp bàn tác chiến tham dự gồm vua Trần Nhân Tông, thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, cùng các tướng lĩnh Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản, Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão, Cao Mang, Đại Hành, Địa Lô, Yết Kiêu, Dã Tượng...

Hưng Đạo Vương nói: “hoàng thượng, thái thượng hoàng cùng các vị tướng lĩnh. Hôm nay ta tổ chức cuộc họp này vì nhận thấy thời điểm này phù hợp để phản công. Nguyên do rất đơn giản, thời tiết đang giao mùa từ xuân sang hạ, quân ta thích ứng được nhưng quân Mông Nguyên thì không. Chúng đến từ hàn đới lục địa thời tiết ít mưa, sẽ không thể thích nghi được với thời tiết nhiệt đới ẩm của nước ta. Do vậy, khi chuyển sang mùa hạ, mưa nhiều tất dịch bệnh sẽ bùng phát”.

Phạm Ngũ Lão tiếp lời: “Quân của Nguyễn Lộc trên mạn bắc cũng không ngừng quấy phá, đã vài lần thành công đốt quân lương của Mông Nguyên quân chuyển về tiếp tế. Hiện trạng cánh quân của Thoát Hoan đang phải tiết kiệm quân lương cầm cự chờ cứu viện. Quân Toa Đô thiếu lương trầm trọng, quân lính phải vào rừng đào củ mài, săn thú hoang, tìm hái rau quả dại”.

Vua Trần Nhân Tông mừng rỡ nói: “Vậy là đường sống vẫn còn, đúng là trời giúp Đại Việt ta mà”.

Hưng Đạo Vương nói tiếp: “Việc hiện tại, chúng ta phải duy trì, ngăn không cho Toa Đô lên hợp lại với Thoát Hoan, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đang làm rất tốt. Nếu ta đoán không lầm, Toa Đô đang rơi vào thế bí, sẽ buộc phải tìm cách đến hội quân với Thoát Hoan. Đường bộ đã phong tỏa, chỉ còn đường biển.

Nên lần đánh này, chúng ta phải trước 1 bước đánh lên Thăng Long, ta chọn mục tiêu là Khoái Châu”.



Trần Quốc Toản ngắt lời: “tại sao lại là Khoái Châu mà không phải vùng khác thưa Vương”.

Hưng Đạo Vương từ tốn đáp: “Ngươi nhìn bản đồ”, nói rồi, tay ngài chỉ lên vị trí Khoái Châu, “vùng này rất gần Thăng Long, địa hình sông ngòi chằng chịt, rất có lợi cho thủy quân di chuyển. Nếu đánh tại đây không thể thắng, chúng ta dựa vào đường sông mà rút. Địch có thể truy vết đến ngã 3, ngã tư, ngã năm của sông, nhưng phán đoán được quân ta thực sự theo đường nào sẽ rất khó”.

"Ồ, ta đã hiểu, như vậy chọn vị trí này, chúng ta có thể nhân đêm tối tập kích bất ngờ và rút đi nhanh gọn mà không để lại dấu vết”. Trần Quốc Toản kích động nói, Vương, “trận này ngài cho ta đi đánh nhé”.

Hưng Đạo Vương gật đầu nhìn y, tiểu Hầu Gia năm nào gầy còm ngang ngạnh trước mặt vua xin đánh giặc nay đã trưởng thành, chỉ vỏn vẹn 3 năm, từ cậu bé con thành 1 dũng sĩ, phải bỏ ra bao nhiêu sức lực, mồ hôi, nước mắt, chịu bao đau đớn mới lột xác thành tướng quân tài giỏi như bây giờ.

Vua Trần Nhân Tông lên tiếng: “vậy trận này ta chỉ định Trần Nhật Duật là chỉ huy trưởng, Chiêu Thành Vương, Nguyễn Khoái và Trần Quốc Toản sẽ làm phó tướng, mang theo 5 vạn quân đánh Khoái Châu, các tướng lĩnh mệnh thi hành”.

“Chúng thần tuân lệnh”. Các tướng đồng thanh hô.

Ngay sau đó Trần Nhật Duật cùng 2 phó tướng cấp tốc điểm binh xuất trận. Sở dĩ vua chọn Trần Nhật Duật chỉ huy, vốn đã sớm bàn bạc trước với Hưng Đạo Vương.

Nhà vua hỏi: “Ta muốn để Trần Khánh Dư đi đánh trận này, vương thấy thế nào”.

Hưng Đạo Vương tâu: “ bệ hạ, theo ý thần, nên để Trần Nhật Duật lĩnh quân, trong đội quân của hắn có 1 tướng người Tống đem quân đến hàng là Triệu Trung. Trận này muốn thắng dùng võ lực không đủ, tất phải dùng mưu kế. Trong ‘Dụ chư tì tướng hịch văn’ thần viết, sớm đã truyền đi khắp cả trong quân Đại Việt lẫn quân Mông Nguyên, ám chỉ người Việt và người Hán vốn chung 1 gốc, các ví dụ điển tích anh hùng cũng lấy từ người Hán tích xưa, tuy tác dụng chưa rõ ràng nhưng đủ khiến người Hán trong quân dao động, cần thêm 1 liều thuốc kích thích nữa để ý chí họ thay đổi triệt để, chỉ cần trong quân Đại Việt có quân Tống cũ, lại thêm khi ra trận binh sĩ bắn tên chuyển lời nhắn sang doanh trại địch báo《chỉ đánh người Mông Cổ, không đánh Hán》 sẽ khiến người Hán lung lạc tư tưởng, không còn muốn ra sức vì triều đình nhà Nguyên mà muốn về với quân ta”.