Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 828: Chương 828



Ơ kìa Chola – Medang chiến tranh. Liên quan cũng chỉ có Srivijaya- Shailendra – Đại Việt. Liên quan quái gì mà Malaca, Pera, Solongor các tiểu quốc đi tập kích quân Đại Việt? bọn này điên không sợ Đại Việt trả thù sao?

Sợ thì có sợ, nhưng bọn hắn không có lựa chọn. Một là đánh cược lần này thắng hai là sẽ chắc chắn tiêu vong.

Nhưng khổ nỗi trước giờ Đại Việt làm gì đề cập hay can thiệp các quốc gia phía Tây bán đảo Malaysia đâu? Tại sao họ phải làm vậy?

Không có cái gì là tự nhiên nó xảy ra cả.

Bán đảo Malaysia có một dãy núi chạy dọc bán đảo chia nó làm hai phần Đông – Tây, phía tây bao gồm các tiểu quốc Malaca, Pera, Solongor, Torano phía đông bao gồm Pahang – Idor- Kedaor- Patane

Xưa kia các quốc gia này thuộc cai trị của Srivijaya. Cho đến khi Medang đánh một trận khiến Srivijaya tan tác phải rút về miền trung Sumatra thì đám tiểu Vương quốc bán đảo Malaysia tách ra độc lập. Tạo thành cả chục tiểu vương quốc lớn nhỏ nơi này.

Chuyện này cũng chẳng liên quan gì đến việc tập kích hôm nay đúng không?

Thật ra nguyên nhân sâu xa ở chỗ Medang những năm nay nổi lên như một thế lực có khả năng lớn sẽ thống trị khu vực, và sớm hay muộn Medang cũng rule các tiểu Vương quốc Bán đảo Malaysia. Ít nhất Medang sẽ cai trị phía Tây bán đảo Malaysia bởi phía đông là đồng minh Pehang của liên minh Khối Thịnh Vượng Đông Nam Á cho nên có thể Medang bỏ qua.

Nếu chỉ là bị cai trị thì cũng không đến nỗi các tiểu quốc Malaysia điên cuồng vậy, vốn dĩ các tiểu quốc sinh ra sẽ bị cai trị, người Mã ở bán đảo này hiểu rõ , cùng lắm lại trở về trước kia, thay vì thần phục Srivijaya thì thần phục Medang thôi. Có gì phải làm ghê lên vậy?

Vấn đề không nằm ở chỗ tự trị hay chịu cai trị mà vấn đề nắm ở chỗ chính sách của Medang.

Những năm qua Medang cải cách máu tanh, tiến hành giải phóng nông nô, nô lệ, tận diệt các thế lực quân phiệt quý tộc một cách không nương tay. Lập nên một chế độ phong kiến quân chủ trung ương tập quyền.

Các tiểu quốc Tây Malaysia làm sao chịu để Medang cai trị, để Medang cai trị thì đó chính là tự sát, vì Medang nào tha cho hệ thống quý tộc các nơi này.

Thật ra cuộc chiến lúc này đã không chỉ nằm ở việc xâm chiêm lãnh thổ đơn thuần mà đã biến tướng thành một cuộc chiến hệ tư tường. Tương tự như trong tương lai hệ tư tưởng Phát xít oánh nhau cùng phe Đồng minh. Hệ tư tưởng Cộng Sản xã hội chủ nghĩa choảng nhau với khối Tư Bản Phương Tây-Mẽo. Thì đây cũng không khác mấy, cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á lúc này có chiều hướng đổi từ việc cướp bóc, xâm chiếm lãnh thổ thành một cuộc đối đầu hệ tư tưởng.

Khối tư tưởng tiền dân chủ, tự do, giải phóng nô lệ, đậm màu Mác xít dẫn đầu có Đại Việt Đế quốc- Medang- Bangmakok- Pahang – Somesvara của thủy chân lạp,- Tây Việt – Bắc Việt. Tất nhiên trong khối cũng có những khối nặng màu Mác xít những khối nhạt màu, Nhưng nói chung là họ đều bị ảnh hưởng tư tưởng bởi ngọn cờ đầu - Đế Quốc Đại Việt, triệt để ảnh hưởng có lẽ là Medang, Bangmakok, Tây Việt và cả Zhui no gia tộc, các thế lực khác nhạt màu hơn.

Có thể nói khối này chống lại cả thế giới lúc này. Vì cả thế giới đều không đi theo hệ tư tưởng trên. Điều may mắn là cả thế giới lúc này chưa ý thức được sự khác nhau về hệ tư tưởng cho nên chúng chưa đoàn kết vùi dập Khối Mác xít trên.

Những liên minh chống lại Mác xít chỉ tự phát nhỏ lẻ với cách nhìn lợi ích chứ chưa hình thành một hệ tư tưởng thành lá cờ đầu chống lại khối Mác xít.

Tuy như vậy hành động của đám tiểu vương quốc Tây Malaysia đủ hiểu. Khối Mác xít muốn phát triển thì con đường của họ đi sẽ không quá bình an rồi. Đây chỉ là những đốm lửa nhỏ đầu tiên chống lại họ mà thôi.

Cho nên hành động của đám tiểu vương Malaysia la dễ hiểu, không phản kháng họ sẽ diệt vong, dựa vào Chola phản kháng thì họ còn có cơ hội tiếp tục tồn tại dưới chế độ tiêu vương thuần phục Chola.

Đại Việt mạnh không? Vâng hoi mạnh, uy thế Đại Việt ở Đông Nam Á ghê không? Vâng rất ghê. Nhưng thời này làm gì có Global Military , làm gì có Internet? Thông tin nó chỉ mang tính ước lệ.

Người hiểu rõ Đại Việt vô đối khu vực chỉ có Medang, Lavo Khmer.. họ rảnh đâu mà đi thông báo cùng đám nhãi nhép Mã Lai, nhà còn bao việc.

Kẻ thấm nhất sức mạnh của Đại Việt là người Tráng ở Quảng Tây, Người Mân ở Quảng Đông, và Bắc Mân quốc. Nhưng người vừa thấm lại vừa đau lẫn kính sợ sức mạnh của Đế Quốc Đại Việt chắc chỉ có Tống , giờ thì thêm anh Nhật Bản? Nhưng họ rảnh đâu mà đi khu Đông Nam Á tuyên truyền?



Cho nên các trận chiến lớn, thành danh của Đại Việt toàn ở phương bắc, ở Phương Nam thì Đại Việt ít ra mặt, gần nhất có lẽ là trận chiến ở Khmer , nhưng Đại Việt lúc đó chỉ đánh hỗ trợ, lúc cần đánh gắt thì ông Tổng Chỉ Huy đi làm nhà thám hiểm , khảo cổ học, cho nên uy danh của Đại Việt ở khu này có thịnh nhưng chưa chắc đáng sợ như Chola.

Đế Chế Chola hùng mạnh đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân Tam Phật Thệ , vì bọn họ chính là những kẻ chịu nô dịch trực tiếp từ Chola bao năm qua.

Chi nên để đánh giá tương quan thì mấy tiểu Vương Mã Lai rất yên tâm dưới sự “bảo hộ” của Chola Empire .

Cộng các yếu tố lại thì chẳng hề ngẫu nhiên mà Malaca, Pera, Solongor tập kích Đại Việt hạm đội đúng không?

Cụ Kiệt cũng sơ sót, cụ không thể tưởng tượng ra được lại có những rắc rồi lằng nhằng về hệ tư tưởng cùng sự ảo tưởng của đám Malaca, Pera, Solongor cho nên cụ kém đề phòng bọn chúng. Nhưng kêt cả như vậy hải quân Đại Việt dễ ăn sao?

Quay trở lại chiến trường trên eo biển Malacca, hay nói đúng là cái eo biển nhỏ rộng chừng 4km nằm giữa Dumai và đảo Pulau.

Tiếng còi tàu hú vang báo hiệu xuất phát, các kỳ lệnh, kèn đồng nhất loạt hoạt động báo cáo kế hoạch.

Các chiến Hạm Đại Việt bắt đầu chuyển mình…

Quân Malaca, Pera, Solongor bắt đầu hoảng sợ ngạc nhiên, không mái chèo, buồm lớn đang gấp, tại sao chiến hạm Đại Việt có thể chuyển động?

Không biết đến cấu trúc chân vịt động cơ, không lăn xuống dùng lưới lớn bủa vây nó thì sao có thể cản được chiến hạm Đại Việt di chuyển?

Người ngoài nhìn vào quả thật nghĩ chiến Hạm Đại Việt chạy thuần bằng sức buồm gió, làm sao được lại gần để tham quan chiến hạm Đại Việt cơ chứ.

Theo lối thông thường, các thuyền mái chèo khi bị áp sát, mái chèo sẽ vướng, hoạt động không nổi, cho nên sẽ mất động lực, nhưng lúc này quân Mã Lai ngơ ngẩm rồi.

Các chiến hạm Khu Trục vì đang lâm chiến cho nên cột mỗi hàng kéo đến ba ngựa, tổng cộng 120 ngựa đang kéo tạo nên một động cơ 1600kw đưa chiến hạm nhanh nhẹn rẽ nước tiến lên, chục thuyền nhỏ bao vây nó hoàn toàn không ý nghĩa, thậm chí bọn chúng không ít bị chèn ép đến lât nhào.

Chiến hạm Hộ Vệ cũng điên cuồng khởi động, bọn họ có 90 tay chèo quay trục xoay cũng tạo nên một động cơ 450 mã lực tiến lên.

Ở đây lại nhắc lại chút chuyện buồn cười. Cấu trúc trục xoay chân vịt là tận dụng tốt nhất hiệu suất chèo, lại bố trí được nhiều nhất chèo thủ. Vậy mà cũng chỉ tạo ra được một động cơ tầm 450 mã lực kéo con thuyền 25m đi với vận tốc 18km/ giờ tối đa.

Vậy mà các anh đạo diễn Hàn Quốc làm phim Hải Chiến Đảo Hasan, các chiến hạm không buồm với kiểu chèo cổ hiệu suất thấp, mộ chiến hạm 25m bố trí được tầm 10 chèo mỗi bên, như vậy có 40 tay chèo, cứ tính full tận dụng hiệu suất sẽ có 200 mã lực, vậy mà phi ầm ầm như lắp động cơ diesel … thật khâm phục.

Quay trở lại với chiến trường, không thể cố định chiến hạm Đại Việt việc leo lên boong thuyền chiến đấu khó vô cùng, thêm vào đó 3 khu trục hạm to lớn với động cơ 2200 mã lực đã điên cuồng đâm húc các thuyền bé của bọn Mã Lai khiến không ít chìm nghỉm tại chỗ.

Biến cố quá đột ngột khiến đám Mã Lai không kịp nghĩ ra cách ứng phó.

Quân Đại Việt chiến đấu trên khoang thiện chiến vô cùng lại được trang bị tốt dần áo đảo dám Mã lai cởi trần cầm đao kiếm kia.

“ Hừ… đom đóm mà muốn so kè ánh trăng sao?”

Xẹt… lại một kẻ xấu số bị xẻ ngang bả vai phải dọc đến tận tâm thất, cả người thằng này như miếng bánh bao nhân đậu đỏ bị xé ra vậy.. dưới màn mưa máy như loãng ra tràn ngập sàn thuyền gỗ… nhớp nháp nhầy nhụa.



Cụ Kiệt vẫn vậy, điền tĩnh lạnh lùng xuất đao.

Đao đao thấy máu, đao đao lấy mệnh không kẻ nào đỡ nổi một đao.

Không hoa lệ, chẳng múa may, chỉ có đâm, chém, bổ , vớt, gạt, vậy nhưng lưỡi đao như nhanh như chậm xong đầy chuẩn tắc cùng hiệu quả. Đây là thực chiến không phải biểu diễn. Chụ cả đời đã trải qua bao nhiêu trận chiến không ai có thể nhớ hết. Nhớ thời trẻ cụ vẫn còn là tiên phong cho vua Thánh Tông, việc xông pha loạn quân vào ba ra bảy là chuyện cơm bữa. Sau này thượng vị giả cho nên cụ mới không phải thân chinh xông pha nữa. Nhưng lúc này cụ như tìm lại cảm giác hứng khởi xưa kia mà quát bảo đám thân binh lui lại. Cụ thật muốn động chút gân cốt rồi.

Sau khi dùng căn phòng huyền bí kia, lần đầu tiên cụ Lý Thường Kiệt cảm thấy được thanh xuân thực sự trở lại, từng động tác như mây bay nước chảy, xác chết nằm rạp dưới chân cụ ngày càng dày thêm.

Cạch....

Một thanh đao ngắn, mũi đao xảo quyệt đâm tới nách của cụ Kiệt.

Người đến không tầm thường, hắn đã căn đúng lúc cụ mới kết liễu một tên Mã Lai để ra đòn. Lực cũ đã tận lực mới chưa tụ thành. Cánh tay cầm đao đã vung ngang đà khó có thể chuyển thế mà đỡ gạt.

Chân sang một bước, xoay eo chuyển mình.. cứ thế mũi đao chỉ là lách qua lưng cụ mà trược đi.

“ Hừm..”

Cụ Kiệt trùng người bộ tất, vai lắc mạnh về sau, đúng ngay khi tên sát thủ lỡ đà đà trượt tới tầm..

“ Hự...”

Rắc...

Chỉ nghe thấy tiếng xương gẫy như tiếng cành cây khô bị bẻ. Một đòn lắc vai húc đúng mạng sườn, tên sát thủ vẫn còn quá non. Hắn nào biết bẩn thân cầm cao trước mặt cụ Kiệt chính là múa rìu qua mắt thợ? Tên sát thủ như đạn pháo bay ngược qua một bên đập mình vào thành thuyền.

Vẫn anh mắt lạnh lùng, gương mặt chẳng mấy biểu cảm, cụ Kiệt rung nhẹ chiến đao, trên đó máu tươi hòa lẫn nước mưa như bị cường lực tách ra mà bắn tung tóe...

Lưỡi đao sáng lóe lên...

Nhưng chính vào lúc này...

Đoàng...

Uỵch...

“ Thái Thượng Hoàng.... “

“ Hộ giá..”

Đám thân vệ của cụ Lý Thường Kiệt như phát cuồng mà lao đến...