Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 827



Trong lúc Chiên Nàn Phú Thái và ba ngàn chiến sĩ Bangmakok chuẩn bị cho một trận chiến cuối cùng thì ở eo biển Malacca cũng đang mưa điên cuồng.

Khi này hải quân Đại Việt đang dưới màn mưa cố gắng nã pháo từ ngoài bờ biển hỗ trợ bộ binh.

Khu công nghiệp Dumai, bằng mọi giá họ phải giữ vững được nơi này.

Dumai chính là đất Đại Việt không phải đất của Medang, cho nên trận chiến nơi đây diễn ra khốc liệt vô cùng. Và người Việt thực sự đã phải lên bờ tham chiến trực tiếp.

Hơn ba ngàn lính thủy đánh bộ đã bổ xung cho pháo đài Dumai.

Quân Chola và Shailendra đã dựa vào lúc trời mưa lớn và bất chợt mở một cuộc tập kích vào thành Aru. Trong khi đó phía bên trái đảo Sumatra thì quân Srivijaya đồng thời mở một cuộc tập kích vào thành Plyla.

Medang haid đầu phải nghênh địch quân lực dàn mỏng cho nên thất thủ ở Aru.

Trời mưa lớn quả thật ảnh hưởng quá nhiều đến sức chiến đấu của quân Medang vốn rất dựa vào hỏa pháo, thuốc nổ.

Aru là một cảng biển, chính ra vị trí này rất có lơi cho hải quân Đại Việt hỗ trợ, thế nhưng mưa lớn đã làm gián đoạn thông tin liên lạc, cho nên khi quân Đại Việt đến nơi thì đã muộn. Aru bị công phá hoàn toàn. Lúc này các chiến hạm Đại Việt với pháo lớn bắn dồn dập vào thành Aru cũng không tác dụng. Mục tiêu của quân Chola đó là phá hỏng các công sự của người Medang, ép người Medang phải dã chiến dưới trời mưa cùng bọn họ. Có thể nói người lãnh binh của Chola rất không tầm thường. Hắn biết lợi dụng cả địa hình, thời tiêt để tăng thêm lợi thế cho liên quân Chola.

Nếu quả thật phải dã chiến trong điều kiện trời mưa lớn như vậy trên đồng bằng không có thủy binh hỗ trợ thì quân Medang rất thiệt thòi. Họ có thể là có nỏ tốt, giáp tốt, vũ khí ưu việt, nhưng cũng không thể bù lại số quân Chola cùng Srivijaya -Shailendra đông gấp nhiều lần.

Nếu trời không mưa lớn thì quân Medang chưa chắc đã sợ hãi với sự hỗ trợ của pháo và súng hỏa mai. Nói cho cùng thì Pháo Chola vẫn rất nặng khó có thể cơ động , nhưng hỏa pháp của Medang có nhiều loại hỗ trợ cho bộ binh dã chiến. Trời mưa tầm tã đã hủy hiết những lợi thế của người Medang rồi.

Chính vì chiên thuật này cho nên khi đánh chiếm các thành bang cạnh bờ biển thì quân Chola cho phá hủy tất cả, sau đó rút vào nội địa tiếp tục tấn công, do đó hải quân Đại Việt hoàn toàn không có trợ giúp gì đắc lực cho quân Medang được cả.

Mất Aru thì quân Medang buộc phải lui về phòng thủ Ramkhamhaeng vì đây là thành phố chiến lược của cả vùn miền trung của Sumatra, mất nó đồng nghĩa toàn bộ miền trung Sumatra sẽ mất kiểm soát.

Như vậy Dumai bại lộ hoàn toàn trước quân Chola. Nhưng người Đại Việt không thể đòi hỏi gì hơn từ người Medang được cả, bởi lẽ bản thân người Medang còn không tự lo được, họ không có trách nhiệm phải quan tâm Dumai.

Tất nhiên Daksamavamca vẫn rất trân thành khi trong tình thế nước sôi lửa bỏng vẫn cử 2 ngàn tinh nhuệ đến Dumai hỗ trợ chiến đấu.

Cũng may phía Đông Dumai có một con sông nhỏ từ biển ăn sâu vào nội địa lòng vòng tầm 100km đủ để bao bọc hướng này, các đoàn hải quân pháo hạm 15m hoàn toàn thích nghi chạy trên sông này và hoàn toàn có thể phong tỏa quân Chola muốn xâm phạm Dumai.

Quân Chola cũng không tiến hành vượt sông đánh Dumai mà là xông thẳng đến Ramkhamhaeng đại bản doanh của Medang mà quyết chiến. Nơi này có 3 vạn đại quân Medang trú đóng và thành Ramkhamhaeng là thành trì cao lớn vững chắc nhất ở miền Trung Sumatra do Medang cải tạo lại từ thành cổ sau khi chiếm từ tay người Srivijaya.

Liên quân cánh này gồm Chola và Shailendra tổng cộng lên đến 6 vạn quân và gần 2 vạn dân phu huy động đi theo.

Thành Ramkhamhaeng được xây dựng cao lớn bằng gạch và xi măng pozzolan với hệ thống tương tự như Thành Chính Hoà ở Đại Việt nhưng to lớn hơn nhiều lần.

Dự kiến nếu ba vạn cố thủ thêm vào 10 vạn dân trong thành hỗ trợ đủ cầm cự cả chục vạn quân chính quy, cho nên Daksamavamca tổng chỉ huy nơi này không sợ hãi, hắn dự định cùng Ramkhamhaeng như một miếng mồi mà mài chết quân Chola.

Vậy nhưng ai mà ngờ được Chola muc tiêu không phải Ramkhamhaeng. Bọn họ dùng 5 vạn quân vây chặt Ramkhamhaeng không cho quân Medang ra ngoài, còn lại hai vạn quân thì từ phía Nam vòng lên tấn công vào Dumai.

Lúc này một vạn quân Đại Việt luôn ngày đêm trú đóng ở Dumai vì Thái Hoàng Lý Thường Kiệt đã suy đoán ra quân Chola chỉ là nghi binh đánh Ramkhamhaeng, mục tiêu của quân Chola phải là Dumai.



Lý do đơn giải. Quân Chola thiếu lương, Srivijaya và Shailendra đâu còn là hai thế lực mạnh nhất khu vực này, họ sau nhiều lần chiến bại trước Medang lãnh thổ thu hẹp lại, làm sao có nuôi được số lượng quân khổng lồ Chola? Cho nên cụ Kiệt tin chắc bọn này thiếu thốn lương thực trầm trọng.

Vì thế cụ Kiệt đã hoạch định với Daksamavamca và dạy cho hắn không cần quyết chiến đến cùng mà nên vừa đánh vừa lui, kép quân Chola vào sâu nội địa, dọn dẹp hoàn toàn lương thực trên đường đi. Lấy Ramkhamhaeng hùng thành làm miếng mồi cầm chân quân địch chờ viện binh Đại Việt tới.

Tất nhiên Daksamavamca được cụ Kiệt chỉ dạy thì như bắt được vàng mà thực hiện triệt để. Các vùng chiến thuật được hoạch định kĩ càng. Ví như Aru chẳng hạn, cố gắng nhất có thể mài mòn sinh lực địch, nhưng cảm thấy trụ không nổi thì nhanh chóng rút lui.

Còn về Dumai thì cụ Kiệt cũng chuẩn bị nhiều món ăn ngon tiếp đãi quân Chola rồi.

Ở khu công nghiệp các máy móc có tính chất công nghệ cốt lõi đều được tháo rời vận chuyển vào pháo đài Dumai, thâm chí những máy móc thật sự quan trọng còn được tháo lên thuyền lớn vận chuyển qua đảo Pulau đối diện Dumai.

Đúng như cụ Kiệt tính toán, phao tin pháo đài Dumai có thật nhiều lương thực đã khéo về đây tới hai vạn quân của Chola.

Pháo đài Dumai không phải kiến trúc Vauban, nhưng lại ảnh hưởng đậm kiểu cấu trúc này. Tức là cấu trúc thành Vauban ít nhất phải có 5 cạnh trở lên, còn pháo đài Dumai chỉ có bốn cạnh, việc gắn thêm bốn cái cụm chiến đấu hình tròn ở bốn góc có hơi hướng của Vauban nhưng không hẳn vậy.

Dumai pháo đài được xây dựng từ 6 năm trước khi Đại Việt quyết định khai phá vùng đất này. Với nhân công rẻ mạt đông đảo, lại thêm xi măng pozzolan ở Medang luôn không thiếu cho nên pháo đài này mạnh hơn nhiều lần các pháo đài ở Đại Việt. Thực tế ở Đại Việt không có xây dựng nhiều các công trình quân sự to lớn như thành trì trong nhiều năm rồi. Đến tường ngoài Thăng Long còn bị rỡ ra là đủ hiểu.

Đại Việt không có ý định tác chiến nội địa, nếu kẻ địch có thể vượt qua hang tuyền phỏng thủ tầm xa và trung của Đại Việt thì chứng tỏ bọn họ quá mạnh, đến lúc đó có hay không có pháo đài cũng chẳng thay đổi được gì.

Cho nên thực tế các công trình pháo đài hùng mạnh của Đại Việt lại nằm ngoài lãnh thổ trung tâm nơi là quân Đại Việt khó có khả năng duy trì với số lượng đảm bảo.

Lấy ví dụ điển hình đó chính là các pháo đài, thành trì ở Vùng Tây Bắc, Di Mã Thành, hay pháo đài ở Bắc Hải đảo, Busan, Hokkaido, Kobutan, Philippines, và chính Dumai này.

Dumai pháo đài cao ba tầng, nóc mái cao đến 19m nếu so gác mái với mặt đất. Đây là một kiến trúc kín với mái che kiên cố đổ bê tông.

Tường thanh rất dày khoảng 3-5 m gạch tuỳ từng chỗ. Không thiếu cột trụ xi măng cốt thép dằng đỡ.

Ba lớp sàn được làm bằng gỗ tốt với cột bê tông trụ đỡ thay cho đổ bê tông sàng để giảm tải trọng.

Chiều dài mỗi cạnh pháo đài chỉ tầm 100m bốn công sự hình tròn lồi ra ở bốn góc có đường kính 20m.

Các tầng đều có lỗ châu mai dày đặc và thành trì không thiếu các thiết bị chuyên dụng để phòng thủ.

Vì sao Dumai lại có bố trí khủng như vậy?

Đơn giản vì xưa kia khi Medang tặng Dumai cho Đại Việt cũng có ý đồ, tức là dùng Đại Việt ngăn quân Srivijaya -Shailendra ở miền trung Sumatra khiến cho Medang có thời gian phát triển nội địa mới thu phục. Sau này Medang chiếm miền trung Sumatra cho nên Dumai nằm lọt thỏm trong lòng Dumai, ý nghĩa phòng thủ của Pháo Đài Dumai mất đi.

Nhưng từ lúc mới xây và thiết kế thì bản chất một công sự siêu cấp chắc chắn đã hình thành rồi. Cho nên việc lúc này là cụ Kiệt tái trang bị cho Pháo đài và biến nó thành một cái cối xay thịt.

Đúng vậy, ngay từ đầu đây mới là một đòn chí mệnh mà cụ Kiệt chuẩn bị để chờ quân Chola mắc phải, những ngày qua Hải Quân không thể làm gì nhiều giúp đỡ Medang khiến cụ Kiệt hơi khó chịu rồi.

Lúc này bên trong pháo đài có 500 lính Đại Việt vốn đóng nơi này, Ba ngàn thuỷ quân lục chiến tăng cường, Hai ngàn tinh binh Medang được Daksamavamca kết sức kindness gởi tới.

Sẽ không ai biết có bao nhiêu vũ khí giết người hàng loạt được đưa vào pháo đài, điều này chỉ một số quan chức cao cấp trong hải quân Đại Việt biết rõ.

Không thể nghi ngờ gì nữa, với phong cách của cụ Kiệt thì chẳng có gì là thương sót địch nhân, tầng một là các hỏa pháo bắn đạn bi qua lỗ châu mai, tầng hai tầng ba là các tay súng LKR1087/9,2mm, các tay nỏ, thậm chí có cả đội ném lựu đạn chuyên nghiệp. Gác mái chính là việc của các chiến binh Medang dùng cận chiến đẩy thang.



Nhưng nói thật bọn lính Medang đúng là quá nhàn rỗi không có việc làm.

Pháo đài Dumai cách cảng biển 1,5km tức là hoàn toàn nằm trong tầm pháo kích của hải quân Đại Việt.

Cho dù quân Chola đông thêm gấp bội đi chăng nữa cũng không thể chịu nổi cách chiến đấu với các vũ khú mang tính đồ sát của quân Đại Việt.

Tấn công mặt Bắc của Thành thì không được vì đó là biển cảng, mặt Đông -Tây đều chịu pháo kích dữ dội, Chỉ có thể tấn công mặt nam. Nhưng quân Đại Việt trong pháo đài biến rõ cho nên mặt nam được bố trí dày đặc hỏa pháo cùng các tay súng.

Các thùng thuốc nổ đều là mới khui, bên trong pháo đài thi khô ráo mặc kệ mưa gió bên ngoài, thông qua các lỗ châu mai, hỏa pháo, súng, cung nỏ lựu đạn thi nhau lấy mạng cười Cho la.

Bắc thang lên bức tường pháo đài?

Các ụ công sự cấu trúc tròn bốn góc dày đặc lỗ châu mai sẽ tiếp đón đám binh sĩ dám leo lên, không có góc chết để ẩn nấp.

Bắc thang vào công sự tròn bốn góc, lại không thoát nổi các tay súng từ bức tường hay từ hai góc đối diện bắn lại. Với tầm bắn hiệu quả trên 150m thì thực sự súng LKR1087/9,2mm đã làm chủ chiến trường này.

Tưởng chừng cái cối xay thịt Dumai hoạt động thật tốt, nhưng biến cố đột ngột xảy ra.

Hạm đội Đại Việt ngoài khơi bất ngờ bị đột kích.

Quân địch khốn nạn lại là những người không liên quan gì, cho nên ngay cả cụa Lý Thường Kiệt cũng không lường trước tình hình này.

Dưới sự yểm hộ của màn mưa, những đám thuyền nhỏ kiểu Mã Lai từ từ tiếp cận hạm đội Đại Việt đang mải mê pháo kích quân Chola bên sông.

Vì đảo Pulau che khuất thầm nhìn, lại vì dưới màn mưa không thể quan sát tốt, đến khi quân Đại Việt phát hiện có kẻ lạ mặt áp sát thì đã quá muộn. Các thuyền nhỏ của quân Malaca, Pera, Solongor những tiểu vương quốc bên bán đảo Mã Lai đã ập vào cận chiến, bọn hắn bắt đầu quăng móc đu dây leo lên chiến thuyền Đại Việt.

Chiến hạm mang soái kỳ của cụa Lý Thường Kiệt được chăm sóc nhiều nhất, không ít hơn cả chục thuyền nhỏ đang bao vây lấy nó, đám Mã lai cởi trần ngậm đao thoăn thoắt theo dây leo lên.

Cụ Kiệt cũng không bàng hoàng gì, vẫn là ánh mắt đó, vẫn là biểu tình đó, trời có sập núi có lở cũng không biến sắc.

Chỉ thấy cụ chỉnh trang lại chiến giáp, đội lên mũ bảo hiểm, nhấc lên thanh chiến đao rảo bước ra khỏi khoang chỉ huy.

“ Phất cờ hiệu thông báo toàn bộ chiến hạm dùng hết sức lao ra biển, giữ đội hình không tách nhau”

Cụ Kiệt thét lớn ra lệnh cho lính truyền tin sau đó tự thân dẫn theo thân vệ đi xuống sàn thuyền lúc này đã nhung nhúc bóng đen ( da đen) đang chém giết cùng quân thủ vệ chiến hạm của Đại Việt.

“ Cút”

Cụ Kiệt mày kiếm dựng ngược, đao tuốt ra khỏi vỏ, một tia sáng như ánh chớp trong làn mưa lóe lên.

Đao cắt gió, đao chắt thủy vũ, đao cắt văng thủ cấp. Môt tên Mã Lai hét lớn xông tới kết quả là đầu người bắn lên, lăn lông lốc qua một phía. Cái thân hình đen đúa không đầu khẽ giật giật sau đó đổ gục xuống...

“ Giết hết...” Cụ Kiệt chỉ lạnh lùng mộ câu, chỉ về đám da đen trước mặt, một đám thân vệ như thiên binh thiên tướng tuốt đao xông vào đám đông quan Mã Lai mà băm chém.