Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 764



Ngày 28 tháng ba năm Thiên Phục Võ Uy thứ 3( 1087).

Eo biển Kammon vùng Kitakyūshū, nơi có thể nối thông đi Osaka từ Busan.

Nếu không đi qua nơi này thì từ Busan đi vòng cực Nam Nhật Bản sau đó ngược về Osaka quãng đường lên tới 1200km. Còn nếu đi theo eo biển Kammon thì quãng đường Busan – Osaka rút ngắn chỉ còn tầm 500km mà thôi. Hay dở thế nào ai cũng hiểu cả rồi.

Đánh chiếm các pháo đài dọc eo biển Kammon là điều cần thiết.

Lâu đài hay nói đúng ra là pháo đài Kokura (Kokura Castle). Xin đừng nhầm với Kokura Castle được xây dựng ở thế kỷ 16 của Nhật Bản, phiên bản mà chúng ta ngày nay nhìn thấy đó chính là pháo đài được Hosokawa Tadaoki xây dựng trên nền mòng của pháo đài cũ trước đó.

Và cái nền móng đó chính là Kokura Cátle trước mắt Ngô Khảo Ký lúc này.

Người Nhật khác người Hán, cũng khá khác người Việt trong cấu trúc quân sự.

Bọn họ thường ít khi xây các cấu trúc thành trì to lớn với hệ thống tường vây. Thay vào đó cấu trúc Pháo đài nhỏ nhưng chuyên biệt hoá quân sự lại được ưa thích hơn cả.

Tất nhiên mọi thứ đều có lý do của nó cả. Không phải tự nhiên nó thế này… tự nhiên nó thế kia.

Người Nhật trước thời chiến quốc vẫn là đánh nhau theo lối nhỏ lẻ , các gia tộc chiến đấu với nhau, quy tắc thì mọi người cũng biết rồi. Cấu trúc phòng ngự của họ phát triển từ hệ thống trang ấp . Bởi các gia tộc bushi nguồn cơn phát triển là từ lực lượng vũ trang các trang ấp mà thành, sau này được chính quyền hợp pháo hóa tư cách nên biến thành võ sĩ gia tộc. Sau này tới thời Mạc Phủ thì phát triển thành hệ thống Samurai.

Chính vì vậy hệ thống phòng ngự của Nhật Bản đa phần vãn cứ là lâu đài, pháo đài với mức chuyên môn hóa quân sự cao. Tức là không có dân thưởng ở bên trong. Điều này không mấy gặp ở TQ hay Đại Việt đó là thành trì rộng lớn tường vây bao quanh có chứa cả dân thường bên trong.

Tất nhiên ở một vài thành phố lớn của Nhật Bản cũng có cấu trúc thành trì tường cao, nhưng đa phần được xây dựng sau thời chiến quốc là chính.

Cấu trúc này cũng cho thấy Nhật Bản đánh đấm suốt ngày nhưng quy mô là nhỏ lẻ, các cuộc va chạm giữa các gia tộc là liên miên nhưng mỗi trận quy mô không quá nhiều người. Không thể như Đại Việt với người phương bắc đánh nhau, hở chút là mấy vạn, mười mấy vạn công thành chiến.

Kokura Castle nằm áng ngữ lối vào eo biển Kammon. Nó được xây với cấu trúc lâu đài đặc biệt của người Nhật. Nền móng được xếp bằng đá phiến bằng phẳng cao lớn và rất chắc chắn. Các lâu đài nền móng thường không có chất kết dính cacd khối đá phiến móng thay vào đó sử dụng độ khít bề mặt cùng ma sát, trọng lượng khiến nền móng khổng lồ vững chắc.

Thông thường thì có rất nhiều lãnh chúa dùng đá phiến tạo nên nền móng vững rất dày bên ngoài và nện đất bên trong tạo nên móng cao. Nhưng cũng có nhiều lãnh chúa có tiền sẽ dùng móng đá đặc sau đó chỉ san nền bằng một lớp đất mỏng.

Những móng đá này ít nhất cũng năm mét, có móng cao cả mười lăm mét cũng có . Để làm được điều này không phải đơn giản. Người Nhật có thể làm, nơi khác chưa chắc làm được. Đá phiến phẳng hai mặt dễ chế tác do hoạt động đùn đẩy , đứt gãy địa chất khiến nó lộ thiên, chính vì vậy người Nhật mới sẵn nguồn nguyên liệu này mà xây dựng móng.

Còn ông Hán với ông Việt đi đẽo đá vôi thành các viên gạch mỏng xếp móng? Không rảnh và cũng không điên.

Trên nền móng đá chắc chắn khổng lồ thì người Nhật mới cho xây dựng kiến trúc lâu đài với nhiều các cấu trúc chiến tranh, phòng thủ khác nhau. Thông thường lâu đài sẽ cao từ 3-5 tầng , kết cấu cột gỗ lớn chắc chắn, tường gạch…

Theo Ngô Khảo Ký đánh giá, cái loại cấy trúc này rất khó đánh với quân đội vũ khí lạnh thông thường. Cần phải đông hơn quân thủ pháo đài rất nhiều và chấp nhận thương vong cao mới đánh nổi loại kết cấu quái đản này.

Cũng may cái loại pháo đài này thường không quá to lớn và cũng không đông quân thủ vệ, nếu không thì mệt lắm đấy.

Thật ra cấu trúc này người Nhật hay sử dụng lắm.

Ví dụ nếu dã chiến, có điều kiện họ sẽ đắp đất thành một cái móng đất cao 2-3m diện tích từ mấy trăm đến mấy ngàn m2 . Trên đó sẽ xây tường rào gỗ, còn nếu có thời gian có thể xây cả lâu tháp gỗ… kết cấu chính là bản đơn giản hoá pháo đài…

Lại nói Kokura Castle riêng móng đã cao đến hơn mười mét lại thêm ba tầng lâu cao tầm mười ba mười bốn mét tạo thành một cấu trúc rất đau đầu công phá.

Móng được xây trên nền đá cứng lại ngập ngước, khi thủy triều lên có khi móng nổi chỉ còng sáu đến bảy mét thôi.

Hệ thống móng dài rộng đến cả trăm mét trên đó là một hệ thống ba tòa lâu tháp chính phụ khác nhau, có thể thấty lác đác các họng pháo đồng trên đó.

Đây quả thật là một pháo đài xây dựng để bóp nghẹt lối đi vào eo biển Kammon chỉ rộng chừng 1km. Hỏa pháo một khi bố trí trên cao sẽ có thể bắn xa đến hơn km hoàn toàn không có khả năng yên lành đi qua eo biển này với các loại chiến hạm thông thường.

Vậy nhưng Đại Việt làm gì có chiến hạm thông thường?

Để đối phó cùng các loại pháo đài kiểu này dĩ nhiên Đế Chế Đại Việt đã có nhiều phương án. Đơn giản nhất đó là dùng pháo lớn từ Khu Trục Hạm mà dã xuống đầu đối phương....

Uỳnh … uỳnh… uỳnh….

Tiếng nổ đinh tai nhức óc… Khu Trục Hạm rung lên nhè nhẹ… năm khẩu đại pháo cùng xạ kích kiến cho chiến hạm dù to lớn, vững trãi cũng phải hơi khẽ lắc lư..

Năm tiếng nổ lớn lần lượt vang lên, tiếng đạn cắt xé không khí chói tai khó chịu như đang nhe ai đó gạo thìa sắt vào nền đá… kẽo kẹt, kên kến… màng nhĩ rung rung ê ẩm.

Ngô Khảo Ký không rời mắt khỏi ống nhòm mà quan sát pháo đài Kokura nơi bờ biển eo vịnh…

Từng tiếng nổ ầm ầm vang lên… những quả đạn nổ 300mm với sức nặng đáng nể đập tan mái ngói của lâu tháp, xông vào bên trong rồi nổ lớn, lúc này Kokura Caslte như một cây đuốc khổng lồ đang âm ỷ cháy, khói xám đã ngùn ngụt bốc cao lên đến tận trời cao nhưng chưa có ánh lửa… có thể đoán sau bức tường lâu bằng gạch đá, các cấu trúc gỗ bên trong bị tàn phá cùng bắt hoả khá nhiều rồi….

Ầm ầm ầm ầm….

Cách đó không xa các tháp pháo khổng lồ của Khu Trục Hạm thứ hai cũng cùng nhau tề phát....

Đại Việt có Năm Khu Trục Hạm đại diện cho niềm tin, sự kiêu hãnh, và sức mạnh dân tộc. Có đến hai chiếc đã xuất hiện nơi đây.

Với hải quân Đại Việt đây là lần đầu tiên họ thấy Khu Trục Hạm chính thức tham chiến , nhưng họ cũng không có cảm thấy bất ngờ gì với sức mạnh của Khu Trục Hạm cả. Những lần diễn tập thì Khu Trục Hạm đã chứng tỏ ưu thế nổi trội và khả năng huỷ diệt của chúng với những tháp pháo khổng lồ nặng 5 tấn bố trí trên sàn thuyền hạm.

Cũng như tàu pháo, hộ vệ hạm, dĩ nhiên Khu Trục Hạm cũng có kết cấu tháp pháo trên sàn thuyền. Không những có mà là thuộc dạng pháo mạnh nhất của Đại Việt.

Vẫn là pháo 300mm nòng nhưng nòng dày đến 35mm và dài 3,2m. Với trọng lượng mỗi nòng lên đến 700kg.

Đây thuộc vào loại pháo lớn nhất của Đại Việt vào thời điểm này. Chỉ có một số lượng nhỏ loại pháo tương tự bố trí ở thành Thăng Long mang tính biểu tượng. Hầu hết pháo này gắn trên Khu Trục Hạm, Khinh Hạm và Barque loại siêu trọng.

Đây là pháo có tầm bắn xa nhất của Đại Việt lên tới 2,8km tối đa với đạn bán rỗng hay đạn nổ, còn với dạn đặc nguyên chỉ vào khoảng trên 2000m.

Mỗi tháp pháo vẫn là cấu trúc nòng pháo đôi dài nặng cùng bệ xoay, khung giáp bảo vệ tổng trọng lượng lên tới 6,3 tấn. Loại cấu trúc này không thể bố trí trên thuyền nhỏ được, do vậy chỉ có Khu Trục Hạm, Khinh Hạm và Barque loại siêu trọng được sử dụng.

Để trang bị các loại siêu cấp pháo cùng tháp pháo này lên trên thuyền chiến không hề là một công việc đơn giản. Trên thực tế Barque về mặt lý thuyết có thể trang bị pháo này nhưng về mặt thực tiễn nó chỉ được nố trí một tháp pháo 300mm loại ngắn 2,5m như Hộ Vệ Hạm thôi. Lý do gỗ đóng tàu Barque là thuộc nhóm 3-4 không thể chịu đựng được siêu tháp pháo quá nặng nề.

Khu Trục Hạm, Khinh Hạm thì khác, chúng có cấu trúc chắc chắn dày dặn với các loại gỗ nhóm I, II độ bền không kém sắt non, thậm chí chịu lực và đàn hồi còn tốt hơn, cho nên hoàn toàn chịu đựng nổi cấu trúc tàn bạo trên.

Khu Trục Hạm lớp “Seventy-four” ship of the line nguyên mẫu thì Lý Từ Huy đánh cắp từ Soái hạm ALEXANDER NEVSKY (1787) của Nga. Dài chính xác 57,50m rộng 15,40m tỉ lệ rộng dài 3,8:1, đây là cấu trúc thon gọn để có thể lướt nhanh trên mặt nước khác với những thuyền béo Barque. Cho nên mặc dù dài hơn Barque siêu trọng tải nhưng Khu Trục Hạm chỉ có 1200 tấn tải trọng nếu so với 2000 tấn của Barque 43m dài.

Thế nhưng 1200 tấn tải trọng đủ để Khu Trục Hạm lớp “Seventy-four” ship of the line có thể mang theo quá nhiều vũ khí, trang bị, quân đội cũng như lương thực đạn dược.

Vấn đề đó là ALEXANDER NEVSKY Soái hạm mang đến 74 pháo lớn nặng cả 2 tấn mỗi khẩu và tầm 140 pháo nhỏ tầm 700kg tạo nên một dàn hỏa lực ấn tượng với ba tầng pháo mỗi bên mạn thuyền

Nhưng Khu Trục Hạm lớp ship of the line của Đại Việt thì... he hèm .... quá khiêm tốn về số lượng pháo súng. Tính tổng chỉ có 10 pháo lớn 300mm trang bị trên năm tháp pháo mặt sàn thuyền. và 28 pháo nhỏ 150 ly nòng ngắn trang bị hai bên sườn tàu thông qua một tầng pháo cửa sổ duy nhất....

Vẫn là triết lý đó của Ngô Khảo Ký , trang bị nhiều pháo mà không có cơ hội bắn, trang bị nhiều mà không linh hoạt góc bắn thì tác dụng gì. Chúng em là trang bị mười khẩu pháo chủ lực thôi, nhưng là mười khẩu hạng nặng có thể xoay tứ tung nã người. Chỗ còn lại chúng em loại hết thay bằng trang bị thêm giáp thép cho lành.

Thật vậy cùng một thiết kế nhưng ALEXANDER NEVSKY (1787) của Nga phải cõng tầm 270 tấn pháo... đấy là chưa kể thuốc nổ, đạn được. Nhưng Khu Trục Hạm Đại Việt chỉ mang 54 tấn pháo mà thôi. Tức là còn dư ra đến hai trăm tấn trọng lượng để bọc giáp.

Thực tế Đại Việt chỉ bọc đai giáp cho mạn thuyền cùng đai giáp tháp pháo tổng cộng 150 tấn thép mà thôi.

Nói thẳng căng là ALEXANDER NEVSKY (1787) mà đối mặt cùng Khu Trục Hạm KT01- KT05 của Đại Việt thì khả năng chìm rất cao. Bởi vì Khu Trục Hạm Đại Việt là chơi ngựa khéo động cơ chân vịt tốc độ cao linh hoạt hơn, không có tiếp cận bắn nhau mà dùng pháo lớn từ xa rỉa mồi. Mà cho dù tiếp cận khoảng cách 700m thì pháo của ALEXANDER NEVSKY (1787) tuy nhiều nhưng chẳng thể xuyên giáp + gỗ cứng của Đại Việt , nhưng nếu tháp pháo khhu trục hạm mà bắn trúng ALEXANDER NEVSKY (1787) thì thằng này toi mạng là chắc... Điều này có thể khẳng định rõ một câu, trước khi thủy lôi, phi cơ ra đời, thuyền to pháo lớn vẫn là bá chủ. Nhiều pháo mà chất lượng tồi không bằng vài khẩu pháo nhưng chất lượng vượt trội.

Quay trở lại lúc này trên biển Kommon...

Pháo đài Kokura đang oằn mình chống trả những đợt tấn công bạo tàn từ hai Khu Trục Hạm Đại Việt ngoài khơi.

Ngô Khảo Ký chỉ biết lắc đầu,

Giờ này hắn đã hiểu cảm giác của nhà Nguyễn Việt Nam đối mặt cùng thuyền lớn của người Pháp.. cơ bản là chịu trận cho người khác diễn tập bắn đạn thật.