Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 763



Thật ra Ngô Khảo Tích rất không ưng ý chuyện bán ra Nhiệt Khí Cầu, đã mấy lần hắn khuyên ngăn triệt để Lý Từ Huy nhưng hai bên cố chấp dằng co qua lại… cuối cùng Tích Ca vừa là bề tôi, kiến thức không lại cho nên chịu thua. Nhưng thua không can tâm.

Tích ca ý là thứ này Khí Cầu có tác dụng to lớn cho quân sự… không nên bán ra ngoài.

Lý Từ Huy giải thích những yếu điểm của Khí Cầu cho Tích nghe.

Một khí cầu cực đắt với một số lượng lụa khổng lồ để may thành cầu khí, mà đâu phải một lớp lụa có thể chịu lực được cho nên may một cái Khí cầu trung bình tốn 4 ngàn mét vuông lụa cho một cái Khí cầu đường kính 20m đủ sức trở người với trọng tải tầm 200kg ( 4 người).

Nhưng vậy khí cầu hoàn toàn không thể chế tạo ồ ạt số lượng lớn phục vục chiến tranh, lèo tèo dăm ba cái khí cầu phỏng có tác dụng gì… chỉ có thể bay xuôi chiều gió . Tức là nếu muốn vận dụng khí cầu thì đại quân phải ở hướng đầu gió. Thứ đến khí cầu chỉ có thể bay thẳng một đường theo gió, tức là sau khi thả vài ba lượt lựu đạn nó sẽ rơi vào săn giết của địch vì không thể tự quay về ngược hướng gió. Chỉ cần bám theo vài km thì chắc chắn bắt được, đến lúc đó mỗi trận đánh chỉ vì thả mấy quả lựu đạn mà Đại Việt xẽ tốn mấy mấy mười mấy vạn lượng bạc chỉ để thả mấy quả lựu đạn trong khi đó công việc này pháo lớn của Đại Việt hoàn toàn có thể đảm nhiệm một cách an toàn, hiệu quả hơn.....

Ngô Khảo Tích cũng không vừa, hắn giải thích rõ cho Lý Từ Huy hiểu, hắn không dùng khí cấu để tấn công, hắn dùng để trinh sát, do thám đồng thời để hù dọa địch. Tất cả khí cấu của quân đội sẽ được buộc dây thừng vô ngựa và kéo đi theo quân.

Hãy thủ tưởng tượng môt khi quân địch nhìn thấy những thứ khổng lồ bay trên cao 150m nơi mà mọi vũ khí cá nhân của bọn hắn không thể với tới thì sẽ hoảng sợ thế nào? Con người thường sợ hãi những thứ mình chưa biết.

Với không gian thoáng đãng trên cao, cùng trang bị ống nhòm, thậm chí bọn thám báo trên khí cầu có thể quan sát 10km phạm vi xung quanh, còn Trong phạm vi 2-3km thì chúng có thể phát hiện chính xác kẻ địch mục tiêu quan trọng để báo cho pháo binh có thể oanh tạc. Thời điểm này pháo binh Đại Việt đã vươn đến tầm hơn 2km với khoảng cách này không có bất kỳ vĩ khí nào của địch có thể tấn công khí cầu. Cho nên kính xin Bệ Hạ không bán thứ này ra ngoài.

Lý Từ Huy gửi thư phúc đáp: Thì ra là vậy, trẫm đúng là hơi lơi là mặt quân sự, đồng ý là Khí cầu có tác dụng trong quân sự, nhưng bán không sao cả. Thứ nhất Khí Cầu muốn bay được phải dùng khí ga từ Đại Việt , không nơi nào có thể sản xuất thứ này. Do đó bất kì kẻ nào có khí cầu mà đối đầu cùng Đại Việt Đế Quốc thì đồng nghĩa khí cầu của họ thành đồng nát sắt vụn. – Trả lời mục thứ hai, sợ hãi khí cầu chỉ xảy ra ở một hai lần đầu khi tiếp xúc, những lần sau nếu quân địch gặp lại sẽ không có nỗi sợ này. Do đó có thể loại bỏ yếu tố sợ hãi một bên. – Trả lời mục cuối cùng. Các quốc gia khác không có vũ khí đối phó Khí Cầu từ xa nhưng Đại Việt có thể sản xuất một thứ gọi là pháo cao xạ, nòng nhỏ nhưng rất dài có thể tấn công khí cầu. Cho nên không cần thiết lo lắng khí cầu bán ra ngoài.

Nói đến đây thì Ngô Khảo Tích chịu rồi, thôi thì kệ Lý Từ Huy sắp xếp. Nhưng mà : “... khẩn thiết yêu cầu Bệ Hạ gửi tới 3-5 khí cầu cùng các chuyên gia sử dụng đến Tây Việt quốc. Thần cần khí cầu cho lần này tấn công Côn Minh, địa hình Công Minh hiểm trở nhiều nơi ẩn nấp, Khí Cầu chính là đại sát khí cho trinh sát cùng phát hiện địch, đồng thời có thể hù dọa một hai... không cần loại to lớn, cần loại cơ động nhỏ nhẹ..”

Ngô Khảo Tích đứng trên khía cạnh quân sự mà đòi hỏi.

Phúc đáp: “ ... khí cầu đang trong thời gian chạy thử, vẫn chưa an toàn....”

Ngô Khảo Tích: “... em dâu cứ gửi đi, ở chiến trường lúc nào chẳng đối mặt sinh tử, ai có thể nắm chắc an toàn tuyệt đối? Có khí cầu có thể giảm thiểu nhiều nhân mạng hơn là cái chết của một vài tên ngồi trên khí cầu. Mà đã chắc chắn khí cầu sẽ trục trặc đâu?”

Hiếm khi thấy Ngô Khảo Tích lôi anh chồng địa vị ra nói chuyện, đây trở thành thư nhà, là tình cảm gia đình nói chuyện rồi.

Không còn cách nào khác Huy đành cử đi năm cái Nhiệt Khí cầu nhỏ đường kính 15m có thể trở 120kg đang thử nghiệm ở Thăng Long tới Tây Việt. Nói trước một câu, anh chồng chớ mà ngồi lên, anh có mệnh hệ nào ta khó nói chuyện với Ký.

Ngô Khảo Tích: “ Tuân lệnh”

Ngày 26 tháng ba năm Thiên Phục Võ Uy thứ 3( 1087). Cũng là ngày Ngô Khảo Bình đầy bồn đầy bát thu hoạch 200kg vàng cùng cả rất nhiều quặng hợp kim bạc đồng lẫn lộn, hắn phải đưa về Đại Việt để phân tách, hiện tại vẫn chưa có dây truyền phân tách bạc- đồng ở khu vực Philippines.

Thêm vào đó chính là quặng Crocotie ( quặng Chrommi Cr) cũng đào được không thiếu từ mũi Jalajala. Vàng và Cr chính là hai thứ quan trọng sản lượng cao trên đảo Luzon được Ngô Khảo Ký hướng tới. Tất nhiên lượng Niken ở đảo Luzon nhiều nhưng vùng Jalajala không có nên Ngô Khảo Bình cũng chưa thể khai thác nổi. Vẫn còn phải chờ bộ lạc Maliwoa Đông và Tây mở rộng địa bàn tới các khu vực trên mới được.

Maliwoa Đông và Tây mở rộng không khó, với vũ khí , trang bị do Đại Việt cung cấp thì bọn hắn dư sức đi đàn áp các bộ lạc còn lại, nhưng vấn đề nảy sinh nghiêm trọng đó là không đủ ăn. Thu càng nhiều bộ lạc , nhân số tăng lên nhưng lương thực lại thiếu đi, số lương thực mà Ngô Khảo Bình mang đến sẽ không đủ cầm cự lâu. Cho nên Ngô Khảo Bính yêu cầu hai bộ lạc tạm thời bình tĩnh lại. Từ từ canh tác các khu vực vừa chiếm đóng , tiếp tục khai thác vàng -quặng Crocotie mới là thượng sách. Chờ đợi sau tháng sau qua mùa bão lũ thì Đại Việt quân sẽ quay lại với nhiều lương thực hơn, đến lúc đó mở rộng chưa muộn.

Tạm thời Maliwoa vẫn ở chế độ bộ lạc, tư tưởng dân tộc của họ nằm ở mức thấp, chưa có tư tưởng quốc gia. Cho nên sức phản kháng hay những tâm tư phản đối sự xâm nhập của Đế Quốc rất thấp.

Hai thằng Paete và Samoai đều tăng thật nhiều dân số , chiến binh, cộng mở rộng được hai vùng đất rất lớn màu mỡ. Cho nên bọn này không có ý kiến gì về việc lãnh thổ Đại Việt Đô Hộ Phủ ở Manila vùng đất mở thật rộng.

Tức là chúng ta phải hiểu như vậy, người Austronesian chưa có khái niệm đồng tộc Austronesian. Vì chưa có khái niệm này cho nên họ chưa có tư tưởng dân tộc và thành lập quốc gia với hệ thống quản lý chung. Với cơ cấu bộ lạc, thị tộc, thì bọn họ coi Đại Việt như một kiểu bộ lạc nhưng lớn hơn bọn họ. Không quan tâm Đại Việt là chủng tộc nào và cũng không có khái niệm về Đế Chế cho nên sẽ không thể lường trước được Đế Chế sẽ làm gì với họ.

Nói tóm lại khi chưa có khái nhiệm thì rất nhiều điều người thổ dân trên đảo Philippines sẽ không giải thích được. Giống như bạn không có khái niệm đá quý nhân tạo thì sẽ không bao giờ phân biệt được đâu là tự nhiên đâu là nhân tạo.

Người Maliwoa coi Đại Việt là một bộ lạc mạnh mà đối đãi. Tuy sợ hãi Đại Việt thôn tính nhưng qua tiếp xúc họ cảm thấy người Đại Việt công bằng, chân thành cũng không cảm thấy áp bức gì.

Cho nên xét trên tư cách bộ lạc- bộ lạc thì Maliwoa đông của Samoai và Maliwoa Tây của Paete coi Đại Việt chính là một bộ lạc đồng minh “ Tin cậy”. Từ ban đầu sợ hãi sau nhiều lần chiến đấu, giao tiếp thì biến thành hảo hữu, chia sẻ.

Đại Việt Đế Quốc bộ lạc chia sẻ lương thực vũ khí. Maliwoa Đông- Tây chia sẻ tù binh chiến tranh, chia sẻ đất đai cướp được từ chiến tranh. Chia sẻ nhân lực…

Sự “công bằng” trao đổi cứ thế được diễn ra một cách hoà bình dựa trên hảo hữu cùng niềm tin.

Thậm chí vùng đất cai quản của Đại Việt từ một nhún bé tí bên sông, lúc này đã lớn bằng một Huyện ở Thăng Long.

Đây là một quá trình tự nhiên mở rộng từ sự chia sẻ của Maliwoa Đông- Tây.

Hai thằng này không muốn nhìn mặt nhau nhiều vì dẫu gì cũng là quan hệ Paete phản bội tách ra tự lập. Cho nên Maliwoa Tây có xu thế di chuyển thì phía Tây màu mỡ hơn với những đồng bằng có thể canh tác không lo ngập lụt.

Maliwoa Đông-Samoai cũng có ý tương tự vì hắn biết thằng con Trai của mình trí thông minh có hạn, nếu ở gần Maliwoa rất dễ bị thôn phệ. Cho nên dần dần Đông hướng.

Cuối cùng Đại Việt chẳng cần làm gì , lãnh thổ quản lý cú rộng ra, tù binh chiến tranh lại thêm vào nhiều nhiều.

Chỉ cần đủ Hắc Mạch cung cấp cho dân chúng cùng giúp đỡ hai bộ lạc Maliwoa thì nói thẳng Đại Việt chẳng tốn công sức quái gì cũng xác định cắm cờ vững chắc ở đây trên đảo Lôzn. Và Đây chính là đất Đại Việt ngàn năm sau vẫn vậy.

Thấy đó, đôi khi đâu chỉ có cắm đầu cắm cổ đánh nhau, đàn áp chủng tộc chỉ nhận lại phản kháng mạnh mẽ hơn mà thôi. Tất nhiên phải công nhận Ngô Khảo Bình may mắn, thật ra dễ dàng đứng vững bước chân lại được ủng hộ của thế lực bản địa như vậy không phải lúc nào cũng xảy ra được.

Nói chung thần may mắn vẫn đứng về phe Đại Việt.

Nếu cứ thế này phát triển, Đại Việt không quá tham lam, cũng không áp bách người trên đảo thì sau trăm năm Đảo Luzon sẽ hình thành tam quốc. Và lúc đó Đại Việt dĩ nhiên nghiễm nghệ đứng vững “ thổ dân” đảo Luzon rồi.

Lại nói cũng thời điểm cuối tháng ba năm Thiên Phục Võ Uy thứ 3(1087). Còn có nhiều hơn các sự kiện ở Bán đảo Ả Rập, Bắc Phi, nhưng tạm thời chưa đề cập đến.

Bởi vì vấn đề lớn nhất đối với khối thịnh vượng chung Đông Nam Á đó chính là Chola vàPagan chính thức đổi từ quan hệ không mấy thân thiết trở thành quan hệ đồng minh thân cận. Sự giàu có của Lavo và Medang đã làm nóng mắt cả Chola và Pagan. Theo hai thằng Chola và Pagan suy nghĩ thì độ giàu có của Lavo và Medang không tương xứng với sức mạnh quân sự của họ. Điều đó không khác gì một thằng trẻ con cầm trên tay vàng bạc chạy khoe khắp nơi , trên trán dán một cái biển hiệu “ Mau Cướp Ta Đi”.

Chola đã ổn định lại tình hình đế chế, sức mạnh tập trung vào tay Kulottunga I, thằng này muốn quay lại duy trì sức ảnh hưởng của Chola lên thuộc địa Tam Phật Thệ sau một thời gian dài Chola đế quốc gián đoạn do nội chiến tranh dành quyền lực. Pagan thì muốn đánh Lavo bọn hắn luôn cho rằng Pagan không ăn được Lavo vì lực lượng hải quân của bọn hắn yếu kém, nếu hải quân đủ mạnh có thể thay đổi tình hình.

Chola hải quân mạnh nhưng lại ở xa, không thể đưa nhiều bộ binh đến bán đảo Mã Lai cùng Indonesia ( Tam Phật Thệ)- Pagang có lục quân nhưng thiếu hải quân. Cả hai thằng đều cho mình là cường quốc bá chủ và nên có quyền hạn tại vùng Mã Lai cùng Indonesia. Do đó một cuộc kết hôn mới nhằm chia cắt hai vùng đất này là việc rất dễ hiểu. Hai cường quốc sát sẽ không ngu mà đi tấn công lẫn nhau trong khi chưa chắc ăn được đối phương. Trong khi đó còn bao nhiêu cái bánh thơm, ngon , “yếu” ở bên cạnh, tại sao không hướng tới.

Thế cục Đông Nam Á chắc chắn sẽ không yên rồi.

Cùng thời điểm này ở vịnh Kammon xảy ra một trận chiến kinh thiên động địa. Lần đầu tiên người dân Đông Á- Bắc Á được chứng kiến sức mạnh thực sự của Hải quân Đại Việt, một thứ sức mạnh mà họ trước nay chưa từng tưởng tượng đến.