Lịch Sử Cấm Kị Của Trái Đất

Chương 45: 5 di tích cổ đại thách thức hiểu biết của nhân loại về nền văn minh thời tiền sử



*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Gobekli Tepe, được cho là nơi thờ phụng lâu đời nhất và bao gồm hàng dãy những khối đá cự thạch trải dài hơn 20 mẫu Anh. Nó hình thành trước thời kỳ Đồ Đá khoảng 6.000 năm, tức là khoảng 12.000 năm tuổi. (Wikimedia Commons)

Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Tùy bạn quyết định!

Các hiện vật và di tích được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới đã khiến nhiều nhà khoa học phải đặt câu hỏi liệu sự hiểu biết về nền văn minh thời tiền sử của chúng ta có còn chính xác không.

Bài viết này điểm qua một số kiến tạo còn đang gây tranh cãi. Một số cho rằng những công trình này là bằng chứng chứng minh nền văn minh tiền sử phát triển hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học đã từng biết. Một số cấu trúc đã chìm xuống đáy biển khi mực nước biển dâng lên trong hàng ngàn năm qua.

1. Kim tự tháp Bosnia lâu đời nhất thế giới: 25.000 năm tuổi

chapter content



Phương pháp đồng vị phóng xạ cho thấy Kim Tự Tháp Bosnia đã 25.000 năm tuổi.

Hai nhà khảo cổ học người Ý, Tiến sĩ Ricarrdo Brett và Niccolo Bisconti, đã tìm thấy một mảnh vật liệu hữu cơ trên kim tự tháp vào năm 2012. Bằng phương pháp đồng vị phóng xạ, họ đã xác định được niên đại của vật liệu này, từ đó biết được tuổi của kim tháp. Phương pháp này cho thấy kim tự tháp đã có mặt 20.000 năm trước những nền văn minh được cho là đầu tiên của thế giới – nền văn minh của người Sumer và Babylon.

Khi Kim tự tháp Bosnia được phát hiện đầu tiên vào năm 2005, các nhà nghiên cứu chỉ có thể xác định được độ tuổi của lớp đất trên bề mặt kim tự tháp, đó là khoảng 12.000 năm tuổi.

Tiến sĩ Semir Osmanagich, một nhà nghiên cứu về kim tự tháp Bosnia nói với Kênh Truyền Hình Tân Đường Nhân rằng: “Vật liệu hữu cơ được tìm thấy trên Kim Tự Tháp Mặt Trời và các phân tích sinh học cho chúng ta biết rằng các kim tự tháp này đã hơn 12.500 năm tuổi, tức là kim tự tháp lâu đời nhất trên hành tinh này”.

Bởi vì kim tự tháp được bao phủ bởi đất cát và các thảm thực vật nên người ta nghĩ rằng nó chỉ là một ngọn đồi cho đến khi cấu trúc bằng đá bên trong nó được phát hiện. Ngọn đồi này có tên là Visoko.

Trong khi nhiều nhà khoa học Bosnia ủng hộ ông Osmanagich, vẫn có nhiều người hoài nghi về điều này. Nhà địa chất học ở Đại học Boston Robert Schoch, người đã dành 10 ngày nghiên cứu tại hiện trường, nói với Tạp chí khoa học Smithsonian năm 2009 rằng kim tự tháp này là một kiến tạo tự nhiên. Ông Paul Heinrich, một nhà địa chất khảo cổ học tại Đại học bang Louisiana cũng đồng ý. Ông Heinrich nói với Smithsonian: “Loại địa hình mà ông Osmanagich gọi là một kim tự tháp thực tế khá phổ biến. … Ở Mỹ, chúng được gọi là ‘flatiron’ (cấu trúc hình bàn là) và bạn nhìn thấy rất nhiều các loại địa hình này ở miền Tây Hoa Kỳ. “

Enver Buza, một trắc địa viên ở Viện trắc địa của Sarajevo đã tuyên bố trong một bài viết rằng kim tự tháp “hướng về phía bắc với một độ chính xác hoàn hảo”, Tạp chí Smithsonian cho biết. Một số lại cho rằng giả thuyết về kim tự tháp Bosnia được dựng lên vì lợi ích chính trị.

Video:

2. Gobekli Tepe, Thổ Nhĩ Kỳ: 11.000 năm tuổi

chapter content



Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ được tạo nên từ những khối đá cự thạch khổng lồ trước cả thời kỳ Đồ Đá khoảng 6.000 năm. Nhà khảo cổ học Klaus Schmidt tin rằng đây là nơi thờ phụng lâu đời nhất của con người, có niên đại ít nhất 11.000 năm tuổi, được xây dựng tại thời điểm mà các nhà khoa học cho rằng loài người thậm chí còn chưa phát triển nông nghiệp.

Nhà khảo cổ học Ian Hodder nói với Tạp chí Smithsonian rằng các cấu trúc thời tiền sử tại Gobekli Tepe có thể thay đổi cách nhìn của khoa học đối với nền văn minh thời tiền sử..

Ông Schmidt nói trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Red Ice Creations: “Niên đại của di tích này là quá rõ ràng, không có nghi ngờ gì về nó cả”. Với sự kết hợp giữa phương pháp đồng vị phóng xạ và tính tuổi các cấu trúc xung quanh, ông Schmidt tự tin rằng Gobekli Tepe có niên đại ít nhất 11.000 năm.

“Một thực tế đáng ngạc nhiên là chúng ta không hy vọng một xã hội săn bắn hái lượm có thể vận hành một cơ chế vận chuyển những khối đá cự thạch”, ông nói.

Theo bài báo trên Smithsonian năm 2008, sử dụng phương pháp quét radar trên mặt đất, Schmidt và nhóm của ông đã xác định được ít nhất 16 vòng đá cự thạch khác vẫn nằm ngầm trên một diện rộng 22 mẫu Anh (khoảng 9 hécta). Ngay cả 50 năm nữa chúng ta cũng không thể đào xới hết được khu vực này, ông cho biết.

Khắc trên những vòng đá khổng lồ này là hình ảnh của các loại kền kền, chim nước, nhện, và nhiều sinh vật khác.

3. Công trình kiến trúc Yonaguni, Atlantis của Nhật Bản: 8.000 năm tuổi

chapter content



Kiến trúc đổ nát hình thành dưới đại dương được gọi là “Turtle” tại đảo Yonaguni thuộc quần đảo Ryukyu. (Masahiro Kaji / Wikimedia Commons)

Một cấu trúc lớn nằm ngoài khơi đảo Yonaguni, Nhật Bản mà một số người tin rằng nó đã được xây dựng từ hơn 8.000 năm trước, trước cả Kỷ Băng Hà cuối cùng, được xem là bằng chứng về một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại hàng ngàn năm trước và thách thức các lý thuyết trong sách giáo khoa hiện hành.

Nhà báo người Anh, Graham Hancock và Giáo sư Masaaki Kimura ở Ryukyu, Okinawa đã nghiên cứu cấu trúc của công trình này sau khi nó được phát hiện bởi một thợ lặn vào năm 1987.

Giáo sư Kimura đồng ý với ông Hancock rằng con người đã tạo nên cấu trúc này hoặc sửa đổi nó từ một kiến tạo tự nhiên.

“Nó trông giống như một đài tưởng niệm”, ông Hancock nói với BBC“. Các đặc điểm của nó khêu gợi sự tò mò. Nó có các dãy bậc thang và bậc thềm trổ khắc vào các cạnh. Các chi tiết của nó đều được định hướng. Mặt tiền của nó hướng về chính nam. Có những đường vòng hướng đông tây chạy dọc ở phía trước. Nó hội tụ những đặc điểm nổi bật của một công trình được thiết kế để thờ phụng hoặc tế lễ theo lễ nghi hay tôn giáo”

Ông Schoch – người hoài nghi về kim tự tháp Bosnia nêu trên – không đồng ý về điều này. Ông nói với BBC rằng “Các bộ phận của nó trông giống như nhân tạo”, nhưng các tảng đá tách ra một cách tự nhiên cũng có thể hình thành nên cấu trúc này.

“Tôi nghĩ rằng nó nên được xem là một cấu trúc tự nhiên cho đến khi có thêm bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn không nghĩ rằng các nghiên cứu đã khép lại”, ông viết trong một bài báo năm 1999.

Ông cho biết: “Cấu trúc bí ẩn này cần được kiểm tra chi tiết hơn.”

chapter content



Một phần của cấu trúc Yonaguni ở ngoài khơi đảo Yonaguni Nhật Bản.(Wikimedia Commons)

4. Vịnh Khambhat, Israel: 9.500 năm tuổi

chapter content



Biển Galilê. (Shutterstock)

Ở dưới đáy hồ Kinneret của Israel, cũng được gọi là Biển hồ Galilê, là một cấu trúc lớn bí ẩn mà có thể có niên đại nhiều hơn 9.500 năm tuổi.

Nó được phát hiện bởi Học Viện Quốc gia Công nghệ Đại Dương (National Institute of Ocean Technology) vào năm 2000 tại vịnh Khambhat (trước đây gọi là vịnh Cambay). Các cấu trúc vòng cung làm bằng đá cuội và đá kéo dài khoảng 9 km (5 dặm). Nó chỉ mới được khám phá bằng phương pháp sonar (định vị thủy âm), và thông qua việc nạo vét. Ít nhất một tạo tác được nạo vét lên có niên đại 7.500 năm trước Công nguyên, theo Đại học Princeton.

Website đại học Princeton giải thích tại sao một số nhà khảo cổ từ chối chấp nhận niên đại liên quan đến cấu trúc này: “Một trong những chỉ trích là hiện vật được thu hồi bằng cách nạo vét, thay vì được phục hồi trong một cuộc khai quật khảo cổ có kiểm soát. Điều này khiến các nhà khảo cổ cho rằng những hiện vật chưa hẳn đã thuộc về nơi này”.

Ông Dani Nadel – một nhà khảo cổ học tại Đại học Haifa đang làm việc với một đội ngũ để nghiên cứu về khám phá này – nói với Fox News vào Tháng Năm rằng: “Nó rất bí ẩn, nó rất thú vị, nhưng điểm mấu chốt là chúng ta không biết nó có từ khi nào, chúng ta không biết nó liên quan đến cái gì và chức năng của nó là gì”, ông nói. “Chúng tôi chỉ biết nó đã ở đó, nó rất to lớn và thật không bình thường.”

Theo Fox News, phải mất hàng trăm ngàn đô la để khai quật nơi này.

5. Con đường Bimini: 12.000 năm tuổi

chapter content



Con đường Bimini ( Shutterstock)Các nhà khoa học có hai luồng ý kiến đối lập nhau về các vấn đề liên quan đến cấu trúc dưới nước có tên gọi là Con đường Bimini ở ngoài khơi bờ biển Bahamas kể từ khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1968.

Một bên cho rằng đó là một cấu trúc do con người làm ra có niên đại từ 12.000 đến 19.000 năm tuổi. Việc này đả kích những hiểu biết trước đây cho rằng nền văn minh tiên tiến chỉ xuất hiện cách đây khoảng 5000 năm trước.

Một luồng ý kiến khác cho rằng đây là một kiến tạo tự nhiên.

Nhà tâm lý và cũng là một nhà thám hiểm, tiến sĩ Greg Little đã nhiều lần thực hiện các cuộc lặn có ghi chép cùng với nhà khảo cổ học William Donato tại nơi khảo sát.

Ông Donato giải thích trong một email gửi Thời báo Đại kỷ nguyên rằng các dãy đá tạo thành một bức tường, được biết đến như một đê chắn sóng, được xây dựng để bảo vệ một khu dân cư thời tiền sử khỏi sóng biển. Khi họ đang lặn (được quay lại bằng phim và hình ảnh), ông Donato và ông Little thấy các cấu trúc có nhiều tầng và bao gồm các cột trụ bằng đá mà họ cho rằng con người đã đặt ở đó.

Bộ đôi này cũng cho biết họ đã tìm thấy những neo thuyền bằng đá với các lỗ xỏ dây được khoét vào đó và ít nhất một tảng đá sau đó được phân tích tại Đại học Colorado, đã phát hiện thấy những dấu tích có sự tác động của công cụ, được tạo hình có chủ đích, có chức năng và mài mòn giống như bậc thang.

Tiến sỹ Little đã viết trong một bài báo năm 2005 rằng một phân tích kích hoạt neutron so sánh bờ đá gần đó với những tảng đá thuộc về bức tường Bimini cho thấy những tảng đá Bimini có nguyên tố vi lượng ít hơn. Điều này cho thấy chúng được hình thành ở nơi khác và được vận chuyển đến địa điểm này.

Tiến sĩ Eugene Shinn, một nhà địa chất học đã nghỉ hưu, người làm việc cho Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ trong 30 năm, nói Bimini Road được tạo thành từ đá biển (beachrock) – khí hậu trong khu vực làm cát và các vật liệu khác trên bờ bám vào đá và khá nhanh chóng tạo thành “beachrock “, và chúng bị nước bao phủ khi mực nước biển dâng lên.