Vùng Đất Trù Phú

Chương 60: Bánh mì



Sau một thời gian làm việc cật lực tôi cũng thay đổi lại thể chế nhà nước. Tôi biết văn bản chính thức đổi tên quốc gia từ Đại Nam chuyển thành Cộng Hòa Đại Việt với tiêu ngữ: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Thể chế chính trị từ Quân chủ chuyên chế chuyển sang Quân chủ lập hiến đơn nhất cộng hòa đơn đảng theo chế độ xã hội chủ nghĩa, với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Nguyễn Thanh Phú và Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Ánh.

Với những lãnh thổ mới sát nhập vào thì hai dòng sông nuôi sống nước Việt là sông Hồng được kiểm soát hoàn toàn, còn sông Mê Kông chỉ mới kiểm soát được 3.850 km với chiều dài tổng là 4.850km. Ngoài ra tôi nắm trong tay các chi lưu của hai con sông Chao Phraya và Sông Ayeyarwaddy của Xiêm La và Miến Điện. Tôi không bắt Xiêm La và Miến Điện bồi thường gì mà buộc hai nước phải phụ thuộc vào Đại Nam.

Tới cuộc họp, các vấn đề về dân cư, thuỷ lợi, lương thực, các khu định cư mới được đưa ra bàn bạc một cách cụ thể. Các vấn đề được nêu điều có những bất cập nhất định, tôi lên tiếng: “các vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều được, các phương án điều phải có thời gian. Các khanh phải đưa ra phương án, thực hiện chúng và chịu trách nhiệm các phương án đề ra bằng việc khắc phục những sai sốt đó”.

Sau khi hợp xong tôi cũng đi ăn trưa, hôm nay tôi cùng ăn với Ngọc Châu và các con. Cậu con trai út Hồng Bảo lên tiếng: “phụ hoàng ơi, nhi thần có món mới muốn phụ hoàng ăn thử”.

Tôi nhìn sang cậu con trai út: “con muốn tạo bất ngờ cho ta à, đem lên thử đi”.

Ngọc Bảo cho cung nữ đem lên, khi cung nữ bước vào tôi không nhìn rõ món ăn lắm và khi món ăn được để xuống tôi vô cùng bất ngờ lên tiếng: “bánh mì”.

Mọi người nhìn tôi bất ngờ, Ngọc Châu nói: “món này lạ quá, mà món này tên bánh mì à?”.

Hồng Ân lên tiếng: “món này làm từ bánh baguette của nước Pháp”

Ngọc Bảo nói: “món mới chưa được đặt tên mà huynh lại nói, công sức muội với cháu ngân cứu rồi làm”.

Tôi xoa đầu rồi nhìn sang Hồng Bảo: “ta cho con đặt tên món đó”.

Một hồi ngẫm nghĩ Hồnv Bảo đáp lời: “nhi thần thấy tên bánh mì nghe rất là hay, vậy món này là bánh mì”.

Mọi người đều cười rồi cùng nhau ăn, khi ăn xong tôi nói: “món này sẽ có rất nhiều kiểu ăn và tùy vào con người mà mỗi nơi sẽ có hương vị khác nhau”.

Hai cô công chúa bé nhỏ lên tiếng: “vậy món này được ăn vào thời điểm nào trong ngày vậy phụ hoàng”.

“À món này sẽ tùy nguyên liệu bên trong, và thời điểm nào cũng ăn được và có thể ăn không”.

Ngọc Bảo lúc này chen vào: “sao huynh am hiểu món này vậy hả? Công sức bỏ ra bao lâu mà huynh nói nhẹ nhàng vậy”.

Hồng Bảo nói: “Đúng rồi ạ, bọn con cũng đã chế biến chiếc baguette lại thành bánh mì đặc trưng với chiều dài chỉ khoảng 30 – 40 cm”.

“Ta sẽ thưởng cho con với muội mà và ta sẽ là người hỗ trợ hai đứa đưa món này phát triển lên coi như bù đắp được không?”.

Hai cô cháu ôm nhau cười tươi rói, sau đó chúng tôi trò chuyện với nhau thêm. Rồi đầu giờ chiều tôi cũng cho món Bánh mì vào buổi cuộc họp và đưa món thành món nổi tiếng, sau đó tôi cho xây dựng các lò bánh mì gạch đầu tiên để chế tạo món ăn này.

Với kết cấu đóng kín, cho phép giữ lại hơi nước của những chiếc lò nướng bánh này khiến những chiếc baguette trở nên rỗng hơn, ruột bông xốp trong khi vỏ ngoài giòn rụm. Đây cũng chính là đặc điểm tạo nên bản sắc riêng của bánh mì Việt Nam so với bánh Tây. Một thời gian sau bánh mì cũng trở nên phổ biến trong dân chúng và chính giới thượng lưu cũng mê món ăn này.