Trúc Mã Thanh Mai

Chương 5



Nghe nói khi đó Sầm Chi và Đào Kim Phần cứ một người ngủ trên chiếc bànhọc, một người ngủ trên cái giường nhỏ bằng tấm ván cửa đặt trên haichiếc ghế trong căn phòng tồi tàn, cứ như vậy cho hết kỳ nghỉ hè, khôngdám vượt quá giới hạn một bước.

Ban ngày, họ như hình với bóngkhông rời nhau nửa bước, đúng kiểu anh gánh nước em tưới rau, anh gánhphân em bón phân, giúp cho mấy vườn rau của trường tươi tốt xanh mướt.Làm việc nhà nông xong, thời gian còn lại chính là lúc dành cho họ. Lúcthì họ ở nhà xem sách, đọc thơ, hoặc ra hồ bơi, tối đến tìm chỗ không có người tay trong tay cùng đi bách bộ, cũng rất tiểu tư sản.

Mãi cho đến khi khai giảng, lãnh đạo đều đã trở lại trường, Sầm Chi mới xin phép lãnh đạo kết hôn.

Lãnh đạo không tin một phần tử phái hữu chỉ sau một kỳ nghỉ hè lại kiếm được một cô sinh viên đại học từ tỉnh về, lãnh đạo gặp riêng Đào Kim Phần để nói chuyện, xem phần tử phái hữu đó có phải đang giở trò trêu hoa ghẹonguyệt không.

Cô giáo Đào e thẹn thừa nhận tình yêu của haingười, xin lãnh đạo phê chuẩn cho kết hôn. Lãnh đạo thận trọng nói rằngviệc này phải bàn bạc lại với chi bộ Đảng rồi mới quyết định.

©STENT: http://www.luv-ebook.com

Kết quả của cuộc bàn bạc là không đồng ý cho kết hôn, lí do là cô giáo Đàovừa mới đến trường trung học còn đang trong giai đoạn thử việc, khôngthể kết hôn.

Lí do này quá khiên cưỡng, nhưng hai người vẫn phải chấp nhận quyết định của tổ chức.

Qua một học kỳ, hai người lại lần nữa xin kết hôn. Chi bộ Đảng của trườnglại một lần nữa nói phải bàn bạc. Thời gian của cuộc bàn bạc kéo rấtdài.

Giữa chừng, bố của Đào Kim Phần – vị giáo sư họ Đào ở mộttrường đại học nào đó trên tỉnh đã viết một bức thư dài hỏi xem có phảicon gái thật sự muốn kết hôn với một phần tử phái hữu hay không, có nhận thức được hậu quả của việc làm này hay không.

Trong thư trả lời Đào Kim Phần vặn hỏi lại có phải có đơn tố cáo của lãnh đạo trường trung học thành phố E hay không.

Giáo sư Đào nói:

- Người ta cũng vì muốn tốt cho con. Con còn trẻ, không hiểu sự đời, rất dễ bị lừa.

Đào Kim Phần không trả lời trực diện, chỉ viết lại câu chuyện về chàngthanh niên Đảng tháng Chạp và người vợ của anh ta cho bố cô xem.

Bố cô liền chỉ ra:

- Đảng viên Đảng tháng Chạp là nhà cách mạng; còn người con muốn lấy lạilà phần tử phái hữu, phản đối cách mạng, sao có thể so sánh được?

Con gái trả lời:

- Sầm Chi không phản đối cách mạng, anh ấy chỉ đưa ra mấy ý kiến vớiĐảng, có lẽ ý kiến đó chưa được chính xác, nhưng tấm lòng của anh ấy làtốt, muốn giúp cho sự cải cách của Đảng chứ không phải chống đối Đảng.

Bố cô giận dữ:

- Con trẻ hiểu cái gì? Nếu nó không phản đối Đảng sao Đảng lại coi nó làphái hữu, tống nó đến một nơi khốn khó như vậy? Hai đứa đến giờ còn chưa nhận thức được tính nghiêm trọng về lỗi lầm của Sầm Chi, như vậy rấtnguy hiểm.

Cứ thế cuộc chiến ngôn từ gay gắt giữa hai cha con diễn ra qua những bức thư, không ai thuyết phục được ai.

Cuối cùng giáo sư Đào ra một thông điệp:

- Cần bố mẹ hay là cần thằng phần tử phái hữu đó, con tự quyết định đi.

Con gái cũng không chịu thua nói:

- Bố mẹ thân yêu của con, xin bố mẹ hãy tha thứ cho đứa con gái bất hiếu này.

Kẻ phần tử phái hữu Sầm Chi phát hiện ra mình đã trở thành nguyên nhân gây bất hòa giữa hai cha con nhà họ Đào, không thể không nghẹn ngào khuyên:

- Kim Phần, em hãy nghe lời bố mẹ đi! Vì anh mà hai bố con em trở mặt với nhau, anh cảm thấy rất áy náy!

Đào Kim Phần liền tỏ thái độ rõ ràng:

- Anh đừng lo việc bố con em trở mặt với nhau, anh chỉ cần nói cho em biết, anh có yêu em không?

- Yêu!

- Trước đây anh đã yêu người con gái nào chưa?

- Chưa!

- Từ nay về sau anh có yêu người con gái nào khác nữa không?

- Không!

Đào Kim Phần liền mỉm cười:

- Vậy thì được rồi, chỉ cần anh nhớ rõ những lời đã nói hôm nay với em thì những việc khác đều để em lo.

Bố mẹ cô treo cung gác kiếm, nghe theo ý trời, nhưng dư luận lại cứ dấylên, ngươi quen hay không quen cứ kéo đến như đèn cù để khuyên nhủ, cóngười khuyên bậc làm cha nên để cho con gái một con đường sống, ngườithì khuyên con gái vì tình cảm nhất thời mà làm lỡ làng cả cuộc đời, cóngười ra mặt thuyết phục, người lại tiến cử ứng cử viên tốt hơn.

Cho đến khi tất cả đều trở lại bình thường thì một học kỳ nữa đã trôi qua.

Năm thứ hai sau khi Đào Kim Phần đến trường trung học ở thành phố E, cuốicùng nhà trường cũng phê chuẩn cho cô kết hôn với Sầm Chi.

Khôngtổ chức đám cưới vì đang thời kỳ khó khăn, vật tư thiếu thốn, gạo muốicũng khó mua, càng đừng nói đến những thứ xa xỉ khác. Sầm Chi chuyển mấy hòm đồ của Đào Kim Phần đến căn phòng tồi tàn của mình, cạnh hai chiếcghế kê thêm một chiếc ghế nữa, bên trên đặt thêm một tấm gỗ, vậy làthành giường cưới. Ghế băng và ghế đẩu không cao bằng nhau nên phải kêthêm mấy quyển sách trên chiếc ghế băng.

Và trên chiếc giường cao cao thấp thấp lắc lư lắc lẻo như sắp đổ đó Sầm Chi và Đào Kim Phần đã thành vợ chồng.

Tục ngữ nói: “Vợ chồng nghèo hèn trăm sự khó”, nhưng Sầm Chi và Đào KimPhần không hề cảm thấy khó, dường như bởi vì họ hèn chứ không nghèo.

Giáo viên của trường trung học rất nhiều người đều được coi là “bán hộ”,trong hai vợ chồng chỉ có một người dạy học ở trường học, được lĩnhlương, nhận lương thực, thực phẩm từ nhà nước, nhưng người kia thì lạilàm ruộng ở quê. Số gia đình như hai vợ chồng Sầm Chi và Đào Kim Phầnđều dạy ở trường, đều lĩnh lương, đều nhận lương thực, thực phẩm từ nhànước thì không nhiều. Đào Kim Phần lại tốt nghiệp đại học chính quy, làsố ít ở trường, nên tiền lương của cô cao hơn rất nhiều so với các giáoviên khác.

Lúc đó rơi đúng vào thời kỳ “ba năm thiên tai liêntiếp”, thiếu thốn nguyên liệu, thiếu dầu, thiếu muối, thiếu đường, thiếu thịt, thiếu gạo, thiếu mì, mỗi giáo viên hàng tháng chỉ có hơn mườikilogram lương thực, lại không có dầu và nước thì sao ăn nổi? Một vàigiáo viên “bán hộ” ham hố ăn lương thực ở nông thôn không cần phải lênkế hoạch, còn có thể tự trồng mấy rau củ như khoai lang, bí ngô trên đất nhà mình, làm cái gọi là “tăng gia rau cỏ”, nên xin nghỉ việc về quêtrồng cấy.

Giáo viên không đủ, trường học quyết định để Sầm Chiđứng giảng, để ngăn ngừa ông mượn lớp học truyền bá tư tưởng phản độngcho học sinh nên chỉ cho ông dạy môn Khoa học.

Ba năm thiên taiđã trở thành ba năm trăng mật của Sầm Chi và Đào Kim Phần, họ khôngnhững không chết đói mà còn sinh được một đứa con.

Cho đến trướcCách mạng Văn hóa, cuộc sống của nhà Sầm Chi có thể được coi là hàngtrung lưu ở trường trung học đó, trong số các bạn đồng trang lứa, cô làđứa trẻ được ăn ngon mặc đẹp hơn cả, khiến rất nhiều người phải ghen tị.

Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra, với tội danh “phú nông phản cách mạng”,Sầm Chi đã bị lôi ra, nhưng vấn đề của ông là vấn đề cũ, không đáng phải phê phán, tố cáo nhiều, cho nên về cơ bản chỉ bị “tố cáo theo tốp”,cùng với đám “đầu trâu mặt ngựa” và “bè lũ đương quyền đi theo con đường chủ nghĩa tư bản” bị quần chúng nhân dân giám sát, phải đi cải tạo laođộng.

Điều này dường như không nằm ngoài sự dự đoán của Sầm Chivà Đào Kim Phần, nên hai người đều có thể bình tĩnh đón nhận. Sầm Chicòn cười nói:

- Trước đây chỉ có một mình mình bị cải tạo laođộng, giờ có nhiều người cùng làm với mình, không còn cô độc nữa, hơnnữa giờ cấp bậc của anh cũng được tăng rồi, đến Bí thư Vương – ngườitheo chủ nghĩa tư bản cũng phải lao động cùng anh.

Nhưng một bứcthư được bà ngoại của Sầm Kim gửi đến đã khiến tinh thần lạc quan của cả gia đình bị sụp đổ: Ông ngoại của Sầm Kim, giáo sư Đào – cha của ĐàoKim Phần bị lôi ra phê phán, tố cáo, với tội danh “đi theo học thuậtphản động”, thường xuyên bị Hồng vệ binh kéo đi khắp các đường phố đểthị uy dân chúng, trên cổ còn đeo một cái biển viết “Đả đảo Đào XuânLai”, còn phải tự mình khua chiêng gõ trống hét vang khắp đường phố:“Tôi là Đào Xuân Lai đi theo học thuật phản động!”, “Tôi là Đào XuânLai, phần tử phản cách mạng!”.

Bà ngoại viết rằng:

- Nếukhông có mẹ theo sát thì bố con đã nghĩ quẩn rồi. Kim Phần, thư con viết cho bố con cũng bị Hồng vệ binh lục ra, coi là bằng chứng lấy đi. Conmau giải quyết chỗ đồ đạc ở chỗ con đi. Chiến dịch này khác với ngàyxưa, hồi trước chỉ liên quan đến một số ít người, nhưng lần này có lẽ ai cũng phải chịu sự nung đốt của lò lửa cách mạng. Con lấy người của phái hữu thì càng phải đặc biệt cẩn thận.

Tối đến, Đào Kim Phần vàchồng đóng cửa, mở cái hòm gỗ lớn, lấy những bức thư tình và thư nhàđược cất giữ cẩn thận trong đó ra, lấy một cái chậu men cũ và bắt đầuđốt thư. Những bức thư đó đều được viết khi hai người đang yêu nhau, vẫn luôn được cất giữ cẩn thận, định một ngày nào đó sẽ viết hồi ký chomình, giờ cũng phải nén lòng đốt bỏ.

Lúc đó Sầm Kim còn nhỏ, rấtnhiều chi tiết sau này là nghe mẹ kể lại. Cô chỉ nhớ, trong giấc mơ nàođó, cô nghe thấy tiếng “bang” và giật mình mở mắt ra xem, thấy bố mẹđang ngồi trên chiếc ghế con, ở giữa là một đống lửa, trong phòng có íttro xám bay trong gió.

Cô hiếu kỳ hỏi:

- Mẹ, mẹ đang sưởi ấm à?

Mẹ đến bên giường vỗ lưng ru cô ngủ:

- Ngủ đi, ngủ đi, mẹ có chút việc, làm xong mẹ sẽ ngủ cùng con.

Số thư phải đốt có đến một thùng lớn, chỗ tro đốt ra cũng cả đống lớn, cái chậu rửa mặt cũ bị biến dạng. Xử lý đống đó phải đặc biệt cẩn thận, nhỡ bị người ta phát hiện thì sẽ hỏng bét, chắc chắn sẽ bị hỏi thăm vì đãđốt bằng chứng buộc tội.

Nghe nói bố rất thông minh vì đã xử líđống “tội chứng” như thế này: bố khoét một lỗ tròn ở đáy cái chậu rửamặt rồi tím ít đất vàng, làm thành một cái bếp than nhỏ. Chỗ tro đó nghe nói được trộn lẫn với bột than làm thành các viên than, dùng để nấucơm.

Nghỉ hè năm đó, lần đầu tiên mẹ đưa Sầm Kim lên tỉnh để thăm ông bà ngoại, bố vì bị giám sát lao động nên không thể cùng đi.

Cô chỉ nhớ lúc tàu nhổ neo, trời còn rất sớm, nửa đêm họ đã phải dậy, bênngoài vẫn còn se se lạnh, cô mặc một cái váy và đi đôi xăng đan, khẽrùng mình. Trên các con phố trống trải của thị trấn nhỏ không có ai khác ngoài ba người nhà họ.

Bố đặt cô lên vai, hai tay giữ đôi chân cô, cô cảm thấy ấm hơn nhiều.

Đến bờ sông, dưới bầu trời đen kịt, cô nhìn thấy một con tàu lớn, rất nhiều cửa sổ nhỏ hắt ra ánh đèn, giống như một ngôi nhà lớn vậy. Mẹ nói vớicô đó là con tàu.

Tấm ván bắt từ bờ sông lên tàu rất dài, bố giẫm lên, tròng trành lắc lư, cô sợ quá ôm chặt lấy đầu bố.

Bố nói:

- Kim Kim, con bịt mắt bố rồi, bố chẳng thấy gì sẽ rơi xuống nước mất.

Cô vội bỏ tay ra, đổi sang tư thế nắm lấy tai bố và hỏi:

- Bố ơi, rơi xuống nước có bị chết đuối không?

- Bố biết bơi sẽ không bị chết đuối, nhưng bị hòn đá to như con ngoắc vào thì sẽ bị chìm xuống đáy.

- Đeo hòn đá vào thì sẽ chìm xuống đáy ạ?

- Đúng vậy, hòn đá nặng, không nổi lên được.

Bố đưa cô và mẹ vào một phòng nhỏ trên con tàu, có bốn cái giường, bêntrên hai cái, bên dưới hai cái, cô còn nhỏ, không phải mua vé nên ngủcùng giường với mẹ.

Cô và mẹ đứng bên mạn tàu nhìn bố một mìnhxuống tàu. Cô cứ thấp thỏm, có cảm giác như dáng đi chao đảo đó, bố sẽbị ngã khỏi tấm ván và rơi xuống nước.

Nước sông đánh vào đáy tàu phát ra những âm thanh trống rỗng và hoang vu, tiếng còi tàu chói taiđột ngột vang lên. Trời vẫn chưa sáng, tàu tu tu tu từ từ rời bến, bóngbố nhỏ dần, cuối cùng khuất hẳn, cô buồn đến nỗi phát khóc.

Mẹ ôm lấy cô vỗ về:

- Đừng khóc, đừng khóc con, chúng ta đi thăm ông bà ngoại thôi mà, rồi sẽ về ngay, bố đợi mẹ con mình ở nhà.

Cuộc sống trên tàu rất kỳ lạ, giống như một căn nhà lớn bập bềnh trên sôngnước. Mẹ không phải đi làm, cả ngày chơi với cô. Nhưng trên tàu chẳng có gì chơi, cô và mẹ thường ngồi bên mạn thuyền ngắm cảnh hai bên bờ sông, nhưng bên sông cũng chẳng có cảnh gì đẹp, chỉ là những bờ sông dài vôtận, tất cả đều giống nhau, khiến cô cứ cảm giác như con tàu chẳng hề di chuyển chút nào, cứ dừng mãi một chỗ.

Dường như phải rất lâu rất lâu họ mới đến được tỉnh. Mẹ sợ Hồng vệ binh nhìn thấy sẽ gây phiềnphức nên nhân lúc trời còn tối thui đã đưa cô về nhà ông bà ngoại.

Ông bà ngoại sống trong một căn hộ, ở thành phố E rất ít nhà chung cư, đâylà lần đầu tiên Sầm Kim tận mắt nhìn thấy một căn hộ, lần đầu tiên ngủtrong phòng ngủ ở tầng trên cô cứ nghĩ không biết cái nhà này có đổkhông? Liệu ngủ đến nửa đêm, dưới giường có xuất hiện một cái hố rồinuốt chửng cả cô và chiếc giường vào trong đó không? Liệu khi vừa tỉnhdậy có phát hiện ra chẳng phải căn hộ gì mà là chiếc tàu lớn, tất cả mọi người trong nhà đều ở trên một con tàu lớn không?

Nhưng cô không có cơ hội hỏi mẹ cô bởi vì mẹ còn mãi nói chuyện với ông ngoại và bàngoại, cứ như muốn trút hết những điều cần nói của cả đời ra vậy, hơnnữa mấy người lớn đều thì thà thì thầm, dáng vẻ rất lo lắng. Mỗi lần cômuốn hỏi mẹ cái gì đều bị mẹ ngăn lại:

- Mẹ đang bận, Kim Kim tự chơi đi.

Chơi ở nhà bà ngoại mấy hôm thì cô chẳng nhớ điều gì khác mà chỉ nhớ mỗi bà nói:

- Giời ạ, Kim Kim nhà mình biến thành gái quê đặc sệt rồi, đặc giọngthành phố E, nếu ông ngoại không gặp chuyện thì bà chẳng cho cháu quayvề thành phố E đó, sống ở đây cùng bà.

Ông ngoại nói:

- Khi xưa mẹ cháu không nghe lời khuyên, nếu không cháu đã không phải sinh ra và lớn lên ở cái mảnh đất khỉ ho cò gáy đó.

Mẹ cười nói:

- Kim Kim, ông già rồi nên lẩm cẩm, nếu mẹ không đến nơi khỉ ho cò gáy đó thì sao có Kim Kim được?

Ông ngoại vẫn nhấn mạnh:

- Con ở tỉnh, lẽ nào rồi không lấy được chồng rồi có con ư?

- Nhưng đó sẽ không phải là Kim Kim bây giờ!

Sau đó mấy người lớn nói đến bố, mặc dù họ đều không nhắc đến tên của bố nhưng cô biết họ đang nói về bố cô.

Mẹ nói với ông ngoại:

- Giờ bố cũng bị họ dán nhãn kẻ thù mà bố vẫn cho rằng anh ấy là người xấu?

Ông ngoại đỏ mặt tía tai nói:

- Bố không giống nó, bố là quần chúng đấu tranh với quần chúng, do nhữngkẻ thường ngày không phục mình giờ muốn trả thù mình, sớm muộn gì Đảngvà Chính phủ cũng sẽ minh oan cho bố. Còn nó là phái hữu, bị Đảng địnhtội, vĩnh viễn không thể sửa sai được.

Mẹ liển cãi lại:

-Ai bảo vĩnh viễn không sửa sai được? Những Đảng viên tháng Chạp của Ngađấy cuối cùng chẳng phải đã được minh oan đó sao? Lê nin đều gọi họ là“nhà cách mạng dân tộc” đấy.

- Những người theo Đảng tháng Chạpphản đối sự độc tài của Sa hoàng, lật đổ chuyên chủ nên Tôn Trung Sơnmới có thể so sánh với Đảng tháng Chạp đó. Còn cái thằng chống lại Đảngai sẽ sửa sai cho nó?

©STENT: http://www.luv-ebook.com

Bà vội xen vào:

- Đã lấy nhau rồi, con cũng còn bé bỏng gì nữa đâu, giờ nói những thứ này thì có tác dụng gì? Lẽ nào ông còn muốn chọc ngoáy phá hai đứa chúngnó?

Ông ngoại thở dài nói:

- Chọc phá thì không thể, concái có rồi, lẽ nào lại để con không có cha? Tôi chỉ lo lắng thằng đó đối xử không ra gì với con gái mình, nhiều thằng đàn ông chỉ có thể đồngcam mà không thể cộng khổ, giờ tôi ra nông nỗi này, không biết liệu nócó phản lại mà ghét bỏ nhà chúng ta không?

Mẹ an ủi nói:

- Anh ấy không phải là người như vậy. Hơn nữa anh ấy bị coi là phái hữu thì còn có thể ghét bỏ ai chứ?

Bà lo lắng nói:

- Ừ! Mẹ chỉ sợ nó cả đời không may mắn, càng ngày càng tồi tệ hơn.

Mẹ nói với vẻ rất tự tin:

- Không thể như thế được. Cái hay của việc lấy người phái hữu chính làtrước khi lấy đã biết anh ấy bị đày xuống đáy vực sâu của cuộc đời rồi,từ nay về sau không còn chỗ cao nào đi nữa, cũng chẳng còn chỗ nào thấphơn.

Sau này nhớ lại, mẹ vẫn luôn tự trách mình vì đã nói nhữnglời huyênh hoang đó. Phải biết rằng vực sâu của đời người không có chỗthấp nhất mà chỉ có chỗ thấp hơn.