Trúc Mã Thanh Mai

Chương 6



Sau một chuyến lên tỉnh, Sầm Kim thấy mình khác với đám trẻ thành phố E, hơi chút khoe khoang kiểu tư bản.

Trong đám trẻ có rất ít đứa từng được lên tỉnh, ngay đến con tàu trông nhưthế nào cũng chưa thấy bao giờ, nói gì đến chuyện được đi tàu, vì vậychúng tôn vinh cô như thần thánh. Hơn nữa cô còn mang một ít kẹo từ tỉnh về nên vào thời gian đó, cô rất được bọn trẻ trọng vọng, thường xuyêncó đứa chơi với cô, ban đầu cô còn phát được cho mỗi đứa một cái kẹo,nhưng sau đó số kẹo càng ngày càng ít đi, chỉ có thể mỗi đứa cắn mộtmiếng, rồi sau nữa thì ăn hết mất, chỉ còn lại vài cái giấy kẹo xanhxanh đỏ đỏ, cô cẩn thận mở ra rồi ép vào trong quyển sách cho thật phẳng phiu và cất giữ nó như một báu vật.

Kẹo đã bị ăn hết, vai trò của cô cũng bắt đầu phai nhạt trong mắt lũ trẻ, có đứa còn đứng ra thách thức cô.

Một hôm, chị Hồng long trọng tuyên bố:

- Bố chị cũng từng lên tỉnh, ông còn được đi rất nhiều nơi.

Có đứa không tin hỏi:

- Tại sao bố chị lên tỉnh mà không đưa chị đi?

- Vì nhà trường cử bố chị đi chứ không cử chị đi.

- Nhà trường cử bố chị đi chơi xa à?

- Không phải đi chơi mà là đi điều tra.

Không biết tại sao khi nghe thấy hai từ “treo lên”[1] thì trong đầu Sầm Kimlại hiện lên một sợi dây thép được mắc ở trên cao, còn bố chị Hồng thìbị treo lủng lẳng trên sợi dây thép đó, trông rất khổ sở.

[1] Trong tiếng Trung, “điều tra” và “treo lên” là hai từ đồng âm khác nghĩa, Sầm Kim nghe hiểu nhầm thành “treo lên”

Cô liền hỏi với vẻ rất thông cảm:

- Chị Hồng, tại sao bố chị lại bị “treo lên” như vậy?

- Bởi vì nhà trường tín nhiệm bố chị mà.

- Nhà trường tín nhiệm cho nên “treo” bố chị lên?

- Tất nhiên rồi, nhà trường tín nhiệm ai thì cử người đó đi điều tra.Trường học không tín nhiệm bố mọi người nên đã không cử bố mọi người điđiều tra.

Câu này khiến đứa nào cũng giống như những chú gà trống bị thua cuộc sau hiệp đấu, mặt mày ủ ê thất vọng.

Sầm Kim không phục:

- Bố chị đi rất nhiều nơi nhưng chị chưa bao giờ được đi!

- Bố chị được đi cũng giống như chị được đi, vì bố chị mang về rất nhiều quà về cho chị.

Mọi người tranh nhau hỏi:

- Có mang kẹo về cho chị không?

- Có, chị ăn hết rồi.

Sự phẫn nộ trong lòng quần chúng lập tức dâng cao, dường như chị Hồng cũng nhận ra được đều đó nên đã nhanh chóng dịch chuyển sự chú ý của mọingười:

- Mấy hôm nữa bố chị lại đi điều tra, đi điều tra bố của Kim Kim.

Sầm Kim hỏi:

- Tại sao phải “treo” bố em?

- Bởi vì chú ấy là người xấu.

- Bố em không phải là người xấu.

- Bố em là người xấu, nếu không bác sĩ quan quân đội đã không bảo bố chị đi điều tra chú ấy.

Cô biết bác sĩ quan quân đội chính là bố Vệ Quốc, sống ở gian nhà phía sau nhà cô, luôn mặc quân phục, đội mũ lính, cài cúc kiểu kín cổng caotường của quân đội, chỉ lộ ra một chút tóc hoa râm dưới vành mũ, trôngrất hòa nhã dễ gần, bình thường rất thích chơi đùa với trẻ con, hay lấyđồ chơi trên tay tụi trẻ rồi làm ảo thuật, món đồ chơi đó biến mất. Đợiđến khi đứa trẻ lo phát khóc lên thì bác ấy lại đột ngột biến món đồchơi đó quay trở lại.

Đám trẻ đều rất quý bác sĩ quan, đứa nàobạo dạn một chút còn chủ động nói chuyện với bác ấy, nhìn thấy bác đếnlà giơ đồ chơi cầm trên tay ra gọi:

- Bác ơi, bác làm ảo thuật với đồ chơi của cháu đi!

Có lúc, bác sĩ quan sẽ nhận lấy món đồ chơi đó rồi làm ảo thuật, có lúc lại nói:

- Không được, đồ chơi của cháu to quá, bác chỉ biến được đồ chơi nhỏ thôi.

Đôi khi bác lại nghiêm giọng nói:

- Hôm nay bác bận lắm, để hôm khác nhé.

Sầm Kim không tin bác sĩ quan nói bố cô là người xấu, cô nghĩ bác ấy rấtquý cô, vì mỗi lần nhìn thấy cô đều trêu cô, không giống như những người lớn khác, nhìn thấy cô cứ coi như không thấy gì, cũng không giống nhưhai chú bộ đội trẻ, hay đùa với mấy đứa trẻ, đặt hai tay dưới quai hàmtừng đứa, kẹp cổ lại, nhấc bổng lên như nhấc gà con vậy, nhưng họ chưahề nhấc cô lên như thế.

Cô từng tấm tức phàn nàn với mẹ:

- Tại sao hai chú bộ đội đấy không nhấc con?

Mẹ cô hỏi rõ sự tình rồi an ủi:

- Con đừng để mấy người đó nhấc lên, làm như thế sẽ kéo đầu con đứt khỏi cái cổ đấy!

Cô cho rằng mẹ nói đúng, bởi vì bố từng làm cho cô một con búp bê bằng dây thép và ống tre, đầu chính là một cái ống tre, bên trên dùng bút vẽ mắt mũi, dùng lò xo để nối đầu với cổ, đầu con búp bê có thể quay trướcquay sau, ngoài ra còn có thể cúi xuống, ngửa lên. Cô tưởng tượng đầucủa con người chắc cũng nối với cái cổ như vậy, nếu bị kéo mạnh lên quácó thể sẽ khiến lò xo đứt, như vậy chắc chắn đầu sẽ lìa khỏi cổ.

Cô liền cảnh cáo mấy đứa:

- Đừng để chú bộ đội nhấc cổ mấy bạn, như thế sẽ lôi luôn cái đầu ra đấy!

Nhưng mấy đứa trẻ đều không sợ:

- Cậu muốn người khác nhấc nhưng người ta không nhấc nên cậu mới bịa rachuyện đó để hù dọa bọn tớ. Chú bộ đội từng nhấc đầu tớ, đầu tớ vẫnkhông bị long ra.

Mặc dù thật sự cô cũng sợ để hai chú bộ độinhấc cổ như vậy nhưng họ cũng chưa hề yêu cầu nhấc cổ cô, khiến cô cảmthấy rất hẫng hụt, tự khẳng định rằng hai người đó không thích cô.

©STENT: http://www.luv-ebook.com

Nhưng bác sĩ quan quân đội thì lại khác, nếu chơi với đám trẻ trong đó có côthì chắc chắn bác ấy sẽ quan tâm chu đáo đến từng đứa, sẽ không tách côra, có lúc còn đùa với cô trước, cho nên cô không tin bác ấy nói bố côlà người xấu.

Sau hôm đó về nhà cô hỏi:

- Bố, người ta nói bác sĩ quan cử bố chị Hồng đi điều tra bố, còn nói bố là người xấu, bố có tin không?

Cô còn định hỏi thêm “treo” có giống như kiểu cô tưởng tượng là treo lênmột sợi dây thép cao không, nhưng bố vội hỏi cô, giọng rất căng thẳng:

- Con nghe ai nói thế?

- Chị Hồng nói.

Bố không tra hỏi nữa mà nói nhỏ gì đó với mẹ, đều là những câu cô không hiểu, nhưng mẹ vẫn nói:

- Anh đừng nói nữa, con nó đang ở đây, để nó nghe thấy không hay, nó sẽ đi nói ra ngoài.

Cô ấm ức nói:

- Con sẽ không nói ra bên ngoài đâu.

- Con không nói? Việc ông ngoại con bị bắt đưa đi diễu phố chẳng phải con đã nói ra ngoài đó sao? Giờ mọi người đều biết, khiến mẹ không ngóc đầu lên nổi. Mẹ đã dặn đi dặn lại con rồi, bảo con đừng nói linh tinh rangoài mà con vẫn không nghe.

Nói đến chuyện đi diễu phố của ôngngoại cô liền chột dạ, bởi vì đúng là cô đã kể cho lũ trẻ. Nhưng đó làvì bọn chúng cứ cò kéo cô kể chuyện ở tỉnh, mà cô thì đã kể hết những gì có thể kể rồi, cô sợ khi mình không còn gì để kể thì lũ trẻ đó sẽ không quan tâm đến cô nữa, cho nên cô mới kể chuyện ông ngoại bị đưa đi diễuphố.

Cô thấy giọng mẹ tỏ ý trách móc, mẹ không còn yêu cô nữa,đề phòng cô như một kẻ ngồi lê đôi mách, cô không biết làm thế nào mớicó thể lấy lại được tình yêu của mẹ, lòng cảm thấy rất bất an, ngủ cũngkhông ngon giấc.

Nửa đêm cô tỉnh giấc bởi tiếng nói chuyện củabố mẹ. Cô len lén mở mắt ra, thấy bố đang ngồi phía đầu kia giường, mặcmột chiếc áo phông trắng đã cũ, chân để trong chăn, nhưng đầu gối lạidựng lên, khiến cái chăn nhô cao như một ngọn núi. Đầu bố tì lên hai đầu gối đang dựng lên nhưng không biết là có phải ngủ hay không.

Mẹ ngồi phía đầu này giường chỗ cô nằm, cũng mặc một chiếc áo phông trắngđã thủng lỗ, nhưng áo của mẹ không giống như của bố, cổ áo của mẹ hìnhtrái tim, cộc tay, còn áo của bố là cổ tròn, tay lỡ. Thời kỳ đó dườngnhư thế hệ như bố mẹ ai ai cũng có chiếc áo như vậy, nghe nói đó là loại áo rẻ nhất, lúc chưa bị rách có thể mặc ra phố, rách rồi chỉ có thể mặc ở trong nhà khi đi ngủ.

Mẹ nói:

- Điều tra thì sợ cái gì? Vấn đề đó của anh nó hiển hiện ra đấy, ai cũng thấy.

Bố không nói gì, chỉ thở ngắn than dài.

- Có phải nhà anh còn có vấn đề gì không?

- Vấn đề của nhà anh cũng rõ ràng, ai cũng biết, chỉ có ông bác đi Đài Loan, còn chẳng có gì khác.

Mẹ nghi ngờ hỏi:

- Có phải còn chuyện gì khác mà anh chưa nói với em không?

- Không có, chuyện gì anh cũng đều nói hết với em rồi.

- Vậy thì chẳng có gì phải lo lắng cả, ngủ đi.

Bố thở dài một tiếng rồi nói:

- Anh chỉ sợ cái kẻ đi điều tra đó nói nhăng nói cuội.

Mẹ nói rất quả quyết:

- Em không tin người đi điều tra sẽ nói nhăng nói cuội. Kiểu gì họ cũngphải lấy ra hồ sơ chứ? Hồ sơ cũng phải cần tổ chức đóng dấu đúng không?

Bố vẫn thở ngắn than dài.

Chỉ một việc “treo” mà làm cho bố mẹ sợ đến như vậy, khiến Sầm Kim cũngthấy chột dạ, gặp chị Hồng cũng không còn huênh hoang như trước đây, bởi vì bố của chị Hồng được nhà trường tín nhiệm, được cử đi “treo”, còn bố của cô lại là người bị “treo”, đó là cả một sự khác biệt rõ rệt.

Dường như bố cô còn sợ bố chị Hồng hơn cô, rõ ràng có chân mà không dám quanhà chị Hồng để dò la tin tức, mà lại thậm thà thậm thụt hỏi dò cô:

- Kim Kim, bố cái Hồng đã về chưa?

- Con không biết.

- Con đến nhà nó chơi có gặp bố nó không?

- Không ạ.

Trẻ con không nhớ được cái gì lâu, sau một thời gian cô dường như đã quênviệc này, nhưng vào lúc nửa đêm cô lại bị tiếng nói chuyện của bố mẹđánh thức. Bố cô vẫn ngồi phía đầu giường bên kia, đầu vẫn tì giữa haiđầu gối. Mẹ vẫn ngồi phía đầu này với cô, hai người vẫn mặc chiếc áophông bị rách đó, nhưng lần này thì khác, mẹ đang khóc.

Cô rất ít khi nhìn thấy mẹ khóc, đây hình như là lần đầu tiên, cô rất hoang mang, vội hỏi:

- Mẹ, mẹ sao vậy?

Mẹ ngừng khóc ngay, đưa tay ra vỗ vỗ cô:

- Ngủ đi, ngủ đi, mẹ không sao.

Kể từ hôm đó cô cảm thấy tâm trạng bố mẹ hình như rất nặng nề, không nởlấy được một nụ cười, cũng không nói năng gì, có lúc vô duyên vô cớ lạicãi nhau, phần lớn là mẹ trách bố:

- Nếu anh dính vào vấn đềchính trị thì em sẽ không so đo. Kể cả anh có giết người phóng hỏa emcũng có thể tha thứ, nhưng anh đã phản bội lại tình yêu của chúng mình.

- Anh không phản bội lại tình yêu của chính mình, anh luôn luôn yêu em.

- Có ai yêu kiểu như anh không?

Mỗi lần nói không nổi mẹ thì bố lại lấy cô ra làm lá chắn:

- Kim Phần, bọn mình đừng nhắc đến chuyện này nữa, con ở đây nghe thấy được sẽ không hay.

Mẹ cố biện bạch:

- Nó không hiểu mấy chuyện này.

Nhưng mẹ cô cũng không nói tiếp nữa mà quay lại dặn cô:

- Kim Kim, thời gian này con đừng ra ngoài chơi, chỉ chơi ở trong nhàmình thôi. Nếu muốn ra ngoài chơi cũng chỉ được phép chơi ở chỗ khu kýtúc xá, không được đến khu lớp học bên kia đâu nghe chưa.

Cô trả lời rất ngoan ngoãn:

- Con biết rồi mẹ, con sẽ không qua bên đó đâu.

Cho dù mẹ không dặn thì cô cũng rất ít khi đến khu lớp học chơi, bởi vì đám bạn cô đều chơi ở khu kí túc xá bên này, còn khu lớp học bên đó chẳngcó gì để chơi, hơn nữa bên đó có rất nhiều học sinh lớn hơn chúng, rấtthích bắt nạt chúng.

Nhưng cô phát hiện thấy lũ bạn cũng dần dần không để ý đến cô nữa, bình thường khi đang chơi với nhau mà thấy côtới, cả đám liền chạy tản ra, rồi lẩm bẩm với nhau:

- Nó đến rồi, bọn mình ra chỗ khác chơi đi.

Cô sợ nhất là phải chơi một mình, nếu không có ai chơi cùng thì cô sẽchẳng thèm màng tới chuyện ăn uống, mặt mày u sầu, mặt sẽ hóp đi, ngườivùng ấy gọi là “xuống sắc”.

Cô vừa bị “xuống sắc” là mẹ liền phát hiện ra ngay, sau đó sẽ hỏi cô:

- Có phải con lại cãi nhau với đứa nào không? Chúng không chịu chơi với con à?

Cô gật gật đầu.

- Tại sao các bạn không chịu chơi với con nữa? Có phải vì con lại không chịu cho các bạn mượn đồ chơi không?

Cô lại gật gật đầu.

Mẹ cô liền giải thích:

- Nếu không cho các bạn mượn đồ chơi thì con sẽ phải chơi một mình, đừngđể ý đến việc chúng có chơi với con hay không. Còn nếu muốn chơi với các bạn thì con phải cho bạn mượn đồ chơi thôi.

Cô cố thanh minh:

- Con vừa muốn chơi với các bạn lại vừa không muốn cho các bạn mượn đồ chơi, chúng sẽ phá hỏng đồ chơi của con.

- Phá hỏng thì phá hỏng, đồ chơi thôi mà, phá hỏng rồi thì bố sẽ làm lại cho con.

Làm công tác tư tưởng cho cô xong, mẹ liền dẫn cô đi tìm lũ trẻ, đàm phán với chúng:

- Cô đã nói với Kim Kim rồi, giờ bạn ấy đồng ý cho các cháu mượn đồ chơi, các cháu phải nhớ đừng vặn linh tinh, đừng làm hỏng nhé. Thôi giờ mấyđứa cùng chơi đi.

Vậy là lũ trẻ lại vui vẻ chơi với cô, khuôn mặt cô cũng trở lại như cũ, và tất nhiên đồ chơi cũng sẽ bị nghịch loạn xị cả lên.

Nhưng lần này thì khác, cô biết mình đã “xuống sắc”, mà hình như mẹ cũngkhông để ý chút nào, cứ mải miết bận rộn, ban ngày không ở nhà, có lúctối cũng đi vắng, về đến nhà thì lại giục cô rửa chân tay đi ngủ, mà ngủ đến nửa đêm thì cô luôn bị tiếng nói chuyện của bố mẹ đánh thức. Nhưngnếu cô hỏi họ nói chuyện gì thì họ cứ ấp a ấp úng không trả lời.

Cuối cùng, một ngày kia, giấy cũng không còn bọc được lửa. Khi cô cứ tò mòtheo sau lũ trẻ, muốn cùng chơi với chúng, thì có một đứa nói với cô:

- Cậu đừng đi theo bọn tớ nữa, bọn tớ không đi chơi với cậu đâu, bởi vì bố cậu là kẻ lưu manh!

- Bố tớ không phải là kẻ lưu manh!

- Đúng, đúng thế! Ông ấy thích nhìn đít phụ nữ mà lại còn không phải lưu manh?