Trọng Sinh Tiểu Địa Chủ

Chương 864: Học đường Khai Minh



Liên Chi Nhi gần đây ốm nghén, cả người gầy đi làm cho Trương thị và Mạn Nhi đau lòng không thôi.

“Ăn không ngon cũng phải ăn, dù có nôn ra cũng phải ăn vào, con không ăn, đứa con trong bụng con cũng phải ăn. Đây không phải là chuyện củamình con, con không ăn con của con sẽ đói …” Trương thị càm ràm Liên Chi Nhi.

Liên Chi Nhi gật đầu.

“Muốn ăn gì thì nói với mẹ chồng con, trên trấn không có, con sai người về nói với ta, ta tìm cho con.”

“Mẹ, mẹ yên tâm đi, con không thiếu thứ gì đâu.”

Liên Chi Nhi nói xong, liền từ trong tủ bên cạnh lấy ra một đôi giày đưa cho Mạn Nhi.

“Mấy ngày nay tỷ rãnh rỗi nên làm nó, muội thử xem có vừa chân không?”

Liên Mạn Nhi ngồi trên giường thử giày, đó là một đôi giày đế mềm,màu vàng nhạt bằng lụa bên trên có thêu hoa mẫu đơn, mang rất vừa chân.

“Rất vừa,” Liên Mạn Nhi nói, “tỷ, vẫn là tỷ làm giày khéo.”

“Con còn làm mấy thứ này sao? Mạn Nhi nó không thiếu đồ dùng, có ta,còn có mấy nha đầu nữa. Bây giờ con đang mang thai, đừng quan tâm mấycái này, nghĩ ngơi nhiều một chút.” Trương thị nói.

“Không có sao đâu mẹ.” Liên Chi Nhi cười nói, “Con chỉ làm lúc buồnchán thôi, mỗi ngày làm một chút xem như giải sầu mà, nếu không như bình thường cái này con đã làm xong từ lâu.”

“Con đó, đúng là không rãnh rỗi được mà.”

Dường như để chứng minh lời Trương thị, Liên Chi Nhi lại lôi ra mộtcái hộp, để trước mặt Mạn Nhi. Hộp đựng đồ thêu của Liên Chi Nhi khônggiống với người khác, đó là một cái hộp sơn son khảm xà cừ, đây là doLiên Mạn Nhi giúp nàng chọn làm đồ cưới, hàng thượng đẳng vận chuyển từmiền Nam đến.

“Mạn Nhi, muội chọn đi.”

Liên Mạn Nhi mở ra, bên trong có vài cái hà bao thủ công tinh xảo,màu sắc tươi sáng, còn có mấy chiếc khăn tay, đương nhiên đều là do Liên Chi Nhi làm.

Liên Chi Nhi mang thai, nhưng vẫn không ở không được, nàng cũng giống như lúc còn ở nhà, thích thêu thùa.

“Tỷ, vậy muội không khách sáo đâu nha.” Liên Mạn Nhi cười, chọn ba cái hà bao và một cái khăn thêu hoa Malan (họ Diên Vỹ).

“Cái màu đỏ là của muội, màu xanh dương cho ca ca, màu xanh lá cây thêu hình con mèo cho tiểu Thất.” Liên Mạn Nhi cười nói.

Trương thị tuy nói không cho Liên Chi Nhi thêu thùa nhưng nhìn anhchị em bọn họ vui vẻ hòa thuận, nàng đương nhiên rất cao hứng.

“Nhớ làm cho mẹ chồng và tiểu cô của con.”

“Đều có mà, mẹ.”

Mấy mẹ con đang nói chuyện thì nghe tiếng chân và tiếng nói bên ngoài, Ngô Vương thị dắt Ngô Gia Ngọc đến.

“Làm gì mà nửa ngày rồi mới đến” mọi người ngồi xuống, Trương thị hỏi Ngô Vương thị.

Lúc nãy các nàng từ nhà Lục gia tới đây, Ngô Vương thị nói có việcbảo Trương thị dắt Mạn Nhi tới hậu viện trước, các nàng sẽ tới sau.

“Vừa rồi ông dượng ba của hắn tới nói chuyện với cha của Gia Hưng, ngồi nửa ngày mới đi.” Ngô Vương thị nói.

“À.” Trương thị à một tiếng.

“Là nói về chuyện tặng lễ.” Ngô Vương thị nói, “Nói là rất hối hận,nên tặng bên nhà Thải Vân lễ, muốn bù lễ nhưng lại thấy được ổn lắm.”

Chuyện bù lễ không phải là không có, nhưng việc này quả thật không được tự nhiên.

“Còn bù gì nữa chứ, ông ấy có bù cũng không thể nhận, ông ấy khôngphải tặng một phần lễ rồi sao ? Hơn nữa, đây là lúc nào rồi, nếu muốnbù, cũng không đợi đến bây giợ.”Trương thị nói.

“Thì đó.” Ngô Vương thị gật đầu, “Cha Gia Hưng nói với ông ấy là không cần, tặng một phần là được rồi.”

“Đúng, nên nói như vậy.” Trương thị nói.

“Chút chuyện này, ông ấy nói nửa ngày …. Tuy không nói rõ nhưng ý tứlà do dì hai của ta không cho ông ấy tặng phần kia.” Ngô Vương thị lạinói, “Chắc ông ấy cũng hối hận thật rồi nên đến nói với chúng ta, may ra lại truyền đến tai của các người, giải thích một chút.”

Trương thị cười cười, đối với chuyện này cũng không nói nhiều.

Ngô Vương thị cùng Thương Hoài Đức và tiểu Chu thị không thân, đươngnhiên cũng sẽ không vì bọn họ nói chuyện, mọi người chuyển đề tài sangcái bụng của Liên Chi Nhi.

Chuyện này mới là chuyện cả hai nhà quan tâm nhất.

Buổi tối, lão Đại nhà Lục gia đích thân sang mời cả nhà Ngô gia vàLiên gia qua ăn cơm. Hộ người nông dân khi có việc sẽ mở tiệc vào buổitrưa, buổi tối làm thêm mấy bàn tiếp tục chúc mừng, những bàn này đều là mời những người chí thân, nhân vật quan trọng cùng với người đã tậntình giúp đỡ tổ chức, ngoài việc chúc mừng còn mang ý tứ cảm ơn.

Nhà Liên Mạn Nhi và Ngô gia đương nhiên là được mời. Lần này, LiênChi Nhi cũng đến, buổi tối ít người không giống buổi trưa ồn ào, hơn nữa toàn người trong nhà, Liên Chi Nhi dù có thai nhưng đến ngồi một chútcũng không sao.

Dù sao, Trương Thải Vân thành thân, Liên Chi Nhi cũng muốn đến nhìn một cái.

Ăn tiệc xong, Trương thị, Liên Mạn Nhi và tiểu Thất về trước, LiênThủ Tín và Ngũ lang là vì khách nam uống rượu nên đến lúc lên đèn mớitan tiệc về nhà.

Buổi tối nháo tân phòng, Liên Mạn Nhi các nàng đều là người thân của tân nương, đương nhiên không đi.

“ …. Nha đầu này được gả vào một chỗ như ý, ông bà ngoại của nàng cũng an tâm ….” Trương thị cảm khái nói.

Trương Thải Vân và Lục Bỉnh Võ ba ngày sau về thôn Triêu Oa, hôm sauLục gia chuẩn bị bốn loại lễ vật, hai vợ chồng mang đến thôn Tam Thập Lý Doanh Tử, dập đầu với Liên Thủ Tín và Trương thị.

Tuy không có phong tục này nhưng Lục gia làm như vậy đương nhiên làbiểu hiện bọn họ đối với thân thích này đánh giá cao và tôn trọng.

Liên Thủ Tín và Trương thị vô cùng cao hứng, cho hai vợ chồng tiền lì xì, lại bày một mâm cơm thịnh soạn tiếp đãi, giống y như lúc Liên ChiNhi về lại mặt, cho đến tối mới để cho bọn họ về.

Tổ chức xong hôn lễ cho Trương Thái Vân, chớp mắt đã đến ngày học đường Khai Minh khai giảng.

Ngày khai giảng định là ngày mười hai tháng hai.

Trong học đường đã được sửa chữa hoàn toàn, bày từng dãy bàn ghế mớitinh, trong phòng học còn có thêm tường ấm (tường có ống dẫn hơi nóng để sưởi ấm), ngoài ra còn an bài thêm một bếp lò để bảo đảm, “không đểtiên sinh và học trò bị lạnh.”

Vốn là nhà Liên Mạn Nhi định yên lặng mà khai giảng, không tổ chứcphô trương, phòng học sửa xong, tiên sinh và học trò đến đầy đủ là vàohọc luôn. Nhưng kết quả, không như mong muốn.

Nhà Liên Mạn Nhi muốn làm chuyện công đức tốt như vậy, hương thân, quan lại lân cận đương nhiên là muốn tham gia.

Đầu tiên là Vương Cử nhân, hắn đưa đến hai phong bạc, nói với LiênThủ Tín và Ngũ lang bọn hắn muốn vì học đường mà giúp đỡ một chút. Lúcmở trường học Liên Mạn Nhi đã tính toán cả rồi, cả nhà nàng ra sức là đủ nhưng việc Vương Cử nhân muốn tham gia quả thật không thể từ chối được.

Không khách sáo mà nói, nếu cự tuyệt Vương Cử nhân, từ nay về sau nhà nàng và Vương gia, thậm chí cả gia tộc Vương thị sẽ chính thức kết thùvới nhau.

Cùng sống trong một vùng với nhau, chuyện tốt như vậy đương nhiên mọi người đều muốn có phần, dù là do nhà Liên Mạn Nhi đề xuất nhưng cũngkhông thể ăn mảnh được.

Nhận của Vương Cử nhân rồi thì những vị đến sau cũng không từ chối được.

Liên Mạn Nhi đặc biệt chuẩn bị một cuốn sổ công đức, ghi chép số tiền mà mọi người đóng góp, đồng thời nó cũng là một phần sổ sách ghi lại tỉ mỉ tiền này đã dùng vào việc gì, một đồng cũng không thiếu.

Cuốn sổ công đức này được niêm yết công khai, ai cũng có thể đọc được.

Ngoài Khúc tiên sinh dạy vỡ lòng, còn mời một vị trướng phòng (làm kế toán) họ Lưu, để dạy cho học sinh trong trường học tính toán. Phần sổghi công đức này, Liên Mạn Nhi cũng để cho Lưu trướng phòng ghi chép.

“Sau này, tiền dùng ở đâu cũng phải ghi rõ ràng. Ví dụ như, trườnghọc xây một cái lương đình (đình nghỉ mát), xài tiền quyên góp, vậy đếnlúc đó sẽ khắc tên người quyên góp lên lương đình.” Liên Mạn Nhi nói.

Bọn họ chỉ là góp vốn, còn quyền quản lý vẫn nằm trong tay của nhà Liên Mạn Nhi.

Đối với chuyện này, Liên Mạn Nhi chưa từng nghĩ sẽ thỏa hiệp. Đươngnhiên, cũng không có người muốn nhúng tay vào quản lý trường học, chuyện quyên tiền là nhà nàng đã nhường một bước, cho mọi người thể diện,người ta cũng thức thời, chẳng ai đi chọc giận nhà nàng làm gì.

Vì có những người này tham gia nên việc khai giảng vô cùng náo nhiệt.

Theo phong tục ở huyện thành Cẩm Dương, mỗi khi có chuyện gì lớn đềuphải diễn tấu sáo trống một phen. Liên Mạn Nhi và Ngũ lang thương lượngvới nhau, quyết định mời một đội ca múa. Trường học khai giảng là mộtchuyện mới mẻ, các hương thân và quan lại đều đến dự, cho nên không chỉcó cha mẹ của học sinh mà còn có những người ở thôn lân cận đến xem náonhiệt.

Nam phụ lão ấu, đại cô nương, thiếu phụ, tầng tầng lớp lớp vây quanh học đường.

Vương Ấu Hằng vội từ huyện thành Cẩm Dương trở về, hắn đại biểu chonhà Vương Thái y cũng quyên tiền. Những năm gần đây, do công việc củaVương gia Vương Ấu Hằng rất ít sống trên trấn, nhưng quan hệ giữa hắn và nhà Liên Mạn Nhi không vì vậy mà nhạt đi.

Hôm nay, Vương Ấu Hằng vì tham gia lễ khai giảng của trường học mà ăn vận rất trang trọng, trường bào màu xanh làm lộ rõ sự tuấn dật của hắn.

Mọi người đều đã trưởng thành, Vương Ấu Hằng càng thêm thành thục.

Lão Kim cũng đến, ông ta cũng quyên tiền, còn dắt theo hai đứa cháukhoảng sáu bảy tuổi, đang độ tuổi học vỡ lòng, nói muốn cho chúng đi học “biết hai cái chữ”

Tiểu Long, tiểu Hổ hai ngày trước đã được Trương Thanh Sơn và Lý thịđưa đến. Vì để cho bọn họ thích ứng cuộc sống, nên Trương thị đã giữ Lýthị ở lại mấy ngày.

Liên Thủ Tín cũng không quên lời hứa, phái người đến nhà cũ đưa Lục lang đến trường.