Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 77: Lưỡng Quảng Bị Chiến



Lưỡng Quảng bị chiến

Hai ngày nay, Đoan Nam Vương Trịnh Tông đặc biệt cần mẫn việc triều chính. Lẽ ra hôm nay là ngày nghỉ, nhưng hắn vẫn đi đến Ngự thư phòng từ sớm. Tầm quan trọng của việc an dân vùng đất mới, và biện pháp bảo vệ nơi này được hắn vô cùng coi trọng. Lúc hắn vào đến thư phòng, Hoàng Đến trên danh nghĩa, Lê Hiển Tông cùng với các đại thần đã ngồi ở đó từ lâu. Trịnh Tông cũng giống như các vị tổ tiên của mình ở một ngôi vị "phi đế phi bá", đứng dưới một người trên vạn người, Hắn noi theo tổ tiên vẫn giữu lại Lê Hiển Tông để có ngôi vị chính thống, còn mình đứng sau màn nắm hết mọi quyền hành, vừa thực sự là người cầm trịch trong bộ máy chính quyền, vừa phải cảnh giác với sự nổi dậy đòi quyền của họ Lê, bởi vì đối mặt với nhiều áp lực như vậy cho nên tổ tiên các chúa Trịnh phải luôn có thái độ cứng rắn, cương quyết, không thể ôn hòa để nhằm bảo vệ địa vị của mình. Trịnh Tông cũng như vậy, Nhưng hôm nay hắn rất hài lòng khi thấy rằng, quần thần vẫn coi trọng hắn hơn là vị hoàng đế bù nhìn ngồi bên cạnh, theo Trịnh Tông hắn thì sống, mà chống lại chỉ còn có con đường diệt tộc.

“Thần Trịnh Tông tham kiến bệ hạ!”

“Trịnh vương không cần đa lễ!” Lê Hiển Tông nhẹ nhàng khoát tay cười nói: “Ngày nghỉ mà ái khanh vẫn phải bôn ba vì nước, trẫm quả thực lấy làm ấy náy.”

Nói thực ra thì Lê HIển Tông cũng có hơi sợ vị Đoan Nam Vương mới có mười bảy tuổi này, thực sự là cha hổ không sinh ra con chó, Trịnh Sâm có hai con trai tuy đều còn ít tuổi, nhưng thực sự kiêu hùng, một kẻ mới 17 tuổi mà mình đã phải nhìn mặt hắn mà sống, còn kẻ kia lại càng biến thái hơn, Trịnh Cán mới có sáu tuổi, nhưng đã đứng đầu một nước, cải cách của hắn không cái nào không tân kỳ mới mẻ, xem ra khí số nhà Lê sắp tuyệt mất rồi, Lê Hiển Tông âm thầm thở dài

“Bệ hạ vất vả vì việc quốc sự. thần há có thể làm kè đứng ngoài cuộc.”

Trịnh Tông lại nói rồi ngồi xuống bên trái hoàng đế,. Hai người đóng giả quân thần tương đắc quả thật khá đạt, nhưng đám dại thần bên dưới sao còn không rõ, người thanh niên trẻ tuổi ngồi kia mới là kẻ nắm vận mệnh của mình. Đợi văn võ bá quan đã vào vị trí. Lê Hiển Tông mới lật vài trang tấu sớ trên bàn. Nhẹ nhàng nói:

“người đâu, treo bản đồ Đại Việt lên (1)?”

Viên thái giám bên cạnh vâng một tiếng, rồi dẫn theo ba tên thái giám khác treo lên phía trước một tấm bản đồ, Đại Việt, từ Thuận Hóa trở lên đến Lưỡng Quảng, các vùng đất mới chiến được đều tô màu đỏ để tỏ ý ghi riêng.

Đợi bản đồ được treo lên Lê Hiên Tông nói

“Các vị ái khanh, hôm nay trẫm muốn thảo luận với khanh về chiến lược an dân. Lần này, trẫm muốn một lần làm ra là phải bình ổn được Bách Đích, Mỹ Phong, Túc Lẫm, Hữu Sào, Ngọc Tỷ ở châu Bảo Lạc (Tuyên Quang); các động Đông Mông, Vô Cửu, Ngưu Dương, Hồ Điệp, Phổ Viên ở châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và 28 thôn ở các động ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá), 25 thôn của động Trình Hàm ở châu Thủy Vĩ (thuộc Hưng Hoá). 4 động ở châu Quỳnh Nhai, 3 động châu Chiêu Tấn và các châu Quang Lang, Hoàng Nham, Hợp Phi (Hưng Hoá). Mở rộng cương thổ về phía bắc, khôi phục diện mạo thanh thế của Đại Việt thời tổ tông ngày trước, các khanh thấy sao?”

“Bệ hạ định khai chiến thế nào”?

Trịnh Tông nhìn lên bản đồ rồi hỏi

Shoppe

“À, Vì vậy trầm mới triệu các khanh đến, phủ khố triều đình tình hình hiện tại ra sao? Nếu khai chiến như vậy, đi cùng với an dân lương thực, tiền lương an úi động viên binh lính cũng đều là món chỉ tiêu không nhỏ. Mà năm ngoái quân ta cũng vừa viễn chính. Trẫm rất lo quốc lực có gánh vác được không?”

Chu Xuân Hán nói

“Bệ hạ. tuy năm ngoái quân ta tham chiến, tốn nhiều tiền tài. Nhưng các khu vực mới bình định lương thực đều được mùa bội thu, giá gạo vẫn không gia tăng ác liệt. Hơn nữa, các vùng mới sản vật vô cùng phong phú, chúng ta mang đi đổi lấy gạo cũng không phải không thể. Bây giờ Cao Thương (2) vẫn còn lương tồn một trăm bốn mươi vạn thạch. Quốc khố có tiền hai trăm vạn quan, cùng với lụa năm trăm vạn sắp, bạc trắng ba triệu lượng theo ngu kiến của hạ thần chắc hẳn là đủ để nâng đỡ cho chiến dịch này.”

Lê Hiển Tông nghe nói phủ khố tiền bạc lương thực vẫn còn như vậy liền thở phào nhẹ nhõm cười nói: “Trẫm từ lúc được cái ái khanh hộ giá lên đây, lại đi theo phò tá, lại được Trịnh Vương hết dạ khuông phò, lần trước đã chiến thắng Lý Thị Nghiêu, Ô Đại Kinh, lần này Trẫm có lòng tin sẽ chiến thắng chiến dịch này.”

Hắn Nói đến đây, Trịnh Tông cám khái nói: “Lưỡng Quảng trước giờ vẫn là một mối đại họa canh canh đối với chúng ta. Cũng chính vì Lưỡng Quảng quấy nhiễu mà biên giới phía bắc nhiều năm không yên ổn. Dân chúng thường cuyên bị giết hại. vì vậy mà năm xưa Nhà Lý đã phải cất công sang đánh Ung Châu, Khâm Châu, Liên Châu (3), cũng vì bọn chụng thường xuyên quậy phá mà sự khống chế của Đại Việt ta đối với vùng này tương đối trở nên yếu kém. Nếu lần này chiến thắng Lưỡng QUảng, và có thể cũng cố ưu thế chiến lược. Theo ý kiến của thần, Hoàng thượng người nên xây dựng đại quân, trấn thủ biên giới, tăng cường sự khống chế của Đại Việt đối với phương bắc.”

Đám quan lại từ Chu Xuân Hán, cho đến Hầu Triều Tông, Nguyễn Khản cùng các vị quan văn võ thấy Trịnh Tông nói thế đều đứng cả dậy nói:

“Vương gia nhìn xa trông rộng, chúng hạ quan vô cùng tán đồng.”

Thấy bá quan kính sợ mình như vậy, Trịnh Tông kín đáo nở nụ cười. Lê Hiển tông coi như không thấy màn vừa rồi, cười nói:

“Được, Nếu trận chiến này giành thắng lợi, trẫm sẽ theo ý các khánh. tăng cường phòng ngự phương bắc, khống chế sự lớn mạnh ở Lưỡng Quảng, coi việc này chính là việc đại sự quan trọng “

Trịnh Tông đứng dậy, nói: “Hoàng thượng theo ý thần phải cử một đại thần nắm rõ tình hình Lưỡng Quảng xuất xứ đến đó trước. Một mặt là thăm viếng nhân dân, thì hành chính sách của triều đình, mặt khác cai trị, cho đám dân chúng này biết dưới sự cai trị của Hoàng thượng, bọn chúng sẽ sống tốt hơn là dưới quyền Thanh triều

Nguyễn Phương Đĩnh đứng ra nói

“Bệ hạ. thần tiến cử Hộ bộ thượng thư Trần Công Thước làm An Bắc phủ sứ(3). đi đến Vô Cửu, Ngưu Dương.”

“ Việc này các khanh cứ hỏi Trịnh Vương là được, quyết ai rồi tau lên trẫm.”

Lê Hiển Tông nói xong, Trịnh Tông lại từ trên áo lấy một cuốn sớ dâng lên rồi nói: “Binh bộ vừa mới dâng sớ lên. Sắp có cuộc kiểm duyệt binh mã, binh bộ muốn hoàng thượng ngự lãm chứng kiến đội hình quân Cao Bình, Tuyên Quang, nên đã định vào ngày mốt. quan viên từ tam phẩm trở lên đều cùng nhau tham gia kiềm duyệt, xin hoàng thượng ân chuẩn?”

“Chuẩn!”

“Kiểm duyệt sẽ cử hành trong giáo trường. Thần sẽ cho người đi sắp xếp một chút,.”



Cái này là Trịnh Tông học theo ông của hắn Trịnh Doanh, năm đó Trịnh Doanh vì muốn để bá quan và vua lê nghĩ rằng, mình hoàn toàn khác với các đời chúa trước đã mời nhà vua ra sông Nhị duyệt binh. Đây là việc chưa từng có tiền lệ trước đó, bởi các chúa Trịnh luôn tìm cách ngăn cản tối đa việc vua Lê tiếp xúc trực tiếp với quân đội, do lo sợ phản động, lần này Trịnh Tông cũng muốn bá quan và Lê Hiển Tông nghĩ rằng mình chỉ trị vì chứ không có ý tiếm quyền.

đúng canh năm ba ngày sau. tiếng trống ầm ầm vang dội cả hoàng thành, quân đóng trong hoàng thành đồng loạt thức cả dậy, nhưng tích cực nhất vẫn là mười hai đội Đoàn doanh cấm, quân của kinh thành cùng với các chi quân đội khác nhau của Ngũ Quân phủ. Hôm nay là ngày thi lớn của họ, họ rất khẩn trương và phấn khích. Ai hôm nay được thánh thượng để ý tất sẽ nhất phi trùng thiên,

Một tên tướng quân nhảy lên một phiến đá lớn. lớn tiếng nói với mọi người: “Kiểm duyệt của hôm nay, hãy để Đại Việt hoàng đế bệ hạ tới cám nhận quân đội của chúng ta. Các huynh đệ, có niềm tin đó không?”

“Có!” hàng ngàn người người một tiếng cùng rống lên.

“Tốt lắm. Bây giờ đi ăn cơm sáng, hãy ăn thật no cho ta. dưỡng đủ tinh thần!”

“rõ”

…………………

“Thánh thượng điện hạ giá lâm!”

Nơi cửa vào, bọn thị vệ cao giọng vang lên, tất cả đại thần đều đúng dậy, chỉ thấy một đoàn thị vệ đông đảo từ cửa vào òa vào. Chỉ một lát, Lê Hiển Tông toàn thân mặc một bộ hoàng kim giáp đi vào, khiến tất cả đại thần đều kinh ngạc nhìn nhau. Bỗng dưng mọi người hiểu ra, thánh thượng mặc chiến giáp là tỏ rõ quyết tâm cho chiến dịch Lưỡng QUảng lần này. Đi theo sau thánh thượng là Đoan Nam Vương

“Chúng thần tham kiến bệ hạ!,. tham kiến Vương gia”

Lê HIển Tông khoát tay nói: “Các vị ái khanh bình thân.”

“Tạ bệ hạ!”

Trịnh Tông , cười nói: “Thánh thượng, mời vào giáo trường, hãy xem các các doanh diễn tập “

hắn lại quay sang nói với Ngyễn Điền : “Tướng quân, có thể bắt đầu rồi.”

“Tuân lệnh!” Nói xong, Nguyễn Điền vội chạy xuống đài.

Ngoài giáo trường, các đoàn doanh và quân doanh tham dự thi đã xếp hàng ngay ngắn. Bọn họ chiến giáp chinh tề, kỳ luật nghiêm minh, đã đợi suốt nửa canh giờ, hai ngàn hai trăm người vẫn như những pho tượng bất động

Chủ tướng của các quân doanh hôm nay cũng một thân chiến giáp, trên lung dắt ngang thanh đao Ai nấy mặt mày nghiêm túc, chờ đợi kiêm duyệt bất đầu. chiến mã của họ cũng yên lặng đứng cạnh chù nhân chờ đợi thời khắc vàng đến. chỉ là chốc chốc lại có tiếng vó ngựa ngõ lên mặt đất.

Hôm nay không chỉ là kiểm duyệt bình thường mà là sự đọ sức giữa các vị đại soái của ngũ quân phủ, ngũ dinh khuông, bốn vệ kinh thành và mười hai đoàn doanh. Ai hôm nay biểu hiện tốt, đại biểu cho sau này được thánh thượng để mắt, một bước lên trời. Lúc này, tiếng trống đùng đùng vang lên, tất cả binh sĩ lập tức đổ dồn ánh mất về giác lầu. trên đấy cờ của Bắc Đại Việt đang phấp phới. Theo danh sách, Đông quân phủ duyệt trước, đội hình kiểm duyệt hôm nay là thương binh

Vũ Trần Long trầm tiếng hạ lệnh: “Lên ngựa!”

Một trên tên Thương binh nhảy phóc lên ngựa, khống chế tốc độ ngựa từ từ đi vào giáo trường, ở đây đã có hai mươi mấy Cẩm y vệ quân đứng gác, thấy đội ngũ đầu tiên đến. bọn họ bắt đầu tản ra hai bên. kỵ binh càng phóng càng nhanh, xong vào giáo trường diễn võ.

Từ lúc kỵ binh đi vào, trên giáo đường cũng bắt đầu xôn xao, binh sĩ khống chế tốc độ xếp thành một hàng ngay ngắn phóng đến quan kiểm đài. Bỗng nhiên một tiếng thét vang lên, tiếng cả dừng lại cùng hành quân lễ với Lê Hiển Tông.

Vũ Trần Long hét to: “Điểm thương!”

“Soạt” một tiếng, trăm cây thương cùng xuất, trăm tên kỵ binh cùng diễn trăm thương trận, trận pháp tinh xảo, khí thế hùng hồn, kiên cố. Lê Hiển Tông gật gật đầu, Trịnh Tông cười nói: “Trịnh Vương, đây mới là tinh nhuệ. nhìn xem tướng mạnh ắc binh cường. Tên tham tướng này không tồi, không tồi. có phần giống tổ phụ hắn.”

Tổ tiên của Vũ Trần Long chính là vũ Sư Thước đại thần có công giúp nhà Lê trung hưng thời chiến tranh Lê-Mạc

Nguyễn Khản trầm ngăm một lúc nói: “Mấy ngày nay thần vẫn nghĩ về trận chiến làn trước của chúng ta ở Cửu Giang, tuy quân ta đại thắng trên thực tế dùng kỳ binh đoạt thắng, trận chiến ấy căn bàn không phải cứng đọ cứng như lần này này. Hơn nữa. ở đó có cái lợi địa hình, lần này thì khác. Lần trước chúng đã đại bại, làm sao mà lần này có thể không trọng binh phòng thủ bở bắc để bào vệ đất của chúng. Thần cho rằng, chỉ dự vào quân của Nguyễn Khắc Tuân không thể thắng được nhất định phải có quân chỉ viện.”

Trịnh Tông nói : “Nguyễn đại nhân nói không sai, vượt sông tương đôi phiêu lưu ta cũng lo rằng Vị Xuyên quân lực không đù, ta có ý chuẩn bị điều quân ở sát Thái Nguyên đến chi viện”

Lúc này, tiếng trống vang lên, Cung thủ quân của Trung Trực Doanh La Thiên Tường đã đi vào. Một trăm Bảo Lạc binh thân hình vạm vỡ, người mặc trọng giáp, đầu đội mũ bảo hộ nghiêm ngặt che kín mặt. chỉ lộ ra cặp mắt lạnh lùng, tay cầm cường cung thất thạch sau lưng đeo túi lang nha tiễn xếp thành bốn hàng. như những bức tường người dày dặc tiến vào. La Thiên Tường tay cầm trường cung đứng trước nhất hắn hét lơn:

- Cung Kỵ Bảo Lạc

Đám binh sỹ sau lưng hắn gào lớn:



- Bách Phát Bách Trúng

Bọn quân Cung Kỵ cùng kéo dây huyền nhưng chưa một ai phóng tiễn, đợi một tiếng hạ lệnh của La Thiên Tường, trăm tên Cung Kỵ binh đồng loạt đặt tiễn, trương cung, phóng tiễn. Đồng đều và dứt khoát!

Trăm cây tiễn cùng lúc phóng về người nộm. “Phạch” một tiếng, trăm cây tiễn đồng loạt cắm trên thân người nộm, chỉ trong một chốc trong nó như một con nhím.

Nhưng vẫn chưa kết thúc, đội kỵ binh lại phóng ra thêm mươi bước, lại một lần nữa cùng phóng đợt tiễn như hành vân lưu thủy thứ hai. Lần này là toàn đội đồng thời đối tay kéo cung, người nộm từ phùng bụng trở xuống đều bám đầy tiễn, không một mũi bắn trượt. Dù có va chạm với các mũi tên đợt một. nhưng do lực phóng đủ mạnh, các mũi tên đợt này vẫn cắm thẳng vào, không bị lệch mũi nào.

“Thật là tinh nhuệ”

Lê Hiển Tông vừa vỗ tay vừa khen: “Không những tiễn thuật cao cường, lại có năng lực lãnh đạo phi thường của hắn. quả thật là binh giỏi tướng tài!”

Sau hai đợt tiễn, Cung kỵ binh bắt đầu xảy ra biến hóa. Bọn họ chạy vòng trong khắp giáo trường. Mấy tên thị vệ vungtay thả năm mươi con chim sẻ lên

Chúng bay ngày càng nhanh, nhưng bay chưa đến hai mươi trượng, trăm tên cung kỵ thù kia liền phóng ngựa đến dưới, hàng trăm mũi tên lại như vũ bảo phá không bay lên. tạo thành tấm lướt cung tiễn chằng chịt đầy trời. Năm mươi con thì có bốn mươi chín con bị hạ, chỉ còn một con duy nhật cố sức bay xa hơn nữa

Lúc này, thét lớn một tiếng La Thiên Tường rút một cây tiễn ra. cây cung đen của hắn lập tức được kéo căng nhấm chuẩn vào bóng mờ ngày càng xa kia. Chỉ “vèo” một tiếng, cây lợi tiễn đã nhanh như chớp đuổi theo con chim sẻ “phập” con chim sẻ lập tức bị một tiễn xuyên thẳng qua bụng, từ trên không rơi xuống,

- Khủng khiếp

Lê Hiển Tông gật đầu cười lớn , cúi người nhìn La Thiên Tường: “La tướng quân, ngươi quà nhiên là bậc đại tướng chỉ tài. Tiễn thuật của ngươi quả thật đạt đến cảnh giới tối cao, bách bộ xuyên dương, bách phát bách trúng,”

Trịnh Tông cũng đứng lên nói:

- Hoàng thượng, tại nghệ của La tướng quân, tuyệt đối không dưới Tứ Đại Thần Cung của Tây Sơn, có tướng như vậy phò tá, hoàng thượng lo gì không hoàn thành đại nghiệp

Các quan cũng đồng loạt quỳ xuống đồng thành:

- Đại Việt hồng phúc,

………………

(1)Thương: là kho chứa lúa gạo thời phong kiến

(2): năm 1073, một tiến sĩ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống. Lúc này số quân Tống đang tập hợp ở các căn cứ Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn đang huấn luyện, song chưa thể đánh ngay được vì số quân này là tân binh Hoa Nam vừa mới tuyển. Nhà Tống sẽ rút 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc đưa xuống chiến trường phía nam để lập đạo quân chủ lực, thì việc đó làm chưa xong. Trước tình hình đó, Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt cho rằng: Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó! Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân, ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống,. chính là tấn công vào ba châu Ung châu, Khâm Châu, Liêm Châu

(3) Tứ đại thần cung Tây Sơn gồm:

THIẾT QUAI CUNG – NGUYỄN QUANG HUY

Nguyễn Quang Huy gốc người Phú Yên, được sử sách miêu tả như một nhân vật nổi bật với khả năng tinh thông binh pháp và bản lĩnh võ nghệ cá nhân. Ông đặc biệt được vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc) quý trọng và tín cẩn giao cho chức Phòng ngự sứ tại trấn Bình Thuận

Tương truyền, Nguyễn Quang Huy dùng cây Thiết Quai Cung trong suốt đời binh nghiệp của mình. Đó là một cây cung bằng thép (thiết quai) nên nặng gấp ba bốn lần cung thường, uy lực cũng đáng sợ gấp mấy lần như thế.

VĨ MAO CUNG - LA XUÂN KIỀU

La Xuân Kiều là một văn thần với vẻ ngoài thanh tao, nho nhã và giỏi thơ phú. Dù vậy, ông lại yêu thích cưỡi ngựa bắn cung và là một xạ thủ nổi tiếng suốt thời Tây Sơn.

Theo văn hóa Á Đông, binh khí phải xứng với cốt cách của chủ nhân, điều này đặc biệt đúng với trường hợp của La Xuân Kiều. Cây Vĩ Mao Cung của ông là một thanh trường cung thanh mảnh bằng gỗ quý, dây cung bện bằng lông đuôi ngựa (vĩ mao). Khi bắn tên, dây cung phát ra âm thanh du dương trong trẻo, nhưng với tài nghệ của Xuân Kiều thì âm thanh nho nhã ấy lại chính là tiếng tử thần gọi tên những kẻ bị ông ngắm bắn.

KỲ NAM CUNG - LÝ VĂN BƯU

Lý Văn Bưu là một trong những vị tướng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành nhà Tây Sơn. Ông có một cây cung quý, tương truyền được chế tác cùng gỗ Kỳ Nam (một loại gỗ tương tự như trầm hương) nên được gọi là Kỳ Nam cung. Khi treo trong phòng, mùi gỗ Kỳ Nam bay ra thơm ngát khắp nhà. Lúc chiến đấu, mùi Kỳ Nam cũng khiến ông phấn chấn tinh thần, lập nên nhiều kỳ tích giương cung bách phát bách trúng.

Lúc còn đóng quân tại Ninh Thuận, Lý Văn Bưu từng dùng Kỳ Nam Cung bắn chết hổ dữ, trừ họa cho dân khắp vùng. Về sau, cây cung này cùng ông Nam chinh Bắc chiến với quân Xiêm và Mãn Thanh.

LIÊN PHÁT CUNG - ĐẶNG XUÂN PHONG

Đặng Xuân Phong tương truyền là người có tướng kỳ tài, khí thế hùng dũng hiên ngang nhưng dung mạo trung hậu chất phác, lại có tài cưỡi ngựa. Ông dùng một cây cung bằng thép, được đặc chế để thuận tiện bắn nhiều mũi tên liên tiếp.