Trăng Tròn Vừa Lúc Hoa Đã Tàn

Chương 3: Về nhà



Trái tim bỗng lệch nhịp vì tiếng gọi của vị hồng nhan năm nào. Đã bảy năm rồi y chưa nghe hai tiếng "Sở Tuân" kia, vẫn giọng nói đó vẫn là người đó, nhưng không phải người xưa đã thay lòng rồi sao?

Đôi chân kẽ chuyển động định tiến bước né tránh, nhưng y nào biết được lúc này cõi lòng Vân Nhiên như trăm nối tơ vò, lồng ngực lại trở nên khó thở.

"Huynh còn nhớ ta không?"

Thêm lần nữa nàng mở lời trước sự lạnh lùng phẳng lặng của không gian xung quanh. Đôi mắt đỏ hoen như sắp khóc vẫn cố kiềm lòng chờ đợi câu trả lời của hắn.

Chân như mềm nhũn chẳng thể cất bước thêm được nữa. Sở Tuân lúc này chỉ biết quay lại cúi đầu hành lễ với người con gái phía trước.

"Hạ thần nhớ"

Cái âm giọng lạnh lùng xa cách, cùng vẻ mặt hờ hững đó như mũi tên xuyên qua trái tim Vân Nhiên. Nàng chợt khẽ cười nhìn hắn, cố tỏ vẻ bình ổn nhưng không sao giấu được sự bi ai. Nơi đáy phủ lớp nước nước mỏng làm đôi mắt hồ ly chợt hoen đỏ đau thương.

Hắn cũng biết mình vốn không nên làm vậy nhưng thử hỏi còn cách nào đối mặt khi hắn còn mang mối nghiệp thù diệt tộc trên vai, tương lai phía trước chông gai gian khó, nào còn đủ sức lo nghĩ đến việc tình trường nhi nữ.

Cả hai vốn đã định sẵn có duyên mà không có phận.

"A Lan, chúng ta về Đường Vi cung"

Nói rồi nàng nhẹ quay đi để làn tóc mỏng lay động trong gió khẽ thổi hương đào dịu ngọt vào khoang mũi hắn.

Giọt nước mắt chực chờ từ lâu cũng dần rơi xuống hai bên gò má để mặt phẳng tâm hồn sóng rợn không nguôi.

Lúc này y mới từ từ đứng dậy nhìn bóng hình mảnh khảnh của nàng khuê nữ khuất dần sau dãy tường đỏ nơi Cấm Thành trang trọng. Lòng nặng trĩu ưu tư cất bước về phía trước mà mắt vẫn mãi ngóng nhìn về nơi xa xăm dịu vợi.

...----------------...



Dưới tia nắng nhạt màu của một chiều đông giá rét, Sở Tuân đã về trước cổng Sở phủ năm xưa. Cảnh vật hoang tàn hiu quạnh, dãy tường cao phủ đầy mạng nhện, rêu phong. Cánh cổng lớn dần cũ kĩ mà khó dịch chuyển, Sở Tuân dùng lực đẩy thật mạnh mà trong lòng có chút nôn nao.

"Đùng"

Cách cửa mở toang để cơn gió của buổi đầu đông tát thẳng vào gương mặt của chàng thiếu niên trẻ tuổi.

Đập vào mắt hắn lúc này là khung cảnh đổ nát tan hoang cùng khoảng sân mọc đầy cỏ dại. Từng khối gỗ lớn gãy đoạn nằm ngổn ngang giữa sân trống, phía trên giữa những thanh cột chèo là những tấm mạn nhện đã bám từ lâu.

Nhìn thấy cảnh này mắt Sở Tuân đã chợt hoen lệ. Y về lại mái nhà xưa sau bảy năm chinh chiến, cảnh vật xưa giờ đã hoang tàn theo năm tháng. So với cảnh náo nhiệt khói bếp nghi ngút tràn ngập tiếng cười nói thì nơi này lại càng khiến lòng người buồn tủi.

Nhớ năm đó khi gặp đại nạn hơn 200 nhân khẩu Sở gia già trẻ lớn bé đều phải ly tán. Người thì lưu lạc tha phương, kẻ làm nô dịch biên ải. Người lại bị ép làm kỉ nữ buôn phấn bán hương. Cảnh còn người mất, quả thật nhìn lại cũng không khỏi đau lòng.

Nhẹ cất bước đến hậu viện. Hồ cá ngày nào giờ đã khô cạn, gốc đào năm ấy tuy trơ trọi lá vẫn ôm ấp nụ hồng. Lại nhớ đến vị hồng nhan khi xưa từng mặc bộ bạch y múa một khúc Nghê Thường dưới gốc cây này.

Cảnh sắc tuy có hoang tàn đến mức nào cũng có thể thay đổi huống chi danh tiếng của cả Sở gia khi xưa. Tim Sở Tuân lại phừng lên ngọn lửa thù hận mà bấy lâu nay ấp ủ. Lần này về kinh nhất định phải đòi lại hết thải ân oán, nợ máu phải trả bằng máu...vậy còn nợ tình, làm cách nào để trả?

Đi một lúc bỗng hắn dừng bước trước cửa Gia Âm các. Vẫn còn nhớ trước khi bị biên tịch nơi này từng chứa rất nhiều sổ sách, kinh kệ mà Sở Hàn Trung để lại. Cánh cửa vừa mở để y tròn mắt ngạc nhiên. Phía trên từ đường là bài vị của cả tổ tông ba đời Sở gia. Trước mỗi tấm bài vị vẫn là cây nhang còn cháy rực. Ngọn khói len lõi trong căn phòng phản phất vào khoan mũi Sở Tuân để y lại có chút nghi hoặc.

Tiến bước về phía trước nhìn trên từng tấm bài vị sạch sẽ như vừa được ai lau dọn. Cây nhan kia cũng chỉ mới tàn một nửa, hai bên bàn thờ lớn vẫn là ngọn đèn dầu đang cháy thấp sáng cho cả căn phòng u tối.

Y chợt dừng mắt tại bài vị của phụ mẫu "Sở Hàn Trung" và "Mộc Thanh Ly". Tim như dừng lại một khoảng, đôi chân bất ngờ sụp xuống mà quỳ sát đất. Đôi mắt hoen đỏ gọi

"Phụ thân, mẫu thân Tuân nhi về rồi"

Nói rồi Sở Tuân từng lại từng lại mà dập đầu xuống sàn gỗ khi xưa.

"Tuân nhi về rồi, về để trả thù cho Sở gia, hai người ở suối vàng hãy phù hộ con hoàn thành đại nghiệp rửa nổi oan nhục này"

Bàn tay siết lại mà đập mạnh xuống sàn, y dường như dồn nỗi bi thương thù hận bao lâu nay xuống. Vầng trán cao của chàng thiếu niên dần chảy máu, từng giọt từng giọt rơi xuống nhưng y kại chẳng hề biết đau.



Không gian bỗng chốc lạnh dần, từ phía sau Sở Tuân như có một bóng người lướt nhẹ qua. Mùi hương cũng có chút quen thuộc phản phất. Cái bóng đó tựa như gió, lúc xa lúc gần bên cạnh Sở Tuân.

Chợt y không lạy nữa mà đứng im bất động. Mắt phượng nhấm lại đôi chân mài khẽ nhíu rồi quay nhanh như thoát từ phía sau mà hạ kẻ kia xuống sàn.

Mở mắt nhìn, ra là thân hình của một nam nhân trẻ tuổi. Y hằng giọng nói

"Huynh không tìn ta còn giả ma giả quỷ làm gì?"

Vị nam nhân ấy nhẹ đứng dậy để lộ gương mặt thanh tú và nét sâu lắng lạ thường sâu trong đáy mắt. Miệng khẽ cười vỗ vai Sở Tuân nói

"Huynh cuối cùng cùng về, ta chờ huynh lâu lắm rồi đấy"

"Ta về rồi, lần này chắc phải làm phiền huynh không ít"

Sở Tuân cùng vừa đưa tay đặt lên vai hắn, gương mặt cười nhẹ trong giọng nói lại có phần vui mừng hơn hẳn

" mHuynh còn khách sáo, đi, đi về Tần phủ ta và huynh hôm nay phải thưởng rựu đối thơ"

Nói rồi nam nhân kia kéo Sở Tuân ra khỏi cửa, còn chưa kịp để y trả lời.

"Được ở tạm Tần phủ của huynh vài hôm, khi nào nơi này dọn dẹp xong ta sẽ không phiền nữa. Ta còn nhiều chuyện cần hỏi huynh."

Cảnh tượng này hệt như năm xưa vậy. Vẫn là ơi Sở phủ vẫn là hai chàng thiếu niên ấy, nhưng tất cả cũng đã dần thay đổi theo thời gian.

Hai bóng lưng ấy khuất dần giữa những bông tuyết trong suốt buổi đầu đông. Tuyết rơi rồi, rơi trên mái ngói khắp kinh đô, cũng làm lạnh lẽo lòng nhi nữ bi ai. Nơi nào đó của một góc trong cố cung Vân Nhiên nhẹ đưa tay ra cửa sổ, mắt lại nhìn một nơi xa xâm vạn dặm.

" Khụ.." Bỗng nàng phun một ngụm máu đỏ ra giữa làn tuyết trắng.