Tiểu Thôn Cô Mang Theo Bánh Bao Tung Hoành Thiên Hạ

Chương 179-2



"Mẫu thân, người đừng nói với con là người nhàm chán nên mới làm vậy." Hiên Viên Hạo run rẩy nói.

"Ặc, đúng vậy! Ta chính là muốn thử xem hai người có thể nhịn được bao lâu! Lần sau mẹ sẽ không làm như vậy nữa." Cố Thanh Liên xin lỗi con trai.

"Mẫu thân, chắc chắn là người lại đánh cuộc với tổ mẫu. Lần này lại là cái gì đây? Hèn chi gần đây con vẫn thấy tổ mẫu kì lạ, hóa ra là như vậy." Hiên Viên Hạo bất đắc dĩ hỏi.

"Cái đó, chính là đánh cuộc xem con và phụ thân của con chừng nào thì không chịu được mà phải chạy tới đây hỏi mẹ." Cố Thanh Liên ngượng ngùng nhìn Hiên Viên Hạo. Ai! Lại bị con trai phát hiện rồi.

"Mẫu thân, người và tổ mẫu chơi biết bao nhiêu năm rồi mà không chán à?" Hiên Viên Hạo im lặng nhìn mẫu thân, hắn có một mẫu thân rất tốt nhưng lúc nào bà ấy và tỗ mẫu củng luôn trêu cợt hắn.

"Không chán, không chán, làm sao chán được chứ!" Cố Thanh Liên vội vã nói, bà còn chưa nói hết thì mặt Hiên Viên Hạo đã đen lại, bà quay đầu chạy mất.

Nhược Vi đi theo phía sau nhìn thấy bộ dạng này của mẹ chồng mình thì miệng mở to đến mức có thể nhét được cả quả trứng gà.

Đến lúc Cố Thanh Liên đi rồi thì Nhược Vi còn chưa hết khiếp sợ, mẹ chồng và lão thái thái rất thích nhìn vẻ mặt biến sắc của Hạo ca ca sao? Nhược Vi nghi ngờ nghĩ đến, suy nghĩ một chút thì cảm thấy nhất định là như vậy.

Nhược Vi cảm thấy mình có thể hiểu được ý nghĩ của mẹ chồng và lão thái thái, chỉ là nàng còn chưa thích ứng được. Lúc mới quen Hiên Viên Hạo thì mặt chàng cũng lạnh tanh.

Từ đó về sau, mọi chuyện trở lại bình thường, rốt cuộc Hiên Viên Hạo rốt cuộc có thế ăn cơm như người bình thường, lão thái thái và Lão thái gia cũng ăn nhiều thêm mấy chén cơm.

Rốt cuộc Thụy ca và Đào Đào cũng không cần len lén trốn ra cửa sau đi ăn.

Tốc độ xây thư viện rất nhanh, không tới hai tháng thì thư viện đã xây gần xong. Nhược Vi cho thợ xây tường rào thật cao để đảm bảo an toàn cho học trò.

Thư viện đã xây xong thì cần phải có bàn ghế, tủ, giường...

Nhược Vi lại một lần nữa thiết kế ra mấy thứ, sau đó nàng đưa bản vẽ cho nhóm thợ đi làm.

Tốn gần một tháng thì mọi thứ gần như đã hoàn tất, Nhược Vi cảm thấy bây giờ có thể tìm mấy vị tiên sinh để bàn chuyện được rồi.

Rất nhiều chuyện phải là tiên sinh mới làm được: ví dụ như nơi để sách trong thư viện, cũng có thể gọi là Tàng Thư Lâu, có rất nhiều giá sách trong Tàng Thư Lâu cần được lấp đầy. Ở phiên diện này mấy tiên sinh chắc chắn có thể giúp được, nàng nhất định phải lợi dụng triệt để ưu điểm của họ.

Cho nên, Nhược Vi viết mấy phong thơ, kêu hộ vệ thúc ngựa đưa đến tay mỗi vị tiên sinh, bảo họ mau chóng đến thư viện. Dĩ nhiên nàng vẫn dùng chiêu cũ, lừa mấy người này đến đây để làm trâu làm ngựa cho thư viện.

Mấy vị tiên sinh đã lỡ leo lên lưng giặc nên không thể xuống được, hơn nữa còn là cam tâm tình nguyện leo lên.

Kết quả đương nhiên là như Nhược Vi dự liệu, mấy vị tiên sinh vừa nhận được thư là dọn dẹp hành lý đi theo hộ vệ đến Liễu gia thôn. Nhược Vi không thể không nói một câu người thời xưa thật dễ bị lừa.

Lúc mấy vị tiên sinh gặp mặt nhau thì tương đối kích động. Bọn họ đã nghe danh của đối phương nhưng lại chưa bao giờ gặp nhau. Bây giờ lại có cơ hội này thì làm sao không vui mừng cho được. Họ nghĩ tới tiểu cô nương mời học tới thư viện thì có chút cảm kích, họ cảm thấy rời núi cũng không phải là chuyện xấu gì.

Nhưng khi mấy người đó nói chuyện với nhau thì lại dở khóc dở cười, không thể không bội phục cách làm của Nhược Vi. Họ đối với tiểu nha đầu Nhược Vi này là vừa yêu vừa hận!

Nhưng đã lên thuyền giặc rồi thì không thể xuống được, cho nên họ không thể làm gì khác hơn là khinh bỉ nhỉn Nhược Vi và tức giận ở trong lòng. Sau đó lại tiếp tục làm trâu làm ngựa cho cái “tên lừa gạt” Nhược Vi.

Sau khi mấy vị tiên sinh tới đây thì Nhạc tiên sinh rất vui mừng, Nhược Vi chưa bao giờ thấy ông vui mừng như vậy.

Thái độ nhiệt tình của ông làm Nhược Vi có chút không thích ứng được nhưng nàng cũng không thể đả kích lòng nhiệt tình của ông.

Sau khi lên núi tham quan thư viện thì mất vị tiên sinh cũng có bàn qua về kế hoạch của Nhược Vi. Họ không chút do dự liền đồng ý hết ý kiến của nàng đưa ra: ví dụ như chuyện tìm sách.

Mấy vị đại tiên sinh bị thư viện của Nhược Vi đả động rồi, cho nên họ cũng muốn cống hiến thật nhiều.