Thạch Kiếm

Chương 74: 1 cuộc dàn xếp



Đến chân đồi Akagi, đêm đã sangcanh. Kỳ Sâm và Thạch Đạt Lang xuống ngựa dắt theo đường nhỏ quanh cogiữa hai hàng trúc cao tới một cổng đá lớn.

Xa xa, vẳng tiếng sáo đưa lại, nghẹn ngào. Âm vang nức nở như khơi dậytrong lòng Thạch Đạt Lang một nỗi cảm hoài man mác. Kỳ Sâm đẩy cổng bước vào, nói:

- Đây là đường tắt. Tại hạ dẫn đại hiệp theo đường này thật không phải,nhưng nếu đi đường chính thì quá lâu, sợ các vị khách chờ ...

- Có hề gì, các hạ đừng để tâm.

Quanh co một hồi nữa, bỗng thấy ánh đèn thấp thoáng, rồi hai thanh niêncầm thương tiến đến. Khi nhận ra Kỳ Sâm, cả hai đều cúi đầu chào. Kỳ Sâm hỏi:

- Lão nhân gia đã đi nghỉ hay còn ở đại sảnh ?

- Thưa còn ở đại sảnh.

Kỳ Sâm trao cương ngựa cho một thanh niên dẫn đi và bảo người kia cầm đèn soi đường đi trước.

Thạch Đạt Lang không biết rõ gia thế Kỳ Sâm nhưng xét cung cách đối xửcủa gia nhân thì gã tất phải thuộc một tộc có danh vọng trong vùng.Chẳng hiểu trường hợp nào thân phụ gã lại quen với người đã biết hắn từkhi còn ở Miyamoto ! Bỗng nhiên Thạch Đạt Lang sực nhớ và mười phần đoán được tám chín người đó là ai rồi.

Đường lên đại sảnh quanh co ngoắt ngoéo càng lúc càng cao như tạc trênsườn núi. Tới cửa một tòa lâu đài tường đá dày, cột gỗ lớn hai người ômkhông xuể, đã thấy bốn gia nhân túc trực trên thềm cầm đèn sẵn.

Kỳ Sâm dẫn Thạch Đạt Lang vào ngồi trong phòng đợi rồi xin cáo lui, nói để trình với thân phụ.

Nhìn ra cửa sổ, qua một khu vườn khi ẩn khi hiện dưới ánh trăng, chỉthấy mây tỏa tứ bề, không có nhà cửa cây cỏ gì khác. Sương mù trắng đụcbao phủ khắp nơi, len lỏi cả vào phòng. Thạch Đạt Lang dự đoán khuônviên này có lẽ được dựng trên một ngọn đồi cao hoặc trên một triền núicheo leo nào đó bao quát cả vùng. Chắc ban ngày, nhìn từ đại sảnh xuống, cảnh trí vô cùng ngoạn mục.

Cửa mở êm như ru. Một tì nữ mặc kimono màu hoàng yến bước vào, để lên kỷ trước mặt Thạch Đạt Lang khay trà, bánh và thuốc hút rồi kín đáo luigót, lặng lẽ như tan biến qua khung cửa. Mùi phấn son còn phảng phấttrong phòng, nhẹ nhàng nhưng quyến rũ.

Uống chưa cạn tuần trà đã thấy chủ nhân tới. Ông thấp lùn nhưng thật khó mà đoán được tuổi. Tóc ông lốm đốm bạc, phía trên trán có lẽ không cầncạo vì đã hói gần hết, răng cửa hổng hai cái. Tuy thế, da dẻ hồng hàokhông một vết nhăn trên mặt, ria mép và tóc mai dày chứng tỏ sức lực còn sung mãn. Ông chính là Hà Chu Cát Tỉnh, một hào trưởng vùng này, trướccũng là kiếm sĩ có danh vọng phụ thị trong đạo quân ngự lâm. Trong cuộcchiến Sekigahara, Cát Tỉnh đứng về phe chiến thắng nhưng sau đó khôngnhận tưởng thưởng gì. Tính tình phóng dật, không ưa bị câu thúc nên ônglui về ở ẩn tại tòa lâu đài do tổ phụ dựng lên từ mấy đời trên sườn núiAkagi này, lấy cớ để bảo vệ di sản của ông cha nhưng chính thực để đượcsống an nhàn theo sở thích.

Buổi sơ kiến, qua những tràng cười thành thật và hào sảng của ông, Thạch Đạt Lang đã có hảo cảm ngay, cho nên sau khi thi lễ và vài câu xã giao, hắn hỏi thẳng:

- Vãn bối được lệnh tử cho biết có người muốn gặp. Dám xin lão tiền bối xác nhận phải thế chăng ?

Cát Tỉnh gật đầu:

- Phải. Chẳng những một mà là hai người nữa kia. Một vị may mắn đã đượcbiết đại hiệp khi còn ở Miyamoto, vị kia thì chỉ mới nghe danh nhưng rất mong được hội kiến.

- Thật hân hạnh. Vãn bối đã đoán được người đó là ai rồi.

- Ai thế ?

- Phải chăng là thiền sư Đại Quán ?

Đập mạnh chiếc quạt đang cầm lên đùi, Hà Chu Cát Tỉnh cười ha hả:

- Phải rồi ! Thật không điều gì giấu được đại hiệp !

Đoạn không đợi Thạch Đạt Lang nói thêm, ông đứng ngay dậy:

- Xin mời đại hiệp theo lão phu.

Cát Tỉnh xăm xăm tiến vào một hành lang sâu và hơi tối ở phía trong.Hành lang rộng nhưng ngoắt ngoéo, lúc lên lúc xuống, lúc hướng sang trái lúc quặt sang phải, Thạch Đạt Lang theo mà gần như lạc hướng. Đến mộtkhúc rẽ, đột nhiên không thấy chủ nhân đâu. Đang phân vân, chợt nghetiếng Cát Tỉnh gọi:

- Thạch đại hiệp ! Lão phu ở dưới này !

Tiếng gọi dường như phát ra từ một căn phòng sáng có rèm che ở phíadưới. Từ chỗ hắn đứng đến căn phòng ấy là một khoảng lõm tối om trongvách đá và ở gần đấy, một cửa hông mở hé trổ ra khu vườn nhỏ hắn trôngthấy khi ngồi trong phòng đợi.

Bất giác Thạch Đạt Lang cảm có điều gì bất ổn. Tiếng chủ nhân lại gọi vọng lên:

- Có chuyện gì vậy, đại hiệp ? Chúng ta ở cả dưới này, ngay cuối hành lang, xin xuống ngay cho.

Thạch Đạt Lang vội đáp:

- Đa tạ. Vãn bối tới ngay bây giờ !

Dứt lời, quay ngoắt trở lại mở cửa hông bước ra vườn rồi men theo những bậc đá ở hàng hiên dốc mé tả mà vào phòng.

Cửa vừa mở, Cát Tỉnh quay nhìn Thạch Đạt Lang không giấu vẻ ngạc nhiêntrên nét mặt, nhưng ở góc phòng, thiền sư Đại Quán chỉ ngẩng đầu mỉmcười. Thạch Đạt Lang đến quỳ trước mặt Đại Quán, dáng điệu vô cùng tônkính !

- Thầy Đại Quán !

Nhà sư phong thái vẫn như xưa, tuy diện mạo có già hơn đôi chút. Vẫn bộáo chùng nâu cũ, vẫn cái dáng điệu ung dung gần như buông thả, nhưng lần này ở đây không thấy ông đeo tràng hạt. Hình thức bề ngoài hình nhưkhông còn để cho thiền sư quan tâm nữa.

- Lâu lắm chẳng gặp con, tuy vậy ta vẫn để ý theo dõi hành tung của con cho đến khi con rời khỏi xưởng mài kiếm của Vương Chính.

Lời nói thân tình mà nặng ý quan hoài khiên Thạch Đạt Lang cảm động.

- Lần cuối cùng ta gặp con ở đâu nhỉ ? À phải, ở Kyoto, có đúng không ?Sau khi mẫu thân ta mất, ta ở lại cư tang một năm rồi lại lên đườngphiêu du, thăm nhiều đền miếu và các thân hữu, đọc các kinh sách lạ, đàm đạo với chư tăng, cũng thu thập được nhiều điều bổ ích lắm.

- Thế thầy mới đến Tân đô này thôi ư ?

- Ừ, ta được biết chủ nhân đây trong một dịp tình cờ qua sự giới thiệucủa một thân hữu chung. Thế còn ngươi ? Trong thời gian đó làm những gì ?

- Theo dõi hành động của con, chắc thầy đã rõ.

Nhìn Thạch Đạt Lang, Đại Quán dường như muốn so sánh hắn bây giờ với gãnông dân Thạch Kinh Tử khi trước. Ông mỉm cười, chậm rãi:

- Sao còn quan tâm đến những việc đó ? Một người ở tuổi con mà đã nổidanh như thế chẳng phải chuyện thường, nhưng chừng nào con không làmđiều gì ô nhục, xấu xa thì có gì đáng trách ? Điều ta muốn biết là sựluyện tập của con đến đâu rồi ?

Thạch Đạt Lang trình bày sơ lược những học hỏi và thành quả của mình trong những năm qua cho Đại Quán nghe rồi kết luận:

- Con sợ còn dại dột, sự suy tư chưa được chín chắn, hành động đôi khicòn khinh suất. Càng đi, con thấy đường càng dài và có cảm tưởng đangtrèo một con dốc vô tận mà chưa trông thấy đâu là đỉnh núi.

Đại Quán gật gù xem chừng thỏa mãn về những nhận định thành thật của người thanh niên ông bảo trợ.

- Phải như thế, con ạ ! Nếu một người ở lứa tuổi ba mươi mà tự cho mìnhđã đến bờ giác thì sự tu luyện coi như chấm dứt rồi. Gã sẽ luẩn quẩn mãi trong mê muội. Ta thật bối rối nếu có người coi ta như một vị bồ táthay sùng mộ ta như một vị Phật sống. Hãy tự cho là may mắn khi thấyngười đời không đánh giá con quá cao, con ạ !

Thạch Đạt Lang cúi đầu cung kính:

- Con xin bái lĩnh lời thầy dạy.

Vừa khi ấy, một người trạc trung niên, dáng đường bệ, tay còn cầm trường kiếm để nguyên trong bao, bước vào. Thấy Thạch Đạt Lang ngồi bên ĐạiQuán, người ấy khựng lại, đưa mắt nhìn chủ nhân rồi lại nhìn nhà sư,đoạn phá lên cười ha hả:

- Phải chăng đây là Thạch Điền đại hiệp ?

Thạch Đạt Lang cúi chào:

- Chính phải. Tiểu nhân là Thạch Điền Đạt Lang, sinh quán tại Miyamoto. Dám hỏi phải chăng ngài là Trúc Mộ đại nhân ?

- Đúng. Ta chờ đại hiệp trong phòng tối từ lâu không thấy đi qua. Giờ đã ở đây rồi!

Khá thật !

Hà Chu Cát Tỉnh quay sang Thạch Đạt Lang, giải thích:

- Đó là mẹo nhỏ do chính lão phu chủ trương, đại hiệp sớm phát kiến làm cho lão thật bẽn lẽn.

Đại Quán cười:

- Đó là cuộc đùa chơi, có gì mà chủ nhân phải để ý !

Nhưng Cát Tỉnh vẫn trần tình:

- Lão phu không ngờ Thạch đại hiệp lại linh mẫn đến thế ! Nghe nhiều lời đồn đại về đại hiệp, lão phu muốn chính mắt được chứng kiến võ công của đại hiệp nên đã bày ra trò này và mời Trúc Mộ tướng công giúp một tay.Khi đại hiệp dừng lại ở hành lang, chính ngài là người đứng trong phòngtối sẵn sàng rút kiếm để thử xem phản ứng của đại hiệp đến mức nào.

Thạch Đạt Lang cười:

- Ra thế đấy !

- Nhưng đại hiệp lại đi cửa khác, vòng ra ngoài vườn mà vào phòng này.Dám hỏi lý do gì khiến đại hiệp phát giác ra có bẫy mà tránh ?

Thạch Đạt Lang không trả lời. Thực ra hắn cũng chẳng biết trả lời ra sao nữa. Đại Quán bèn đỡ lời:

- Chỉ là khác biệt về phản ứng.

- Thế là thế nào ? Xin đại sư nói rõ thêm.

- Phản ứng của một chiến thuật gia khác với phản ứng của một kiếm sĩ.Phản ứng chiến thuật căn cứ trên tri thức, do suy luận mà có. Phản ứngcủa kiếm sĩ do trực giác.

Khi tôn huynh dẫn hắn theo đường hành lang tới căn phòng này, tôn huynhsuy luận đương nhiên hắn sẽ đi theo. Nhưng không ! Đến một chỗ nào đó,trực giác linh mẫn của hắn chắc đã cảm thấy có điều khác lạ nên hắn lậptức phản ứng. Và vì điều khác lạ đó không xác định được ngay, hắn đãchọn cách an toàn nhất để tự vệ:

tránh né.

Phản ứng ấy rất thông thường của người cầm kiếm và hoàn toàn theo bản năng.

- Phải chăng cũng giống như trường hợp đốn ngộ trong thiền phái ?

Đại Quán gật đầu:

- Ở một phương diện nào đó, nếu tuệ căn mẫn nhuệ thì cũng có thể so sánh như thế !

- Đại sư đã bao giờ gặp trường hợp như vậy trong lúc nghiên cứu thiền học chưa ?

Đại Quán mỉm cười:

- Bần tăng không biết, vì giá có gặp cũng không ý thức được.

Trúc Mộ xen vào:

- Dù sao, bài học đáng để chúng ta suy gẫm. Một kiếm sĩ nào khác thấynguy hiểm có lẽ đã rút kiếm xông bừa, áp đảo địch thủ, thắng bại trôngvào tài năng. Hành động của Thạch đại hiệp thật khác thường, giải quyếtvấn đề êm thấm và thích đáng.

Nói đoạn, quay sang Thạch Đạt Lang ngồi ở góc phòng, ông tiếp:

- Mạnh Đạt có đề cập đại hiệp nhiều lần với lão phu và cách đây khônglâu, có trình bức thư của đại hiệp. Bấy giờ vì căn bệnh của lão nhân gia trở nên trầm trọng nên rất tiếc đã không chiều lòng đại hiệp được. Tuynhiên ...

Ông ngừng lại một lúc. Đại Quán hỏi:

- Vậy tình trạng của Trúc Lâm lão tiền bối bây giờ ra sao ?

- Cũng không khá hơn trước mấy. Gia nghiêm tuổi đã cao, nếu chẳng may mệnh hệ nào ...

Nhưng bỏ dở câu nói, Trúc Mộ lại trở về với ý lúc nãy:

- Nếu không nệ, xin đại hiệp coi những lời yêu cầu trong thư như thế làđã thực hiện. Lão phu hy vọng, phương cách không mấy công chính ấy không làm đại hiệp phật ý !

Thạch Đạt Lang rạp đầu:

- Tiểu nhân đâu dám trái lệnh.

Sự cung kính của Thạch Đạt Lang cũng chỉ là tự nhiên. Trúc Mộ tướng công ở vào một địa vị quá cao, không những ở hiện tại, mà vào hàng danh giathế tộc từ lâu đời. Đối với một kiếm sĩ lang bạt và nghèo như Thạch ĐạtLang, sự có mặt của hắn với ông cùng trong một phòng đã là điều lạ,huống chi còn ngồi chung đàm đạo với nhau như bạn hữu.

Chủ nhân gọi tì nữ hâm rượu mang tới. Chén chú chén anh, câu chuyện lanman sang nhiều vấn đề khác ngoài lãnh vực võ học. Thạch Đạt Lang nhậnthấy sự phân biệt tuổi tác và giai cấp xã hội không còn nữa. Đại Quán và Cát Tỉnh, cả hai đều không tỏ vẻ gì quan tâm đến chức tước của Trúc Mộcả. Họ coi nhau như anh em và hắn cũng đã được chấp nhận như thế vì cùng theo một lý tưởng đi tìm tinh hoa của Đạo, dù đó là thiền đạo hay kiếmđạo.

Rượu được vài tuần, Đại Quán hỏi Thạch Đạt Lang:

- Oa Tử dạo này thế nào ?

- Đã lâu lắm con không được tin tức gì của nàng.

- Mô Phật ! Ngươi không quan tâm gì đến nàng nữa sao ?

- Oa Tử phải chăng là thiếu nữ trước đây hầu cận lão nhân gia ở Trúc Lâm cốc ?

Trúc Mộ hỏi.

- Thưa chính phải.

- Thế thì lão phu biết. Năm ngoái, nàng được Mạnh Đạt dẫn về tướng phủ,bây giờ lại trở lại Trúc Lâm cốc rồi. Nàng giúp xá điệt săn sóc lão nhân gia.

Nhân cơ hội, Đại Quán nói sơ về thân thế Oa Tử và mối liên hệ giữa nàng với Thạch Đạt Lang. Nhà sư kết luận:

- Bần tăng nghĩ sớm muộn gì cũng phải có giải pháp thỏa đáng mà bần tăng là kẻ tu hành không tiện đứng ra tác hợp. Xin nhị vị giúp cho một tay.

Thạch Đạt Lang cúi đầu yên lặng, trong lòng hết sức phân vân. Giữa tìnhyêu và sự nghiệp, sự giằng co vẫn chưa ngã ngũ. Trước kia, trên cầuHanada, khi khắc những dòng chữ từ biệt lên thành cầu, hắn đã quyết tâmtrốn tránh Oa Tử. Nhưng lòng hối hận day dứt, hắn lại tìm gặp người yêu. Quãng đường từ quán Liễu Kiều đến thác Phu Phụ còn để trong tâm khảmhắn bao nhiêu xúc động mà mỗi khi nghĩ đến, Thạch Đạt Lang lại thấy lòng rộn lên một niềm yêu thương dào dạt. Không ngờ con tạo trớ trêu, chialy xảy ra liền đó. Âu cũng là số mệnh, nhưng đối với Thạch Đạt Lang, vôtình số mệnh đã dẫn hắn tiếp tục đi theo con đường tuy cam go nhưng đầykhích lệ của kiếm đạo. Hắn đã quên Oa Tử, đắm mình trong việc tập luyện, quên bản thân, giúp dân xóm tiều Hotengahara chống giặc cướp và nhọcnhằn canh tác.

Cho đến đêm nay, trong cuộc hội ngộ bất ngờ này, Thạch Đạt Lang khôngngờ lại bị đặt trước một quyết định khó khăn. Như một đống tro chưa tànhẳn, lời nói của Đại Quán là cơn gió khơi dậy ngọn lửa yêu đương tronglòng hắn và nhắc cho hắn đừng quên trách nhiệm và bổn phận đối với người con gái đã từng cứu hắn thoát khỏi cơn nguy khốn năm xưa. Động lực nàođã run rủi nhà sư làm việc này ? Đó là một suy tính có kế hoạch hay chỉlà lòng thương xót chúng sinh ? Thạch Đạt Lang bối rối.

Cát Tỉnh gật gù khen phải và Trúc Mộ cũng cho rằng đã đến lúc Thạch ĐạtLang phải ổn định đời sống. Trong thâm tâm, ông nghĩ nếu hắn chịu lậpthân tại Tân đô thì sau này tộc Tôn Điền sẽ có thêm một tay kiệt xuất và không còn lo gì những cuộc nổi loạn nữa. Về tình và lý, xem ra cả haingười đều tán đồng ý kiến của Đại Quán và hoan hỉ đứng ra bảo trợ cuộchôn nhân. Ngoài ra, Trúc Mộ dự định sẽ đề bạt Thạch Đạt Lang vào mộtchức vụ huấn luyện kiếm thuật trong giảng huấn bộ của Tôn lãnh chúa.Ngặt nỗi chức này phải tuyển chọn rất kỹ và người được đề bạt ít nhấtphải là thành viên của vệ binh đoàn trong phủ. Nhất là sau vài vụ nổiloạn được phát giác kịp thời và dập tắt, sự thanh lọc hàng ngũ những cận vệ của Tôn Điền lãnh chúa càng gắt gao hơn nữa. Vấn đề gai góc chính là gia thế của Thạch Đạt Lang. Không có giấy tờ gì chứng minh hắn thuộcdòng dõi kiếm sĩ danh vọng, nói gì đến liên hệ huyết thống với Tôn lãnhchúa. Tệ hơn nữa, trong cuộc chiến Sekigahara, Thạch Đạt Lang lại đứngvề phía bên kia và dường như tổ phụ hắn trong những thế kỷ trước, đã bịgiam giữ và sát hại tại một trong nhiều căn thạch thất của lâu đài. Tuynhiên, cả ba đều đồng ý là với sự can thiệp và bảo lãnh của Trúc Mộtướng công cùng Đại Quán thiền sư, vấn đề có thể giải quyết được.

- Thế nào, con nghĩ thế nào về việc này ?

Đại Quán hỏi.

- Con xin đa tạ và tri ân thầy cùng nhị vị tiền bối đã tỏ lòng ưu ái, nhưng con tự xét hãy còn not nớt ...

- Khoan ! Đừng nhìn vấn đề ở mặt ấy. Nào có ai bắt ngươi khi đã lập thân rồi thì phải thôi không được luyện tập nữa đâu ! Trái lại, chúng ta còn khuyên ngươi phải trau dồi tâm, đức và kỹ thuật cho thật hoàn hảo, đừng bao giờ xao lãng. Vấn đề chúng ta muốn biết là ngươi có định nhận trách nhiệm không hay cứ để mặc Oa Tử chờ đợi như thế cho đến khi nàng nhắmmắt ?

Thạch Đạt Lang có cảm tưởng bị sập bẫy. Oa Tử đã nói với hắn nàng chấpnhận mọi sự thử thách nhưng như vậy không có nghĩa là hắn trút bỏ mọitrách nhiệm cho nàng. Oa Tử yêu hắn và hắn cũng yêu Oa Tử. Tình yêu đãđược chia xẻ. Đối với Oa Tử, mối tình ấy là lẽ sống duy nhất của đờinàng, nhưng đối với Thạch Đạt Lang lại khác.

Con đường còn dài, hun hút trước mặt mà lòng nhiệt thành theo đuổi kiếm đạo của hắn vẫn chưa nguôi.

Yêu Oa Tử, nhưng Thạch Đạt Lang cũng yêu kiếm, say mê cuộc sống giang hồ hành hiệp và muốn dâng hiến cả tâm tình lẫn thể xác của mình cho côngbằng xã hội, cho lý tưởng cao đẹp mà kiếm đạo đã vạch ra, soi sáng đờihắn như một ánh chân quang.

Gia đình và công danh, với những ràng buộc của nó, có để cho hắn làmtròn được ước vọng ấy không ? Thạch Đạt Lang sợ rằng không. Lưỡi kiếmmang bên mình, hắn sẽ không còn được rút ra tung hoành vì đại nghĩa,cũng như tâm hồn hắn sẽ phải đóng khung cứng ngắc trong những tư tưởngđã định ; những giáo điều có sẵn, những chỉ thị được ban hành nhiều khikhông hợp với suy tư của hắn.

Nghĩ đến đây, Thạch Đạt Lang nhăn mặt. Hắn không dám trình bày hết ý, sợ bị bài bác và cho rằng đã có tư tưởng vô trách nhiệm và không thực tế ; nên chỉ quanh quẩn trong những lý do:

còn quá trẻ, chưa đủ trưởng thành, sự tập luyện chưa được như ý muốn ...

Đại Quán gạt đi:

- Không sao ! Con cứ tin cậy ở chúng ta !

Hà Chu Cát Tỉnh cũng phụ họa:

- Đại hiệp chẳng nên từ chối. Việc này thế nào rồi cũng xong. Trúc Mộtướng công đảm trách tiến cử đại hiệp, còn lão phu xin lo hết mọi chuyện vật chất về hôn sự.

Ông nghiêng mình về phía trước, cầm quạt đập nhẹ lên đùi Thạch Đạt Lang, cười hà hà:

- Chỉ xin đại hiệp khi thành gia thất đừng quên ngu lão.

Thạch Đạt Lang thừ người, chẳng biết mình chủ động hay là nạn nhân của cuộc dàn xếp.