Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 4: Về Trung đô



Sau sáu ngày đi đường Cảnh Thịnh về tới Trung Đô do chưa quen cưỡi ngựa nhưng lấy cớ là quân vừa đi đường dài mệt mỏi lên đi chậm để cho mọi người nghỉ ngơi, việc làm này làm ba quân rất cảm động.

Thành Trung Đô là một tòa thành hình gần tam giác nằm khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo ( gần cầu Bến Thủy ngày nay). Phía ngoài có hào bảo vệ. Cửa Tiền ở phía Nam. Núi Mèo (Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết đều là hào và thành thiên nhiên. Thành phía đông bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng). Phía Nam thành cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), lợi dụng núi Mèo làm đồn gác . Thành phía Tây cắt qua cánh đồng bằng phẳng, kẻ thành một đường thẳng tắp lên sát núi Mũi Rồng (một nhánh của núi Quyết).

Bên ngoài tường thành là hào. Tòa thành gần như hình tam giác. Đỉnh phía bắc có đền Rồng, phía nam Đền Rồng là thành Nội. Giữa thành nội là Lầu Rồng ba tầng. Quy mô thành không lớn, chưa xứng tầm với một kinh đô, như các nhà sử học đời sau nhận xét đã nhận xét: “Thành Phượng Hoàng nhỏ, thành nam chỉ dài ba trăm mét, bức thành tây dài hơn bốn trăm mét và các nền cao thì ngang dọc cũng chỉ chừng hai mươi mét mà thôi” .

Sau khi vào thành việc đầu tiên của Thịnh là vào yết kiến mẫu hậu. Mẹ của Cảnh Thịnh là Bùi thị Nhạn một trong năm người được nguời đương thời phong là Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, rất đảm đang và giỏi võ nghệ. Vào cung Hoàng Thái Hậu Thịnh gặp một thanh niên tầm mười sáu tuổi đó là Quang Bàn người em kế của Quang Toản. Trong lịch sử Quang Bàn là người rất khí tiết khi bị Nguyễn Ánh bắt cùng Quang Toản, được cho ăn bữa ăn trước khi chết Quang Bàn đã nói " không thèm ăn cơm giặc, rồi lấy đũa đâm vào tai tự vẫn ", Thịnh rất nể phục khí tiết người này.

Gặp lại Thịnh sau mấy tháng, Thái hậu nhìn Thịnh rất trìu mến và nói

- Sau mấy tháng thấy Toản nhi gầy đi nhưng rắn rỏi hơn, ta rất mừng. Mong Toản nhi không phụ sự uỷ thác của tiên hoàng.
Thịnh cảm tạ chưa kịp trả lời, đột nhiên Quang Bàn chen ngang.
- Anh ! thành Phú Xuân mất đệ rút chạy mang theo không được bao nhiêu tài sản, vậy mà gần đây anh lại cho cắt giảm bổng lộc vậy tới đây em sống bằng gì, anh mà không lo được cho em sao.
Thái hậu mắng Quang Bàn
- Con chỉ lo hưởng thụ, Anh còn lo việc nước. Vận nước đang lâm nguy anh phải giảm bổng lộc hoàng thất là việc làm bất đắc dĩ. Đang nhẽ con phải tìm cách giúp anh thì lại gọi đây mà trách móc, tổ đã vỡ thì sao giữ được trứng.
Thịnh vội đỡ lời

- Em con còn nhỏ nhưng đã hiểu biết, có điều em đùa con thôi.

Thịnh quay sang nói với Bàn
- Anh biết em thích đi săn, anh đang cho thợ chế tạo loại súng mới nếu thành công sẽ tặng em một khẩu. Súng này săn được cả voi chứ đừng nói đến hươu nai. Săn được nhiều nhớ chia phần anh nhé, nhưng phải giữ súng cẩn thận đừng để mất, cái này là bí mật mà tên giặc già Nguyễn Ánh đang thèm muốn.

Bàn cười tươi
— QUẢNG CÁO —

- Anh nói là phải giữ lời nhé, hôm nào rảnh dỗi em sẽ rủ anh đi săn.

Thái hậu cho người mang ra một cái rương nhỏ và nói :
- Đây là những món quà lúc sinh thời tiên hoàng tặng cho mẫu hậu, ngoài ra là một số quà tặng của các sứ thần và một số quan đại thần. Ta biết lúc này quốc khố đang trống rỗng con cầm lấy để dùng, tuy không nhiều nhưng ta cũng hy vọng giúp đỡ con được phần nào.

Thịnh mở rương thấy có một số dây chuyền, vòng đeo tay bằng vàng... đặc biệt có viên ngọc minh châu to bằng nắm tay viên này có giá trị liên thành chắc giá tầm vài nghìn lạng vàng. Thịnh cả kinh nói :
- Đồ này là đồ dùng tuỳ thân của mẫu hậu, Nhi thần đâu dám lấy.

Thái hậu nghiêm mặt nói.
- Giờ ta chỉ có thể giúp con như thế này, con mà từ chối là phụ tấm lòng của ta.

Thịnh cảm tạ đỡ lấy rương lui ra. Sau khi vấn an mẫu hậu Cảnh Thịnh cho thiết triều bá quan văn võ.

Quan nội chính Ngô Thì Nhậm bước lên có bản tấu xin Cảnh Thịnh tăng thuế để tăng cường quốc khố.

Bên binh bộ thượng thư xin tăng thêm tiền để trang bị cho quân đội và trả lương cho binh lính. Việc này Cảnh Thịnh đã suy nghĩ rất nhiều lúc ở đèo Ngang. Thịnh sai quân mang tấm bản đồ Châu Hoan ( Nghệ An ngày nay) căn cứ vào trí nhớ thời trước đặc biệt là những chuyến đi phượt vùng này hắn khoanh vùng cần tìm kiếm khoáng sản như vàng sa khoáng ở lưu vực sông Cả, sông Hiếu, các loại đá qúy như Hồng ngọc, Bích ngọc...ở các huyện Quỳ Châu, Qùy Hợp, Thiếc sa khoáng tập trung ở các huyện Qùy Hợp, Quế Phong; Sắt với trữ lượng lớn ở Nghi Lộc, Thanh Chương. Photphorit ở các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Thanh Chương... giao cho Lại Bộ phụ trách tìm kiếm và khai thác. Về nông nghiệp giao cho Bộ hộ nghiên cứu khuyến khích phát triển mô hình trang trại vườn ao chuồng, cho phép thuê người làm công nhưng phải trả công tối thiểu một cân thóc/ngày theo kiểu lương lao động tối thiểu ngày nay. Khuyến khích khẩn hoang, những người có công khẩn hoang sẽ được miễn nộp tô thuế vùng đất mình khai phá trong ba năm. Lập ty nông nghiệp và ngư nghiệp để nghiên cứu phát triển nông nghiệp tìm các loại giống cây trồng mới để thâm canh tăng vụ, trồng ba đến bốn vụ một năm sử dụng tối đa diện tích đất quanh năm, đào kênh mương phát triển nông nghiệp cũng như đắp đê điều chống lũ, nghĩ cách hỗ trợ cho ngư dân đóng tàu lớn đánh bắt xa bờ, hoặc nuôi trồng thủy sản.

Trong lúc chờ tìm và khai thác khoáng sản, Thịnh ra chiếu chỉ cho Ngô Thì Nhậm sang xứ Vạn Tượng vay 3 vạn lạng bạc và ba trăm vạn thạch lương ưu tiên trả lương cho binh lính và sản xuất vũ khí mới. Do năm 1793 Cảnh Thịnh đã cho quân sang hỗ trợ Vạn Tượng đánh lui quân Xiêm lên với vua Vạn Tượng nhà Tây Sơn như ân nhân việc hỗ trợ sẽ thuận lợi hơn.

Thịnh bàn các quan bên lại bộ về việc mở loạt tiền trang trong cả nước ( một loại ngân hàng sơ khai) ban hành loại giấy vay tiền của triều đình, cuối năm trả lãi cao ( một dạng trái phiếu ) để huy động tiền bạc của các thương nhân.
Buổi chiều Thịnh cho triệu Ngô thì Nhậm và Văn Hùng công bộ vào ngự thự phòng. Khi hỏi về sản lượng sắt mới biết mỗi năm triều đình cũng chỉ sản xuất được 1 vạn tấn sắt mà chất lượng tạp chất rất nhiều, thép thì gần như không có do đó việc đúc sung không thể nâng cao số lượng được. Văn Hùng nói vì chất lượng sắt kém nên sung thần công chủ yếu đúc bằng gang và đồng nên súng bắn không xa do không nhồi nhiều thuốc được, ngoài ra do phải đúc dày nên súng rất nặng khó khăn cho việc cơ động. Việc này Thịnh đã tính toán từ trước nên đưa cho Ngô thì Nhậm và Văn Hùng mẫu bản vẽ lò thép ra lệnh tìm vùng núi kín đáo gần song suối để làm lò luyện thép, ngoài ra còn các mẫu cuốc chim, đèn hầm mỏ, xe cút kít để tiện cho việc tham dò và khai thác giao cho Công Bộ triển khai sản xuất.
— QUẢNG CÁO —


Thịnh ban chiếu chỉ cho mở rộng buôn bán với người nước ngoài ở Phố Hiến, Bến Hải Ninh (thuộc Hải Phòng ngày nay lúc này thuộc trấn Hải Dương) đặc biệt sức cho quan lại địa phương ưu đãi cho các thương nhân nước Anh Cát Lợi, nếu được mời vào gặp đức Vua. Lúc này ở nước Anh đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất nên Thịnh muốn lợi dụng cơ hội giao thương với nước Anh.

Thịnh thấy một người cao gầy, nhưng cặp mắt rất sáng bước ra tâu hỏi thái giám thì ra là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Nguyễn Thiếp xin mở lại quốc tử giám để đào tạo nhân tài cho đất nước Thịnh chuẩn tấu và nói thêm.

- Lúc rảnh ta sẽ bàn với ngươi thêm về những môn học của học trò, ta không muốn học trò chỉ biết đến văn thơ, đạo Khổng, Mạnh mà còn phải có kiến thức về những môn toán, vật lý, hóa học, địa lý căn bản...
Nguyễn thiếp giật mình nói
- Về toán học thần có từng đọc sách của Trạng Lường Lương Thế Vinh về địa lý một số sách của Lê Quý Đôn còn Vật lý và hóa học mà hoàng thượng nói thần cũng mới nghe lần đầu. Xin hoàng thượng chỉ dạy thêm.

Thịnh nghĩ thầm
- Ngày xưa may mình học khối A nên cũng còn nhớ được ít nhiều, chắc phải dành thời gian nhớ lại để biên soạn giáo án cơ bản chắc bằng trình độ học sinh lớp sáu, lớp bảy ở kiếp trước.

Sau khi bãi triều Thịnh sang ngay bên trại sản xuất vũ khí để kiểm tra. Thấy hoàng thượng giáng lâm các thợ ở đây đều quì xuống, Thịnh miễn lễ và nói.

- Trẫm biết các khanh phải xa quê hương vào đây là rất khổ sở nhưng nước nhà đang lâm nguy nên phải nhờ vào các khanh. Khi nào thành công triều đình sẽ không quên ơn các khanh nay ban thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc. Quan thượng thư bộ hộ nhăn nhó vì lúc này tiền trong quốc khố chẳng còn được bao nhiêu.

Trao đổi với công bộ mới biết chất lượng thép kém nên chưa thể sản xuất sung trường kiểu 1874 được. Mất mấy ngày cân nhắc Thịnh quyết định sản xuất sung hỏa mai tam đoạn. Súng này sản xuất cuối thời Minh, mỗi lần nạp thuốc súng thì nạp 3 mồi thuốc ngăn cách bằng giấy bản. Sau đó có hộp tiếp đạn bên trên, mỗi khi nổ sung xong, thì đạn phía trên tự động tụt vào nòng. Như vậy 1 lần bóp còn có thể bắn được 3 phát liên tục.

Thịnh lệnh cho đô đốc Tuyết tuyển lấy năm trăm quân giỏi bắn điểu thương chuyển sang tập luyện súng mới. Hơn nữa lúc này lựu đạn cũng đã hoàn chỉnh và bắt đầu sản xuất số lượng lớn. Mấy ngày sau Thịnh cho mời bộ hộ đến đưa bản vẽ lò luyện thép, nhìn bản vẽ viên quan giật mình không dám chắc có thể làm ra thép được không vì chưa làm bao giờ. Nhưng tin vào nhưng thiết kế trước đó họ vội vàng tìm thợ triển khai gấp.
Chưa yên tâm về chất lượng vũ khí Thịnh ban chiếu yêu cầu Bộ hộ tìm vùng đất có thác, nước chảy xiết để sử dụng thủy năng. Thịnh vẽ ra các bản vẽ máy dập, máy khoan, máy cắt dùng sức nước để nâng cao chất lượng vũ khí. Ba tháng sau trang trại mới được lập ở vùng đất hẻo lánh gần nước Vạn Tượng để sản xuất vũ khí.
Hàng này Thịnh dậy sớm để tập thể thao, luyện võ. Sau khi thiết triều lại cùng các quan đại thần họp tại ngự thư phòng bàn kế sách để phát triển kinh tế, buổi tối lại dành thời gian viết cuốn toán học cơ bản, vật lý cơ bản, hóa học cơ bản, ...
— QUẢNG CÁO —

Một hôm đang ngồi bàn việc với các quan đại thần thì Thái hậu giá lâm. Thấy khuôn mặt đăm chiêu của Thái Hậu Thịnh rất lo lắng hỏi.

- Không biết mẫu hậu có việc gì mà phải đến gặp nhi thần lúc này.

Thái hậu nói
- Hoàng nhi năm nay ngoài hai mươi rồi mà chưa có đứa con nối dõi, con nên đến gặp các phi tử và hoàng hậu của mình đi, ta già rồi cũng muốn có cháu bế chứ. Biết con đang lo việc nước nhưng đạo hiếu cũng không thể bỏ qua.

Thịnh dở khóc dở cười, mình giờ ngủ với vợ người khác thấy làm sao mà thoải mái được. Nhưng không thể không nghe lời mẫu hậu hắn đành nói.

- Hoàng nhi hiểu ý mẫu hậu rồi, tối nay sẽ qua vấn an hoàng hậu Tuyết Lan.

Buổi tối Thịnh qua bên cung hoàng hậu, thấy phòng Hoàng hậu tuy bài trí đơn sơ nhưng rất tinh tế. Thấy Thịnh đến Tuyết Lan vội vàng sai người chuẩn bị nước ấm cho hoàng thượng tắm, nấu chè sen để ăn đêm. Vốn là tiểu thư con quan thượng thư nên Tuyết Lan được giáo dục từ nhỏ về tam tòng tứ đức, đích thân Tuyết Lan quỳ xuống để rửa chân cho hắn làm hắn lần đầu tiên được cảm giác hưởng thụ sung sướng được làm hoàng đế. Tuyết Lan cao tầm 1m55 nước da trắng, khuôn mặt ưa nhìn , đặc biệt nhìn bộ ngực căng tròn dưới làn áo mỏng làm Thịnh cảm thấy dạo rực. “Đúng là đàn ông đích thực nhìn ngực đầu tiên “ Thịnh thầm nghĩ.
Tuyết Lan thưa
- Mấy tháng rồi hoàng thượng ở chiến trận ăn uống cực khổ, người gầy đi nhiều hoàng thượng nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thần thiếp sẽ nấu cho hoàng thượng những món ăn hoàng thượng thích để tẩm bổ.

Thịnh rất xúc động, kiếp trước hắn độc thân ít được quan tâm chăm sóc, nay có người con gái quan tâm đến mình như vậy hắn thấy ấm lòng. Tối hôm đó hai người có một đêm mãn nguyện, kiếp trước tuy bị người yêu bỏ nhưng hắn cũng vài lần đi Đồ Sơn và Quất Lâm. Phim của Maria Ozawa cũng đã xem qua nên đêm đó làm Tuyết Lan vừa thẹn vừa sung sướng. Sau này các vương phi hay nói với nhau chắc lúc ở Đèo Ngang Đức Vua học được mấy chiêu của các tướng lên giờ bản lĩnh trên giường khác hẳn.

Những ngày sau Thịnh thường xuyên đến chỗ Tuyết Lan, sự quan tâm chăm sóc của nàng cùng Thái Hậu làm cho trái tim cô độc của Thịnh từ kiếp trước ấm lại. Thịnh coi mình như đã là thành viên của gia đình mới, hắn thề sẽ làm hết sức mình để bảo vệ những người thân khỏi những tai họa đang rình rập.