Như Những Giọt Nắng

Chương 26



Thuý Văn lắc đầu:

Anh cấm tôi thế này, cấm thế kia, cái gì cũng câm. Thế ai cấm anh vi phạm luật hôn nhân? Sao không chịu nhìn mình, tôi đã bao giờ cầm anh yêu vợ của người khác chưa?

Hiệu Nghiêm quay phắt chổ khác:

Đừng lôi những chuyện riêng tư ra nói, nếu không muốn to tiếng với nhau.

Vậy thì những gì tôi làm, đừng xen vô, tôi không phải mẫu người dễ bị đàn áp đâu. Còn nửa, nếu anh là người có lương tâm thì đừng phản bạn như vậy. Anh Trí hay kể với tôi về tình bạn của hai người. Những lúc như vậy, tôi thấy xấu hổ dùm anh.

Hiệu Nghiêm quay lại nhìn cô dữ dội:

Cô vẫn hay gặp anh ta riêng tư như vậy à?

Thuý Văn không trả lời. Cô bỏ đi ra ngoài ban công đứng. Rồi chợt nhớ ra, cô quay trở vào, đến đứng trước mặt anh ta:

Tôi cảm thấy không thể kéo dài sự sai lầm này nữa, tại sao chúng ta không ly dị sớm đi? Anh có đồng ý không?

Không bao giờ.

Tại sao? Anh cũng thừa biết cuộc sống này là địa ngục kia mà. Tại sao anh không có can đảm để giải thoát chứ? Anh hèn yếu lắm.

Đúng, cứ cho là vậy. Tôi không yêu cô nhưng tôi không muốn mất sự diện ( No comments..) Tôi cần một sự bền vững trong gia đình, dù là giả tạo.

Thuý Văn nhìn anh ta một cách căm ghét:

Anh là người ích kỷ. Vừa ích kỷ vừa tàn nhẫn.

Hiệu Nghiêm bật ra:

Vậy Hữu Trí thì ngược lại à?

Nói xong câu đó anh lập tức quay mặt chỗ khác như muốn chấm dứt câu chuyện. Anh chợt thấy hối hận vì đã nói ra điều đó. Sự nghi ngờ đó làm anh ghen tuông vừa thấy mình ti tiện.

Đó là tâm lý quẩn quanh khiến anh lúng túng trong cách cư xử với Thuý Văn. Cô không hiểu điều đó, lại còn tỏ ra chống đối bướng bỉnh. Điều tệ hại nhất là lại đòi ly dị. Cô dồn anh vào chân tường mà không thể phản ứng. Tính anh ngay thẳng nên không chịu được những tình cảm lập lờ nhằng nhịt như vậy.

Thấy Hiệu Nghiêm có vẻ không muốn nói nữa. Thuý Văn vừa ngạc nhiên vừa tức. Cô cố gắng buộc anh phải nói cho kỳ hết >

Từ trước giờ tôi và anh luôn nghi kỵ nhau. Tôi cảm thấy mệt mỏi lắm rồi và chỉ muốn sống trong một gia đình bình thường. Tôi xin anh đấy, trả tự do cho tôi đi.

Hiệu Nghiêm ngắt lời:

Thế cô tưởng tôi không muốn như cô sao? Cả tôi cũng thấy mệt khi sống trong sự căng thẳng. Tôi cần có một người vợ đúng nghĩa, có thể làm cho tôi yên tâm là cô ta hết lòng vì tôi.

Nếu thế thì chúng ta ly dị đi. Sau đó anh có thể tìm được người mà anh muốn. Anh có nhiều điều kiện lắm mà.

Hiệu Nghiêm đến bàn lấy điếu thuốc. Anh định châm lửa. Nhưng thấy vẻ mặt khó chịu củacô, anh lại thôi:

Xin lỗi!

Thuý Văn dịu lại:

Tôi sợ bị khói thuốc vướng lên tóc lắm, nếu được anh làm ơn đừng hút thuốc trong phòng.

Tôi hứa.

Bây giờ trở lại chuyện đi. Tôi muốn ly dị, anh có đồng ý không?

Cô bỏ tư tưởng đó đi.

Giọng Thuý Văn hấp tấp:

Không, không bao giờ. Nếu anh không đồng ý, tôi sẽ chống đối đến cùng. Bây giờ tôi đã khôn hơn trước rồi, anh không đàn áp được tôi nữa đâu.

Tôi không hèn đến nỗi đàn áp phụ nữ, nhất là với vợ tôi.

Không đúng, tôi không phải là vợ anh, và anh cũng không coi tôi như thế, tôi chán sông thế này lắm rồi và chỉ muốn ly dị thôi.

Thấy anh lặng thinh, cô nói như hăm doạ:

Nếu anh cố tình hiếp đáp tôi, tôi sẽ nhờ luật sư:

Hiệu Nghiêm có vẻ dửng dưng:

Đừng nóng nảy như vậy.

Tôi không nóng nảy. Tôi chỉ bảo vệ mình thôi. Tôi không còn là con nít nữa, anh và ba tôi không uy hiếp được tôi đâu.

Hiệu Nghiêm có vẻ chú ý cách nói của cô ;

Cô bảo ba cô uy hiếp cô à? Cô tưởng tượng thêm cái gì vậy? Có thật sự là cô bị ba cô áp đặt không?

Thuý Văn im lặng. Hơi hối hân vì đã nói ra điều đó. Từ lúc biết ông Nhị không phải là cha mình.. cô vừa đau khổ mất mát vừa nhẹ nhàng và cả mặc cảm. Cô cô giấu kín thân thế mình với mọi người, nhất là với Hiệu Nghiêm.

Cho nên khi thấy anh chú ý đến chuyện này, cô vội tìm cách lấp liếm:

Anh hỏi để làm gì, đó là chuyện riêng của tôi mà.

Nhưng cô đã sống trong nhà này, tôi có quyền biết những gì liên quan đến cô.

Thế tôi có tòm mò về chuyện riêng của anh bao giờ chưa?

Cô có thể hỏi, tôi sẳn sàng trả lời.

Thuý Văn hơi đuối lý.Cô tìm cách trở lại vấn đề lúc nảy:

Nói thế nào đi nữa cũng vậy, tôi muốn ly dị.