Nhật ký Đặng Thùy Trâm

Chương 19



Đằng sau cuốn Nhật KýNhật ký chấm dứt ở ngày 20.6.1970.

Hai ngày sau, ngày 22.6.1970 chị tôi hy sinh. Mải mấy tháng sau gia đìnhtôi mới biết tin dữ. Hôm đó là một ngày đầu đông, có mấy người khách đến gặp gia đình. Mẹ tôi ngã vật xuống giường, lặng đi không nói được câunào. Nhưng mẹ tôi không khóc. Mẹ tôi là một người phụ nữ ít nói, đầynghị lực và đầy lý trì. Có lẽ nỗi đau đã kết lại trong tim thành mộtkhối rắn chắc, kể từ đó mẹ tôi càng ít nói và hầu như tôi không thấy mẹtôi cười.

Giấy báo tử không nói rõ hoàn cảnh chị tôi hy sinh. Đồngđội cũng mỗi người nói một khác. Người thì kể trên đường về đồng bằngxin tiếp tế cho bệnh xá, chị tôi gặp ổ phục kích của Mỹ, chị báo độngcho đồng đội chạy thoát và ở lại yểm trợ rồi hy sinh. Người khác kể bệnh xá bị địch tập kích, chị hy sinh để bảo vệ thương binh. Có người lại kể toán công tác của chị có bốn người, hy sinh ba, chỉ còn một ngườithoát, đó là chị y tá Nguyễn Thị Rô. Cuộc chiến tranh quá khốc liệt, sựhy sinh diễn ra từng ngày từng giời chị tôi hoà lẫn trong trong muônngàn người đã lặng lẽ hy sinh vì Tổ quốc người ta có thể lẫn lộn trườnghợp này với trường hợp khác. Có một điều chắc chắn là chị tôi hy sinhtrong tư thế đương đầu với giặc. Một vết đạn sâu hoắm, ghim ngay giữatrán chị - điều này khi mẹ và tôi lên vùng núi Ba Tơ để đưa chị về, tôiđã nhìn thấy. Anh Tâm, Bí thư Huyện uỷ Đức Phổ hiện nay cho biết anhđược nghe kể lại trước khi hy sinh chị còn hô vang Hồ Chí Minh muôn năm. Đả đảo Đế quốc Mỹ. Tôi cũng không rõ đó có phải là sự thật, hay chỉ làmột huyền thoại mà người dân Đức Phổ yêu thương chị kể lại cho thế hệsau nghe về một nữ bác sĩ người Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp đã chiến đấuvà nằm lại trên quê hương họ - trên mảnh đất Đức Phổ mà chị đã coi làquê hương thứ hai của mình.

* * *

Sau bao đêm Fred thức cùngNguyễn Trung Hiếu để đọc cuốn nhật ký thứ nhất, cuốn nhật ký cùng ngườiviết nên nó đã trở thành điều bí mật riêng của hai người lính. Tháng 10năm ấy, Fred lại có được một thông tin về tác giả cuốn nhật ký. Một đêm, trong khi chờ trận đánh mở màn, Fred ngồi cạnh một người lính MỸ. Haingười kể lại cho nhau nghe những trận đánh mà họ đã trải qua. Người lính nọ kể cho Fred nghe một trận đánh lạ lùng mà anh ta đã tham dự. Đó làmột trận đánh không cân sức giữa 120 lính Mỹ với một người phụ nữ. Anhta tả lại người con gái nhỏ nhắn với chiếc túi vải bạt trên người, trong đựng vài quyển sổ nhỏ có vẽ những sơ đồ vết thương và phác đồ điều trị. Fred sững sờ hiểu rằng anh đang được nghe kể về những giây phút cuốicùng của tác giả cuốn nhật ký đã ám ảnh anh mấy tháng nay. Liệu đó cóphải là sự thật?

Suốt bao nhiêu năm Fred băn khoăn với ý nghĩ ấy. Sau khi liên lạc được với gia đình tôi, Fred viết cho mẹ tôi bức thư sau:

20h 27, Chủ nhật 1.5.2005

Thưa bà Trâm.

Tôi mong rằng thư này sẽ không đem đến cho bà nỗi buồn mà chỉ là niềm tựhào của một người mẹ đã sinh ra một người con gái rất đặc biệt. Tôi cầnphải nói lại với bà điều mà bao năm qua tôi vẫn tin. Đó là trường hợp hy sinh của con gái bà. Tôi đang ngồi chờ một trận đánh cùng một đơn vịlính Mỹ. Ngồi bên cạnh tôi là một người lính và chúng tôi nói với nhauvề những trận đánh đã từng tham dự. Người lính đó kể cho tôi nghe về một trận chiến đấu lạ lùng giữa đơn vi của anh ta gồm 120 người đàn ông với một người phụ nữ. Đơn vi của anh ta gặp nhiều lều trại trong rừng sâutrên vùng núi phía tây huyện Đức Phổ. Ngay Lập tức có một người nổ súngvào họ. Người lính thấy rõ nhiều người đang chạy trong rừng để trốnthoát và muốn bắt họ, vì thế họ kêu gọi người đang bắn hãy đầu hàng,nhưng đáp lại lời kêu gọi đầu hàng là thêm rất nhiều viên đạn bắn vàohọ. Đây là một người rất anh hùng bởi vì lính Mỹ được trang bị rất nhiều vũ khí vậy mà phải khá lâu mới có thể chặn lại một tay súng duy nhất.Khi thấy bị bắn tiếp, lính Mỹ bèn bắn trả và tay súng kia trúng đạn.Nhưng toán lỉnh Mỹ không bắt được ai khác nữa. Khi đến được nơi ngườikia nằm toán lính Mỹ nhận thấy người đó đang bảo vệ các bệnh nhân trongmột bệnh viện. Trên xác người phụ nữ đó có một khâu CKC và một cái túivải bạt đựng vài cuốn sổ và sách vở.

Trong chiến tranh nhiệm vụ củatôi là kiểm tra tất cả các giấy tờ tài liệu bắt được của địch. Nhữngđiều người lính đó kể cho tôi nghe chắc chắn là cái chết của người phụnữ có cuốn nhật ký tôi nhận được ít lâu sau khi chị hy sinh. Trong thờigian đó không có một tài liệu nào khác giống như người mình mô tả, vìthế tôi tin chắc mình đã được nghe người lính nọ kể về cái chết của tácgiả cuốn nhật ký. Đó là cuốn nhật ký thứ hai của bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Các con gái bà kể rằng một tháng sau ngày cuối cùng ghi trong cuốn nhật kýthứ hai thì Thùy Trâm hy sinh trong một trận đánh. Và nhờ một người bạndẫn đường chỉ nơi chôn cất gia đình đã mang hài cốt chị từ Quảng Ngãi về vào năm 1979.

Có đúng chị nằm trên một dãy núi cao ở miền tây ĐứcPhổi Và các bạn của chi có kể lại chị đã hy sinh ra sao không? Suốt 35năm nay tôi vẫn nghĩ rằng chắc chắn bác sĩ Đặng đã chết đúng như chịsống, hoàn toàn không vị kỷ, hoàn toàn dâng hiến.

Nếu tôi có xâmphạm vào riêng tư của bà thì cho phép tôi xin lỗi và mong không có điềugì xấu cả. Tôi đã mang điều này trong lòng quá lâu và tôi vẫn đang đitìm câu trả lời.

Nhận được thư của Fred, mẹ tôi vội gọi điện hỏi lạianh Lê Văn Chương - người cùng công tác trong bệnh xá Đức Phổ về địađiểm chị tôi hy sinh. Anh cho b;ất nơi chị tôi ngã xuống chỉ cách bệnhxá có năm mươi mét. Hôm đó anh cũng đi công tác, mãi hơn một tháng saumới về và chỉ được nghe kể lại rằng chị tôi vừa ra khỏi bệnh xá để đicông tác xuống đồng bằng thì phát hiện có địch chị nổ súng ngay báo hiệu cho các bạn và chiến đấu giữ chân chúng. Mọi người thoát được hết, toán lính Mỹ kia vẫn năm lại phục thêm ba ngày nữa mới rút lui.

Chị tôi được đồng bào dân tộc địa phương và đồng đội chôn cất ngay tại nơi chị ngã xuống, trên một đỉnh dốc của sườn núi Ba Tơ.

Nghe tôi kể lại những chi tiết ấy, Fred viết cho mẹ tôi

9h44, Thứ hai, 2.5.2005

Thưa bà Trâm.

Và giờ đây thắc mắc của tôi đã được giải đáp. Trận đánh mà người lính nọtả lại cho tôi đúng là điều đã xảy ra. Con gái bà đã một mình chiến đấuvới 120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. ở bất cứ đất nước nào trên thếgiới điều đó đều được gọi là ANH HÙNG và những người anh hùng đều đượctất cả mọi người tôn kính, dù người đó là đàn ông hay đàn bà. Thế giớiphải được biết về sự đũng cảm của con gái bà và mãi mãi học hỏi đượcđiều gì đó từ tình yêu và những suy nghĩ của chị.

Hôm qua tôi cùngmẹ, vợ và con gái đi ăn tiệm. Em trai tôi và vợ nó cũng đi cùng. Em trai tôi là Michaël, thời gian chiến tranh nó rất nóng lòng muốn được sangViệt Nam tham chiến. Nhưng cha tôi, một sĩ quan Hải quân cao cấp, lạikhông muốn đưa cả ba con trai sang Việt Nam. Lúc đó anh trai tôi và tôiđã ở Việt Nam rốt. Vì thế ông đã dùng các thế lực chính trị của mình đểMíchael không tham gia vào cuộc chiên. Michael rất tức giận vì ch quyệnấy. Nó vẫn tiếp tục trở thành một sĩ quan quân đội và mới về hưu nămngoái với hàm Đại tá sau 34 năm phục vụ trong Không lực. Hôm qua lúc ởtiệm ăn nó sẵng giọng nói với tôi rằng thoạt tiên nó rất phản đối nhữngviệc mà Robert và tôi làm đối với hai cuốn nhật ký của con gái bà. Nótức giận trước hành động của chúng tôi. Tôi hiểu. Dẫu sao nó cũng chưatừng phai nếm vị mặn của chiên tranh. Nó chưa từng biết đến cảm giác nát tim khi nhìn thấy những người lính ngã xuống trên trận điạ. Vì thế nómới tức giận. Nhưng trong bữa ăn với mẹ tôi, nó hiểu ra hành động củachúng tôi. Một người mẹ nhân thiệt phải được biết về cuộc đời và nhữngsuy nghĩ của con gái mình. Vậy là nó chấp nhận. Tôi nghĩ thật buồn biếtbao vì nó không biết được Thùy Trâm đã dạy chúng ta những gì. Nó khôngnhìn thấy những gì tôi đã nhìn thấy. Nó và biết bao nhiêu người khác chỉ nhìn thấy vầng hào quang của chiến tranh mà không cảm thấy sai trái đến thế nào khi một dân tộc này đi xâm lược một đất nước khác. Biết baocuộc đởi đã bị huỷ hoại Nhưng nó là một người lính.

Những lúc khônghành nghề luật sư hay khoa học, tôi trở thành một người làm vườn. Nhữnglúc làm việc trong vườn chăm sóc những bông hoa, tôi có thể nghĩ triềnmiên hàng giờ về những chuyện như thế. Hôm qua những ý nghĩ của tôi tràn đầy về Thùy Trâm. Tôi vẫn thắc mắc. Và hôm nay, một bông hoa đẹp từ HàNội đã trả lời bao câu hỏi ngày hôm qua của tôi. Thùy Trâm đúng là người như tôi nghĩ. Chị đã chết đúng như tôi hình dung qua câu chuyện của tôi với người lính nọ bao nhiêu năm về trước. Và giờ đây tôi đã biết.

Và bật khóc để biết.