Lý Triều Loạn Thần Tặc Tử

Chương 368: Chúng Tiên Đài.



Bắc Doanh các lộ quân sáng sớm đã tụ tập đông đủ, đoàn người của Đỗ Anh Vũ đến không tính sớm cũng không phải quá muộn.

Ít nhất Kiều gia quân vẫn còn chưa có tới!

Lần trước xuất hiện cho chút đột ngột, hiện tại chư vị tướng quân lần nữa nhìn thấy Đông Hải doanh khiên giáo chỉnh tề, giáp trụ ngay ngắn xuất hiện thì ngoại trừ Lê, Thân hai vị ra thì tất cả đều khẽ động dung.

Tại chỗ Dương gia Phú Lương quân, Dương An Khánh nhìn thấy đoàn người của Đỗ Anh Vũ đi tới, liếc mắt nhìn lên những lá cờ xa lạ, lập tức biết đây chính là kẻ mà tiểu nhi tử nhắc tới ngày trước.

Lúc đầu lão còn chẳng mấy bận tâm về một tên nít ranh, thế nhưng nay nhìn thấy trang bị của đối phương thì lòng liền nảy sinh hứng thú, lão quay sang chỗ Dương Tự Minh, hỏi:

- Tự Minh, Đỗ Anh Vũ kẻ này người hiểu rõ không?

Dương Tự Minh đang một tay chấp kiếm, nhắm mắt dưỡng thần, chợt nghe lão Dương hỏi thì từ từ khai nhãn nhìn sang, suy nghĩ một chút rồi lắc đầu, thẳng thừng đáp:

- Ta cùng hắn không mấy quen thuộc, chỉ biết kẻ này rất cổ quái!

- Cổ quái sao?

Hiểu con không ai bằng cha, đối với Dương Tự Minh mà nói, hắn đánh giá người khác chỉ có phân làm hai loại, một là lợi hại, hai là không lợi hại.

Bình thường là vậy, hiện tại Dương An Khánh lại có thể nghe thấy con trai mình cho ra đáp án khác cũng là điều hiếm gặp.

Dương Tự Minh trầm ngâm thêm một chút, sau thì nói tiếp:

- Phụ thân, hắn cũng biểu tỷ thân thuộc, ngài muốn biết thêm thì có thể hỏi qua nàng!

Dương An Khánh nghe vậy thì khẽ gật đầu, không nói gì thêm nữa.

Đỗ Anh Vũ lúc đi tới chỗ giáo trường trung tâm cũng thấy không ít người quen, bản thân chủ động dâng lên khuôn mặt cười, chạy lại chào hỏi một phen.

Thân Văn Nghị cùng Lê Viễn Sơn đều mỉm cười nhẹ, gật đầu xem như đáp lại.

Duy chỉ có Lưu Ba là nhiệt tình nhất, chủ động kéo hắn ra hỏi thăm vài câu xã giao.

Đỗ Anh Vũ mấy ngày cuối chẳng ra khỏi lều trường, coi như hiện tại được Lưu Ba bổ xung thêm kiến thức.

Lần này ở Bắc doanh tổng số binh tốt vậy mà ngót nghét gần 3000 người, trong đó số lượng quân của các nhóm sứ quân chưa đầy 1000, số còn lại tất cả đều là bộ binh trực thuộc Lưu Khánh Đàm chỉ huy.

Theo sắp đặt thì mỗi một sứ quân lúc tiến vào kinh ngoài trừ quân của mình ra thì còn phải mang theo bộ binh của Bắc doanh đi kèm, nói gia tăng uy thế nhưng ai mà chẳng biết cái này là biến tướng phòng ngừa có người muốn âm mưu làm loạn.

Đỗ Anh Vũ cũng không ngoại lệ, quân của hắn cũng sẽ có thêm 200 bộ binh theo sát, mà người chỉ huy nhóm này không ai khác lại chính là Lưu Ba, nhìn họ Lưu hai tay chống hông ngửa đầu cười khà khà, Đỗ Anh Vũ mặt liền mộng bức, không hiểu thằng cha này vì sao lại vui vẻ đến vậy?

Chẳng lẽ được đi theo ta ngươi liền hạnh phúc như vậy sao?

Đại nhân, ngươi còn là đại quan của triều đình đấy!

Lưu Ba chẳng quản Đỗ Anh Vũ dùng ánh mắt cổ quái nhìn mình, hắn kéo Đỗ Anh Vũ đi ra giới thiệu 200 binh tốt, sau thì chỉ đến một gã nam nhân mặc giáp da đứng ở giữa đang điều phối quân đoàn, nói:

- Vị này chính là chỉ huy La Khải.

Lưu Ba tiếp tục quay sang chỗ La Khải, giới thiệu:

- Đây là Đỗ sứ quân.

Họ La cùng Đỗ Anh Vũ bốn mắt chạm nhau, chắp tay miệng nói hạnh ngộ, đầu thì không ngừng đánh giá đối phương.

Ấn tượng của La Khải đối với Đỗ Anh Vũ chỉnh là khôi ngô to khỏe, uy vũ bất phàm, có điểm giống với Phạm Thiết Hổ, tự nhiên chẳng thể cao lớn như Trần Kình hay Nông Chí Cường được.

Còn về phần La Khải, nếu là bình thường, hắn sẽ không để một thằng nhóc con ông cháu cha vào trong mắt, thế nhưng nếu kẻ đó lại là người mà chủ nhân hắn, tiểu Hầu gia Lý Dương Quang coi trọng thì lại là một việc khác.

Không sai, La Khải chính là kẻ chỉ huy Tứ Hải Minh đánh giết Tây Xưởng Vệ đêm hôm đó.

Hắn tiền thân là người của Phụng Thánh Vệ, sau vụ việc sứ thần Chiêm Thành bị ám hại liền nhập ngục, được tiểu Hầu gia mang ra bên ngoài.

Ngoài ra hắn còn là em trai của La Chân, gã thuộc hạ thân tín đã hi sinh của Lưu Khánh Đàm trong cuộc chiến tại Ma Sa Động năm ngoái, lúc Lưu Khánh Đàm biết La Khải là em của La Chân thì lập tức nhận hắn về trong doanh, xem như là bù đắp lại tiếc nuối của hắn đối với La Chân ngày trước.

La, Đỗ hai người chỉ nhàn nhạt giao lưu cho có lệ rồi tách ra, Đỗ Anh Vũ theo Lưu Ba tiến lên chào hỏi đám đại lão khác.

Hà Vĩnh Lộc có chút câu thúc, giống như bị người xa lánh đứng tại một góc, Lưu Khánh Đàm thì cùng Dương lão nhân đứng trò chuyện, thấy Đỗ Anh Vũ tới thì cũng chỉ nhạt nhẽo xa giao đối thoại vài câu.

Lúc này, Kiều Liễu Thanh còn hàng này mới mang người của mình hấp tấp chạy tới, nhìn tên này hôm nay khoác lên giáp trụ cũng có chút oai phong, nhưng đến khi nhìn thấy cái áo lót bên trong của hắn vẫn là màu nõn chuối thì Đỗ Anh Vũ chán hẳn.

Chấp niệm là quá lớn, tên này phẩm vị thời trang chính là không thể cứu nổi.

Nhìn thấy họ Kiều, đột nhiên Đỗ tiểu tử lại nghĩ tới một vị huynh đệ khác của mình ở phương xa là Phí Công Tín, nếu hai kẻ này đứng chung một chỗ, hẳn sẽ tạo thành một cặp ngưu quỷ thần xà, một tổ hợp xấu xí thú vị.

Kiều Liễu Thanh không biết Đỗ đang nghĩ xấu về mình, vẫn thoái mái chạy tới khoác vai bá cổ hắn, Tứ Hoàng Tử trong lốt một tên tiểu binh cũng đi theo sát họ Kiều, nhìn thấy Đỗ Anh Vũ thì bẽn lẽn cười, gật đầu cái nhẹ.

Khi thấy mọi người đã có mặt đông đủ, Lưu Khánh Đàm ra hiệu lệnh toàn quân nhổ trại xuất phát về kinh.

Theo sắp xếp bàn đầu thì sẽ là Lưu Khánh Đàm cùng Dương gia quân đi thành nhóm đầu, Lê Viễn Sơn cùng Hà Vĩnh Lộc theo ở phía sau, cuối cùng là Thân Văn Nghị, Đỗ Anh Vũ cùng Kiều Liễu Thanh.

Cái này là sắp xếp theo số lượng quân mà các vị sứ quân lần lượt mang theo bên mình.

Dương gia đông đảo nhất đi đầu, Đỗ Anh Vũ ít nhất đi cuối.

Đại quân vừa xuất phát, cờ xì giăng lên, trống trận kèn hiệu liền nổi, Đỗ Anh Vũ cùng Kiều Liễu Thanh hai quân đứng chung một chỗ, không so sánh thì không có thương đau, nhìn về mã ngoài để nhận xét thì nếu gọi quân của họ Đỗ là chính quy thì quân của họ Kiều như một đám nghĩa quân tự phát, không những thế, Đỗ Anh Vũ còn cố tình mang theo một chiếc xe ngựa xa hoa, Kiều Liễu Thanh cưỡi ngựa đi theo bên cạnh thì chẳng khác nào một gã thủ vệ binh sĩ theo hầu cả.

Con mẹ nó!

Kiều Liễu Thanh hắn chửi thề một tiếng, tự giác thúc ngựa tránh xa ra khỏi phạm vi Đông Hải quân đoàn để tránh mất mặt xấu hổ.

Đỗ Anh Vũ cũng chẳng cần thêm họ Kiều để gia tăng uy thế cho mình làm gì, hiện tại ở bên cạnh hắn có Lưu Văn Tiến, Phạm Thiết Hổ, Nông Chí Cường cung Trần Kình thúc ngựa đi tại bốn góc, kẻ nào kẻ nấy tướng tá đều phá lệ oai hùng, khí phách kinh người đến độ lúc Lưu Ba cùng La Khải mang quân chạy tới nhập đoàn cũng phải kinh hãi một phen.

Rốt cuộc thằng nhóc này lôi đâu ra một đám hung thần ác sát này?!

Kinh ngạc lớn nhất dĩ nhiên là La Khải, vì hắn cảm nhận ra 4 tên ở đây không có tên nào kém mình cả.

Thậm chí bên trong cỗ xe ngựa còn có truyền ra một khí tức mạnh mẽ đến độ họ La cũng không dám mạo hiểm thăm dò!

"Quả nhiên là kẻ được Hầu gia coi trọng liền không tầm thường!"

La Khải tự nhủ một câu rồi cẩn trọng điều phối bộ binh di chuyển.

Mà bên trong xe ngựa, Đỗ Anh Vũ cả ngừa nằm ngửa, gối đầu lên đùi mềm của Hoa Nương, mặc cho nàng giúp hắn matxa đầu óc.

...

Quân đội đi chuyển về kinh, bốn phía dân chúng nhìn thấy đều nhao nhao nhường đường, ai nấy trông thấy cũng đều phải suýt soa Đại Việt quân đội uy mãnh vô song, người người khí thế như hổ.

Mấy canh giờ sau, quân đội đi tới công thành phía Bắc, đám thủ vệ binh nhìn thấy chính quy quân đội thì giống như dê non thấy lão sói, nuốt lấy một ngụm nước bọt lắm ba lắp bắp.

Đột nhiên, một bàn tay từ phía sau gõ lấy cái đầu của một tên tân binh đang sợ hãi mặt vàng như nghệ, gã tiểu binh quay đầu nhìn lại thì lập bị tên chỉ huy đang hùng hổ phía sau quát nạt:

- Mẹ kiếp! Đều là người mình cả, các ngươi sợ hãi cái rắm chó gì?!

Nói xong, gã chỉ huy lập tức thu hồi bộ dạng nghiêm khắc, biến thành liếm chó vẫy đuôi chạy đến chỗ Lưu Khánh Đàm xoát điểm tồn tại.

Đám tiểu binh lúc nhìn thấy biểu hiện của chỉ huy liền nghẹn họng thầm nghĩ

“Gã chỉ huy mới này không biết liêm sĩ, so ra liền chẳng bằng một góc Vệ Nam chỉ huy năm xưa, không, phải nói là đến lão Hà cũng chẳng bằng, haizz, thật không biết hai người bọn hắn hiện tại đang ở chốn nào rồi?!”

Thời gian gần đây kinh thành dân chúng trở nên đông đảo bất thường, bởi lần này thọ lễ của Bệ Hạ diễn ra khác với mọi năm, thay vì tổ chức đơn giản tại Điện Thiên An thì Bệ Hạ lại chủ động cho xây một cái Chúng Tiên Đài ngay phụ cận Tây Hồ, gần với Trấn Vũ Quán, việc này đã sớm quyết định từ hai tháng trước, Công Bộ cũng chuẩn bị đầy đủ nhân lực cùng vật lực, ngày đêm chạy deadline, miễn cưỡng xem như hoàn thành.

Chúng Tiên Đài xây thành hình kim tự tháp, gỗ đá kết hợp, dựng làm 9 tầng, mỗi tầng cao đến 1 trượng, tổng chiều cao khoảng 30 mét, bốn phía bậc thang xoay vòng hình xoắn ốc, trải thảm đỏ tươi chờ người bước đi lên.

Đỉnh đài khoảng rộng khoảng gần 5 trượng vuông, sơn hình thái cực đồ, bốn phía cột gỗ khắc hình tứ linh, chính giữa đặt tượng Ngọc Đế cùng lư đồng để làm lễ bái thần.

Tại các tầng bên dưới, mỗi tầng đều có các loại tượng gỗ điêu khắc thiên binh thiên tướng, tiên nga tiên đồng khác nhau, khi mặt trời vừa lên, chúng dân quy tụ nhìn thấy Chúng Tiên Đài liền không khỏi khiếp sợ, cảm tưởng như thật nhìn thấy thiên thần hạ phàm vậy.

Bình thường hiếm thấy đạo sĩ đi đường thì hôm này dường như tất cả đều lần lượt hiện thân, thân khoác đạo bào, ngước mắt nhìn lên cái đài này mà nở mày nở mặt.

Đạo gia cuối cùng cũng đợi được đến ngày chuyển cơ.

Đương nhiên bọn hắn cũng chỉ có thể đứng tại vị trí của thứ dân, đứng sát ở bên ngoài rào chắn, không được phép tiến vào, thế nhưng chỉ cần như vậy là đủ.

Ý tứ của Bệ Hạ truyền ra là muốn cho dân chúng kinh thành bất kể là ai cũng có thể đến quan khán đại lễ, để hoàng gia gần với dân chúng hơn, đây là cơ hội cả đời có một, vậy nên bất cứ ai có cơ hội đều chạy tới cung chúc Bệ Hạ một phen.

Quân là thuyền, dân là nước, nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền, đối với bất cứ một vị quốc quân nào thì việc khống chế dân tâm chính là tối quan trọng.

Không thể quá mức gần gũi, càng không thể quá mức xa cách.

Đối với việc này, Nhân Tông Bệ Hạ có lẽ là một vị quân vương hiếm hoi trong lịch sử có thể chưởng khổng dễ dàng.

Đỗ Anh Vũ từng xuy xét, trong giai đoạn Bách Niên Thịnh Thế thời Lý, thời của Nhân Tông trị vị chính là cực thịnh.

Dù không có khai cương thác thổ mở rộng bờ cõi, nhưng có đủ lực để đánh một trận khiến phường ngoại bang khiếp sợ, thế nước mạnh mẽ, nội tình Đại Việt lại được phát triển đồng đều ổn định, dân chúng trải qua một thời đại thái bình thịnh trị lúa thóc đầy kho.

Nhân Tông, con của Thánh Tông, cháu của Thái Tông, ba đời Long phụ không sinh cẩu tử.

Đáng tiếc, Nhân Tông vô hậu, Lý thị đời sau đã không bằng đời trước, nếu không có lẽ mọi chuyện đã khác.