Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 759



Pháo Đại Việt có cùi so với pháo hiện đại là do nhiều yếu tố như khoá nòng, rãnh khương tuyến, thuốc nổ kém …

Nhưng có kém thì kém nhưng cối Đại Việt vẫn có thế bắn trên 350m .. đó là cối Đại Việt phiên bản nhỏ dành trang bị cho các nhánh không phải quân trung ương.

Thậm chí pháo cối chính thức của Đại Việt tầm bắn có thể lên đến 700-800 với pháo nòng dài 1,2m…

Thôi không lan man nói về Đại Việt khi này bên cánh phải nơi quân Busan do Ngô Thanh Lâm chỉ huy đáng tiếc không có pháo và cối do đổ bộ sai lầm, vì chớp thời cơ cho nên Ngô Thanh Lâm không chờ đợi hoả lực mạnh yểm trợ từ xa mà quyết định tấn công.

Toe toe toe tò te tí…

Tung tung tung…. Tung tung tung …

Đùa cái gì vui, quân Busan hành quân đầy tính nghệ thuật vì có mấy tiểu đội kèn trống giữ nhịp. Kèn là kèn Trumpet.

Không khó để đặt mua một cái kèn dạng này từ Chola. Những thứ quỷ này đã có mặt ở Châu Âu 1500 TCN. Từ đó công tượng Đại Việt sao chép lại không quá khó khăn mà nhân rộng lên.

Sở dĩ Ngô Khảo Ký dùng loại này Kèn vì tiếng vang xa, có khí thế một chút. Chứ tù và hoài cũng đơn điệu…

Tiến quân đội ngũ với kèn Trumpet cùng trống gõ nhịp lại khá khí thế, đều đặn….

Rập rạp… rập rạp… rập rap…

Đám Busan hoả mai binh đi trước, bọn này bồng súng trên tay lúc nào cũng có thể tiến vào trạng thái ngắm bắn….

Kỵ binh của nhà Reizei no đều là những võ sĩ chuyên nghiệp thực sự tinh nhuệ, họ chỉ có một điểm yếu đó là không quen lối đánh đồng đội, chỉ quen thách đấu cùng đơn đấu do đó gặp phải một đội quân kết thành đội hình như thùng sắt đang từ từ ép tới khiến cho bọn họ bối rối vô cùng....

“ Tấn công vào cánh....” Sau một hồi suy nghĩ, người chỉ huy tạm thời của nhà Reizei no quyết định một chủ ý sáng suốt.

Hắn đàu tàu gương mẫu phóng ngựa vẽ một vòng lớn về cánh trai của phương trận quân Busan... một đám hơn trăm kỵ cầm trường thương Yari điên cuồng lao theo. Đây cũng được coi là chiến mã khá tốt nhưng chỉ thuộc dạng chiến mã hạng ba của Bắc Nguyên mà thôi. Nói chung Đảo Nhật Bản khá khó phát triển chiến mã đông đảo được. Hơn trăm kỵ binh đã là khá cường đại ở nơi đây.

Hành động của quân Nhật Bản dĩ nhiên không thể qua mắt được Ngô Thanh Lâm hắn điều thêm một đại đội súng hỏa mai cùng một đại đội trường thương về cánh trái tăng cường.

Phải chắc chắn một chuyện rằng từ khi chuẩn hoá quân đội một cách toàn diện, phân rõ các cấp đoàn đội, lệ thuộc, phối hợp cũng như chuẩn hoá các cấp bậc chỉ huy. Việc điều hành hay chỉ đạo một đội quân như vậy sẽ thuận tiện hơn rất nhiêu

So với trận đánh ở Hành Dương- Ngô Khảo Ký lúc đó phải cực kỳ vất vả điều hành quân đội thì lúc này Ngô Thanh Lâm làm chuyện này dễ dàng hơn nhiều.

Tất nhiên không thể so sánh khập khiễng khi mà Ngô Khảo Ký lãnh đạo một đội quân nhiều gấp 30 lần chỗ này. Vậy nhưng phải thống nhất rằng nếu lúc đó quân Đại Việt đã chuẩn hoá hoàn toàn thì việc điều quân, phối hợp sẽ tốt hơn nhiều.

“ Yahhhaaa yhaaa…”

“ Giết….”

Một đám kỵ binh Nhật Bản lao tới, nói cho đúng thì thời này ở Nhật Bản chỉ có quý tộc giàu có mới có kỵ binh và nó là lực lượng cường đại nhất trên bộ theo ý nghĩ của họ.

Những trận chiến lấy ít địch nhiều của kỵ binh trong các cuộc chiến lẻ tẻ giữa các gia tộc Nhật Bản như càng thêm khẳng định luận điểm trên.

Kỵ binh lao trên nền cát tuy không gây ra tiếng vang lớn nhưng cát đất tung toé , khí thế hung hung cũng làm cho tân binh Busan khá khiếp sợ.

Tất nhiên bọn họ Busan quân khi luyện tập cũng bị cả ngàn Kỵ binh Đại Việt xông trận cho nên cũng quen thuộc, thận chí khí thế của đám Kỵ Binh Nhật Bản không sánh bằng, cho nên các Tay súng Busan có sợ hãi run rẩy nhưng không đến mức mấy hết tinh thần.

“ Đội hình xạ kích ba đoạn…. Nhanh tập hợp…”

“ Ba đoạn xạ kích mau tập hợp…”

“ Trường thương binh chuẩn bị….”

Các sĩ quan liên lục nhắc nhở lên tiếng chỉ đạo , họ phóng ngựa qua lại xung quanh các trận địa để kiểm tra….

“ Quân Nhật Bản xung Kỵ theo đội hình gì thế này?”

Một sĩ quan chỉ huy đại đội các tay súng Busan ngồi trên chiến mã nheo mắt mà nhìn… hắn không lạ gì với các chiến thuật kỵ binh xung trận , nhưng hắn không thể định nghĩa được đội hình của Nhật Bản đang dùng là gì.

Có trường thương kỵ, lẫm trong đó có cả trường đao kỵ, lại cũng có kỵ cung thủ. Quan trọng là ba loại kỵ binh này lại trộn lẫn với nhau. Cho nên Sĩ quan này vẫn chưa nhìn ra được chiến lược Kỵ binh Nhật Bản là thuộc thể loại nào, nhưng thuộc cái thể loại nào cũng không quang trọng gì bởi lẽ cách phòng ngự của Súng Hỏa Mai Binh sẽ không thay đổi.

Hỏa Mai Binh của Đại Việt đã vào vị trí, có điều họ kêu là bắn tam đoạn nhưng cả ba hàng đều là đứng cả, không thấy ngồi nằm bò cái gì.

Thông qua thử nghiệm cùng huấn luyện thì Ngô Khảo Ký cho ra một kết luận.

Ngồi nằm bò tam đoạn chỉ thích hợp cho súng đấu súng, súng đấu cung, không hề thích hợp súng hỏa mai đấu kỵ.

Đơn giản thôi, vì Đế Chế Đại Việt là bọn thuộc hàng ngũ dùng kỵ đứng đầu khu vực lúc này cho nên rất hiểu về Kỵ binh tấn công kể cẩ Cung kỵ, Nỏ kỵ, Thương Kỵ.

Về Cung Kỵ nỏ lỵ không có nhiều điều để bàn, nhưng Thương Kỵ xung trận cần phải bàn bạc, thương kỵ kỵ xung trận bắt đầu chạy nước kiệu từ khoảng cách 150m đối với ngựa tốt, 200m đối với ngựa loại kém, hoặc giả bọn này tăng tốc sẵn từ trước trong những trường hợp nhất định, tất nhiên tăng tôc từ trước sẵn thì cũng không khac biệt lắm, thường thì ngựa mệt sẽ có vận tốc chậm hơn khi va chạm.

Nói chung là súng hỏa mai có thể sát thương trong khoảng 100m cho nên cóc cần quan tâm ngoài trăm mét đám kỵ binh làm quái gì. Nhưng bài học nhiều lần thử nghiện đó là trong khoảng 100, đối với kỵ binh được huấn luyện tốt, bọn họ có thể vượt qu hỏa lực trong khoảng 7-9 giây.

Mà tốc độ lên đạnh nhanh nhất của súng hỏa mai là 3 lượt một phút tức là ít nhất 20s một lần lên đạn, cho nên thực tế không có cơ hội để Súng Hỏa Mai binh bắn lượt thứ hai.

Đã không có cơ hội bắn lượt thứ hai thì bắn xong chạy ngay theo khe lui về sau trường thương thủ xếp phía sau mới là thượng sách.

“ Chuẩn bị... kiểm tra thừng mồi” Chỉ huy các nhánh đại đội hét lớn đồng thời cũng phất còi chỉ huy, mỗi tên sĩ qua đều có mũ tua đỏ trên đàu vẽ thành một chữ U úp ngược, nhưng nếu tinh ý sẽ thấy những chữ u tua đỏ này có độ dài khác nhau, thậm chí sĩ quan cấp thấp chỉ có một nhúm đỏ trên đầu thôi. Bọn hắn những sĩ quan chịu tránh nhiệm chính mỗi đại đội đang quán sát thật kỹ đám kỵ binh đang lao đến để truyền đạt mệnh lệnh. ( quân hàm có nhưng rất khó nhìn trên chiến trường nên phải dùng các trang trí dễ nhìn hơn nưa tua đỏ mũ, dải đuy băng cầu vai).

Một đám Busan xạ thủ cúi đầu phù phù thổi vào thừng mồi dàm rụng đi những tàn tro còn bám lại, chỉ còn đốm lửa đỏ rực đang leo lắt , kiên cường bám lấy sợi dây.

“ Mở khóa mồi.... ngắm bắn....” các đại đội trưởng cũng tự mình rút ra súng lục bên hông, miệng không ngừng chỉ đạo chiến thuật.

Ba đại đội mỗi đại đội đã xếp thành ha bàng ở cánh trái, các tay súng Busan thực sự hồi hộp và sợ hãi, nhưng nói thật thời gian ba tháng qua họ bắn súng còn nhiều hơn ăn cơm. Mỗi ngày bắn đến cánh tay tê dại không đưới 30 viên đạn. Đây chính là tiền, dùng tiền đập vào để bù đắp sự thiếu hụt kinh nghiệm chiến trường, chỉ có vũ khí nóng mới làm được điều này một cách nhanh nhất. Tất nhiên nỏ Đại Việt có thể làm được tương tự và có chất lượng tương đương hoặc vượt hơn một chút súng hỏa mai. Nhưng về tương lai phát triển súng ống vẫn là đào thải vũ khí lạnh.

Tân binh bắn đến hơn 300 viên đạn thật sẽ trở thành – tân binh chuyên nghiệp, mà bắn đến 1000 viên đạn thì kỹ năng bắn, tra đạn sẽ gần như trở thành bản năng, có thể san lấp khá nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Tức là đám này dùng tiền có thể xây nên một đội quân có sức chiến đấu trong thời gian ngắn.

Điều này không thể làm với trường thương hay đao thuẫn binh, hai cái binh chủng này không thể chỉ có dùng tiền đã đủ xây dựng tốt, cần dùng máu của chính binh sĩ cùng rất nhiều thời gian để hình thành một đội quân mạnh mẽ.

“ Bắn...” lần lượt các đại đội trưởng la hét gào rú, bọn hắn vốn là chỉ huy nỏ binh, khả năng đọc tình huống, ước lượng khoảng cách cực tốt. Cho nên từ chỉ huy một đội cùng nỏ biến thành chỉ huy môt đội Súng Hỏa Mai binh rất dễ ràng.

Đây chính là điểm mạnh của Đại Việt khi phát đã phát triển một lượng nỏ binh siêu lớn, từ đó họ sẽ có đầy đủ một đám chất lựng Súng Hỏa Mai trong một thời gian cực ngắn nếu cần phải làm.

Pằng.... phằng.... phằng.....

Tầm trên dưới 90 mét khoảng cách áp lực của kỵ binh gây nên chưa đủ mạnh, nhất là số lượng kỵ binh hơi ít của Nhật Bản không gây nên cảm giác rời non lấp bể, vạn mã bôn đằng, cho nên đám tân binh xạ thủ Busan vẫn có thể tốt đẹp xạ kích...

Những đường đạn thẳng căn lao vun vút trong không khí, dĩ nhiên ngoài 70m thì độ chính xác ... không đo lường nổi, song bắn vào một đám đông vật thể như kỵ binh dàn hàng thì không thể trật bao nhiêu.

Rất ít viên đạn lao xuống đất, các tay súng Busan đã luyện tập bắn đạn thật số lượng quá nhiều để bị phạm sai lầm này. Thước ngắm hiện đại lại được căn chỉnh tinh tế cho khoảng cách trăm mét, cho nên tỉ lệ trúng đích rất cao.

Ba đại đội hàng đầu tổng cộng 90 tay súng gần như đồng loạt nhả đạn.

Một dàn tiêng xì ... xì ... xì... rồi pang pang pang như pháo rang vang lên rộn rã.

Nhưng đây là âm thanh của tử thần vẫy gọi...