Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 758



Nhìn vẻ mặt méo mó xấu hổ, lại thêm phần sợ hãi bị trách phạt của của tên sĩ quan chỉ huy hộ vệ hạm HQ-102 kia thì Ngô Khảo Ký chỉ biết câm nít.

Ai đời tên chiến hạm HQ-102 thì đúng là có mình anh không có hai thằng đen như anh rồi.

Hỏi ra thì cũng không phải hải quân Nhật có cái gì đó mạnh mẽ mà là mấy thằng này may ăn khôn.

HQ-102 đuổi theo một chiến hạm Nhật từ phía sau mà dùng tháp pháo hành thằng này ra bã.

Thằng chiến hạm Nhật Bản cũng không tầm thường, vận pháo lớn lên sàn thuyền đánh trả lại. Thế nhưng kết cấu bệ lởm cùng pháo lởm thì ở ngoài 700, xác xuất đánh trúng tầm 1% gì đó là cùng… mà có đánh trúng thành tàu bọc thép, tháp pháo bọc thép phỏng có ích gì?

Thế nhưng thế quái nào chiến hạm Nhật Bản lúc chưa nghiêng, chìm thì bắn hoài không trúng. Vậy mà khi bị đánh nước tràn vào khoang nghiêng lật rồi thì mấy tên pháo binh Nhật Bản lại có thể bắn một viên đạn tiện gãy cả cột buồm chính của tàu hộ vệ Đại Việt.

Cái cột buồm đổ đâu không đổ, nhè trúng tháp pháo đổ xuống đè sập mộ góc gây cháy nổ bên trong 3 pháo thủ bên trong tử nạn sạch sẽ.

Ngô Khảo Ký méo cả mặt, xui xẻo như vậy trách được ai…

“ Thưa Bệ Hạ, tiểu thần kịch liệt cầu mong chính phủ có thể gia cố một lớp thép mỏng bảo vệ cột buồm. Ít nhất là bảo vệ 5m phía dưới cột buồm.. chúng ta đã giảm rất nhiều pháo manh cho nên trọng lượng thừa ra nhiều lắm, kể cả có thêm vào ba cấu trúc tháp pháo thì cũng không bì lại việc loại bỏ một tầng pháo mạnh 20 khẩu 120 ly … thưa bệ hạ… vi thần… khẩn thiết…” Tên sĩ quan chỉ huy tàu HQ-102 ánh mắt căm thù nhìn về hướng cột buồm gãy vỡ , đúng là như có thù giết phụ mẫu vậy.

Ngô Khảo Ký hiểu tâm tình của thằng này. Thua một cách đẩu đâu như vậy đúng là khiến lòng người khó chịu.

Các đồng đội của hắn chỉ là trầy xước ngoài da thôi mấy tấm giáp bị đánh méo mó. Có thằng sàn thuyền lõm mấy chỗ nhưng tựu chung không có hư hao gì lớn. Tất cả đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chỉ có ông tướng HQ-102 này, mất cả buồm chính lại sập cả tháp pháo…. Xui không ai tả nổi.

Ngô Khảo Ký động viên thằng này đôi chút… Và cũng đồng ý gia cố cột buồm bằng ống giáp thép.

Cái này đúng là thiếu sót không để ý.

Thuyền chiến trọng tải không được như Barque nhưng với kích thước gần như tương đương ( 29m-26 m dài; 9,8m- 7,2m rộng) thì trọng tải của Hộ vệ hạm cũng lên đến 250 -270 tấn. Do đó việc thêm một tấn thép gia cố buồm cột không có gì đáng suy nghĩ cả… chẳng qua đây là thiếu sót chưa nghĩ đến mà thôi.

Lúc này bên phía cánh trái thật không thể hiểu đám quân nhà Zhui no làm cái gì nữa.

Có ai bò 400m tiếp cận gò cát cao nơi bố trí sáu khấu pháo của quân phòng thủ bờ biển không?

Thế mà chúng bò được thật.

Mà thôi kệ, thày dẫn vào của, đường thì trò tự đi, huấn luyện thì Ngô Khảo Ký cho rồi, còn vận dụng thì lấy máu cùng nước mắt mà học đi.

“ Đi được nửa đường rồi… nhanh nhanh pháo hiệu cho chiếm hạm đừng pháo kích nữa…” Minoru nấp sau cồn cát chỉ huy…

Bên cạnh hắn là mấy khẩu pháo Bộ binh đang ầm ầm nổi.

Đừng nghĩ quân Zhui no gà, bọn hắn khôn như cáo ấy, học đủ cả chiêu trò đánh trận của lính Đế quốc.

Ví như lúc này, sau khi pháo lên bờ là ngay lập tức bắn áp chế căn cứ pháo địch, nhưng cũng đồng thời có mấy trăm thằng rút xẻng bộ binh đào cát lập thành đống sau đó bò nấp đằng sau, lỉnh kỉnh có mấy cái đụn cát lớn để cho pháo ẩn nấp chiến đấu.. bọn hắn không ngơ ngơ xếp hàng tiến lên giống khiểu Châu Âu binh thế kỷ 17-đầu 19 đâu.

Reizei no Kazuhiko nhíu mày nhìn đám cua bò lổm ngổm áp sát cứ điểm đùn cát cao mà không biết nên phản ứng ra sao…

Pháo không thể bắn được bọn hắn. Không có cách chĩa pháo âm 30 độ để bắn, đây là pháo nạp đạn đá đầu nòng… đạn là thả lăn xuống vị trí hậu pháo. Hếu hướng mũi pháo âm độ thì đạn sẽ lăn ra ngay.

Tấy nhiên có các giải quyết, lấy vải hay giấy bọc lấy đạn, bôi mỡ cho trơn rồi tạo độ khít nhét vào nòng pháo… nhưng đó là thời điểm có thể bình tĩnh mới nảy ra được ý tưởng, lúc cuống như này nghĩ sao đặng?

Có người nói sao không bắn góc cao như góc 50-60 độ để đạn hình parabol rơi đầu quân Zhui no?

Nếu ai đã nhìn thấy, xem qua thần công súng pháo sẽ hiểu, điều này là không thể đối với các loai pháo nặng có cấu trúc bệ đỡ thô sơ…. Thực tế pháo Tống- Nhật – Hàn kích cỡ này chúng chỉ có thể chuyển góc từ 5-35 độ mà thôi.

Bên phía quân Zhui no lúc này đã bò đến gần nửa đường...

Haruki túm cổ lấy một tên lính la lên trong tiếng đạn pháo đang vèo vèo bay qua đầu.

“ Chỗ nầy đủ gần chưa?”

“ Em không biết .. chắc đủ... phải bắn thử mới được.” tên linh gào lên.

“ Vậy thì mau bắn đi còn chờ cái chó gì nữa..” Haruki thô tục chửi....

Tên binh sĩ có vẻ cũng là người trong họ Zhui no vội vội vàng vàng cởi ra thứ mà hắn mang vác trên lưng...

Khốn nạn, đây chính là súng cối hạng nhẹ của quân Đại Việt, đơn giản chỉ là một ống thép kín đáy nặng tầm 22kg có đường kính nòng 70mm dài chủ vẻn vẹn 55cm.

Kỹ thuật thép tốt đã đủ để Đại Việt có thể chế tạo thành nòng mỏng 7mm nhưng vẫn có thể chịu đựng được thuốc phóng vụ nổ nhẹ đẩy đầu đạn đi đúng theo yêu cầu.

Một khẩu Brandt mle 27 tổng trọng lượng cả nòng lẫn bệ 56kg, nòng 81mm thân súng dài 1,2m với thuốc nổ tốt cùng đạn cối chuẩn chỉnh có phạm vi xạ kích 1,2-2,8km. Nhưng đó là hiện đại cấu tạo. Súng cối Đại Việt làm sao có được những điều kiện tốt đẹp như vậy?

Bàn về thép thì hai bên không hơn kém nhau, thậm chí thép Đại Việt tốt hơn vì có Molybden còn thép chế tạo Brandt mle 27 thời đó chỉ là thép mangan thông thường.

Cho nên thực tế nếu có cơ cấu đạn tốt, thuốc nổ tốt thì Đại Việt hoàn toàn có thể chế tạo nguyên bản Brandt mle 27.

Nhưng Đại Việt nòng cối tuy tốt nhưng là nòng đúc- rèn sau đó mới mài nhẵn lòng, không thể so sánh nòng khoan của Brandt mle 27. Thêm vào đó thuốc nổ đểu bắn đạn nổ tròn thì càng khó đạt được chấn lượng như Brandt mle 27.

Tất nhiên mỗi thời mỗi khác không thể yêu cầu quá.

Đại Việt hiện tại có hai loại cối, loại đế gỗ bỏ rồi, nó quá thô kệch và thiếu nhiều công năng. Giá chân hai càng , bàn đế điểm tựa của nòng pháo đều được làm bằng thép đúc, tiện mài chất lượng.

Có quá nhiều các cơ sở công nghiệm nhẹ mọc lên ở các nơi cho nên Đại Việt đã không cần phải sử dụng loại cối thô sơ giá gỗ nữa rồi.

Súng cối cấp cho Zhui no gia tộc là mặt hàng cung cấp chung cho quân đội ngoài Đại Việt. Thật ra nó cấu trúc chẳng khác là mấy so với súng cối của quân chính quy Thăng Long Bố -Chính . Điểm khác duy nhất đó là lỗ điểm hoả của loại súng cối này cách hậu pháo 3cm, còn loại cối chính thức của quân Đại Việt thì lỗ điểm hoả cách đế hậu 10cm.

Còn vì sao khác nhau thì từ từ sẽ nói sau. Còn về chất lượng mọi thứ là tương đương, có thể thay thế sử dụng cho nhau tất cả.

“ Kobasi nhanh mang giá súng tới…” tên binh sĩ đeo súng cối trên lưng lúc này la lớn

Hai thằng lính Zhui no khác cát đất lấm lem bò lên, một thằn vác vai càng chống của cối nặng 10kg, một thằng vác mâm hình tròn nặng 15kg đặt xuống đất làm điểm tựa cho thân pháo….

Cấu trúc này lắm rất dễ, thân pháo có sẵn mấu ngang vững chắc chỉ cần ghép vào càng pháo vặn ốc cố định là được, lắm đặt hệ thống chỉ mất không đến 15 giây.

Tấy nhiên bọn này làm láo. Vì cối cần san lấp phẳng bề mặt đất để đặt mâm đế từ đó mới dễ tính góc bắn.

Mấy thằng khốn này đập qua qua nền cát mấy xẻng sau đó lắm bừa hệ thống…

Cắm ngòi đốt, bóc giấy.. thả vào 500gram thuốc phóng đã chuẩn bị trước trong gói giấy. Nhét bông kín..nhét đạn nổ tròn….

Ngắm lại lần nữa….

Điểm hoả….

Phang…. Phụp….

Lạch cạch…

Mất cân bằng kém chút nữa cối pháo ngã nhào qua bên cạnh….

Véo….

Bịch….

Quả đạn đen xì lao đi với vận tốc đầu nòng tầm 178m/s, thấp hơn nhiều s với vận tốc âm thanh. Sau khi vẽ một đường vòng cung trên không trung thì rơi bịch xuống phía trước khu cứ điểm hoả pháo của quân Reizei no một đoạn….

“ Anh Haruki chỗ này được rồi…. chỗ này được rồi…” Tên binh sĩ súng cối la lớn....

Tốt rồi.... chỗ này đào lên làm công sự....

Cả một đám đao thuẫn binh đeot trường đao vào vỏ, rút ra xẻng công binh điên cuồng đào cát.

Cát dĩ nhiên không đào thành hào sâu được nhưng lại rất nhanh có để đào thành các đụn nhỏ che chắn. Lúc này đám hỏa mai súng binh chủng đang ôm súng, thừng cháy đã lắp sẵn, chỉ cần tháo cống mồi chốt nắp là có thể bắn ngay.... bọn này lập thành hàng tuyến quanh tròn nửa vòng cung nằm ép trên mặt đất phòng ngừa đạn pháo và canh phòng tứ phía. Cát đào dễ lắm, chẳng mấy chốc đụn to đụn nhỏ không thiếu và tiếp tục mở rộng.

Đây là lối đánh công kiên chiến hào hiện đại, nói thật nó được dùng khá nhiều ở Đại Việt nhưng ở nơi khác chưa từng thấy qua cho nên quân thủ bờ biển của họ Reizei no chỉ biết há mồm kinh ngạc.

Có thể nói đám Reizei no bố trí hỏa pháo rất công phu, có hầm trú ẩn dùng gỗ lớn xếp thành, có cả mái che còn nằm trên đồi cát. Năm mươi pháo hạm ngoài biển tầm chính xác khi tấn công mục tiêu nhỏ, xa ở trên bờ rất hạn chế cho nên không quá hiệu quả. Còn về pháo bộ binh của Minoru là bắn thẳng hoặc góc 30° hơn cho nên có thê áp chê hỏa lực của quân Reizei no nhưng lại không tiêu diệt được 6 khẩu pháo này.

Cánh trái đánh nhau trở nê dằng co vô cùng.

Minoru có thể cho sung phong số lượng lớn quân đội để chiếm đồi cát, nhưng việc này có chút mạo hiểm bởi sự thật đằng sau cồn cát nấp bao nhiêu quân Reizei no thì Minoru chưa đoán định được. Hắn muốn thử tấn công bằng một nhóm nhỏ quân đội trước tiên.