Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 691: Sau công nghệ bùng nổ chính là đại tiệp tới tấp.



Đại tiệp liên tiếp , tháng chín may mắn vô cùng. Một năm bùng nổ của Đại Việt bắt đầu từ lúc Ngô Khảo Ký lấy được vị trí các quặng mỏ từ AI Thiệu Hưng.

Đây chính là điển hình người chết vì ăn, chim chết vì mồi. Dẫu biết có nguy hiểm nhưng lợi dụ quá mạnh, Ký không thể không đâm đầu vào.

Một thoả thuật đã đẩy Đại Việt đi nhanh cả chục năm chỉ trong mấy tháng trời… không sợ hãi ai sao được.

Đầu tháng chính lại được một phen sôi chào. Dân Đại Việt đã quá quen với Ngô – Lý hai nhà quan hệ lằng nhằng rắc rối. Và Ngô Lý quan hệ cũng có nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khiến cư dân quần chúng ăn dưa tha hồ có chuyện để nói.

Nhưng năm nay thật sự lại có rất nhiều chuyện để bàn cho đến cuối năm rồi.

Triều đình ra công báo. Thánh Thần Vương chính thức xưng đế. Nhưng Minh Huy Thánh Thiên Đế không có nhường ngôi mà là Đại Việt chính thức Song Đế. Không còn nhị Thánh xưng hô rồi rồi.

Mọt chuyện bất khả tư nghị trong lịch sử từ trước đến nay.

Ở Hoa Bắc nhiều thời kỳ thiên hạ phân tranh cả đống phe xưng Đế, nhưng là mỗi thằng quản một vùng. Chưa bao giờ có Song Đế cùng một khu vực, cùng một triều đình , cùng một giường như vậy.

Nhưng mà Đại Việt quen rồi, Nhị Thánh- Hay lúc này là Nhị Đế có phải thường nhân đâu? Chuyện họ làm rất nhiều việc tưởng hoang đường nhưng rốt cục kết quả lại luôn hợp lý đến rối tinh rối mù…

Cho nên Đại Việt có hai đế, dân chúng nghĩ.. nghĩ… thấy tốt chứ sao, người ta có một , mình có hai, đó là càng cường.

Nguyên Ký Thánh Thần Đế - Ngô Khảo Ký dự kiến đăng cơ vào 14 tháng 11 chiếu cáo thiên hạ, chiếu cáo chư hầu đến Thăng Long dự lễ .

Nhưng trước đó vẫn còn cơ số cơ số chuyện khiến dân tình bàng hoàng không thôi.

Tây Võ Thánh Vương từ quận vương tấn thăng quốc vương lãnh địa Tây Việt Quốc bao gồm Văn Châu, Nghiễm Châu, Mã Di Châu, Tu Long Châu khiêm tốn bốn châu.

Tây Võ Thánh Vương khiêm tốn từ chối lên xuống ba bốn lần cuối cùng Thánh Thần Đế giận dữ quát mắng mới phải lui xuống tặc lưỡi mà nhận.

Thật ra Tây Việt quốc có Năm châu bao gồm cả Ma Lật Châu , nhưng ở đây có mỏ đồng lớn, Tây Võ Thánh Vương quyết không lấy, hắn nói rõ còn ép lấy vùng này thì Tây Võ Thánh Vương hắn cáo lão hồi hương không có Vương với Mẽo gì.

Cho nên Tây Việt Quốc chỉ be bé bốn Châu này thôi.

Điều đáng nói là dù Tây Võ Thánh Vương tăng Quốc Vương , Lập nên Tây Võ quốc nhưng vẫn nắm chức Thống Chế Đại Việt, tuyệt không thấy Nhị Thánh Đến nói gì về chuyện này.

Dân tình cũng không điên mà xen vào.

Ai cũng nhìn ra đây là đền bù công lao gia khổ cho Tây Võ Thánh Vương mười mấy năm phục vụ hỗ trợ em trai đăng ngôi cửu đỉnh. Ai cũng hiểu về bản chất Tây Việt quốc là Một Lộ tương đối độc lập của Đại Việt Đế Quốc thôi.

Dân tình chưa hiểu Liên Bang là gì, nhưng đây chính là hình thức sơ khai của Liên bang đó. Cơ mà Ngô Khảo Ký- Lý Từ Huy chưa giải thích nhiều vì vẫn còng nhiều việc phải làm.

Ngô Khảo Bình.. Định Hải Hầu tước. Ngô Khảo Tứ Vô Địch Hầu… hai người này chỉ là bước đệm nhỏ thôi.

Chuyện sau đây mới thực sự là lớn, rất lớn.

Đại Việt có hai cái Đại Đế chưa kinh khủng vì sau đây mới là tin tức khủng bố nhất Đại Việt.

Nơi đây không nơi nào có chuyện tương tự, cùng một thời kỳ có ba cái Thái Thượng Hoàng.

Thứ nhất Thái Thượng Hoàng Lý Nhật Trung cha đẻ của Minh Huy Hoàng đế điều này không ai cãi, chức này thực ra không có thực quyền gì, mang tính biểu tượng, ông này trốn tít tận Đà Nẵng hú hí cùng vợ trẻ mãi lâu không thấy mặt mũi đâu.

Thứ hai Thái Thượng Hoàng khiến dân tình ồ lên bất ngờ, đó chính là Lý Thường Kiệt lão Thái Sư. Không ngờ Ngô Khảo Ký Thánh Thần Đế từ lâu đã nhận làm con trai thừa tự của ngài, chính vì lẽ đó Lý Thường Kiệt thượng vi Thái Thượng Hoàng không có khúc mắc gì.

Nhưng vì nhớ ơn công lao dưỡng dục của Cha đẻ cho nên Ngô Thường Hiến lão già cũng được phong Thái Thượng Hoàng… khục khục…. Lần này Đỗ Thị lên đời , vì con trai xưng đế nghiễm nhiên tăng thành Đỗ Thái Hậu. Sau nhiều năm tranh chấp với Phạm thị cuối cùng nàng cũng thắng một phen, nhưng lúc này không có thời gian ăn mừng nhảy nhót, vì ở tuổi 51 mang bầu, hơi xấu hổ không dám ra ngoài đường.

Một loạt biến động nhưng cuối cùng đâu vẫn vào đấy, quan viên không có gì thắc mắc cả, chủ tịch tập đoàn vẫn nguyên vẹn không thay đổi, chính sách tập đoàn cũng vẫn vậy, không có ảnh hưởng quyền lợi của ai. Còn chuyên gia đình của hai chủ tịch gọi nhau xưng hô nhau ra sao có loạn hay không thì không thuộc mối quan tâm của họ, Chỉ cần biết tập đoàn Đại Việt ngày càng lớn mạnh, lương tăng theo chu kỳ, đãi ngộ tốt, không có khả năng thất nghiệp ấy là đủ. Còn về cạnh tranh cùng tập đoàn khác… vẫn chua có đối thủ.

Đại Việt nhìn như loạn đến nơi, nhưng thực tế lại chẳng có gì loạn cả, vẫn vậy không có thay đổi gì.

Chỉ có điều dân chúng hơi khốn khổ vì…. Lại giảm miễn thuế năm sau nữa… thật muốn đóng thuế một lần ở cái quốc gia này quá khó đi. Dân chúng bất bình ghê gớm.

Có thưởng có phạt phân minh, có thi đua phấn đấu lao động. Đây là một năm thành công tuyệt đối của Đế Chế Đại Việt.

Sau mười tháng phấn đấu cuối cùng các xưởng đóng tầu và các khu công nghiệp Bố Chính vẫn vượt trội Thăng Long mà hoàn thành trước năm đại vận tải thuyền.

Năm đại vận tải thuyền này không hề tầm thường, bởi vì áp dụng nhiều công nghệ mới trong năm này cho nên bọn chúng có chất lượng siêu cấp vượt trội.

Ví như động cơ hoàn tòa là thép chống rỉ chất lượng cao với độ bền cơ học cũng như độ bền hóa lý vượt trội.

Lần này thợ Thăng Long thua, không phải họ thua vì tay nghề khém hay số lượng nhân công chất lượng ít. Mà họ thua vì không có những nhà máy hạng nặng công nghiệp cơ sở.

Ngô Khảo Ký -Lý Từ Huy vẫn chưa tự tin xây đập ở những con sông lớn phía bắc, quá nguy hiểm. Nhưng ở miền trung lại rất thuận lợi để xây những đập cỡ nhỏ và vừa.

Cái này liên quan đến điều kiện tự nhiên cho nên miền bắc có muốn đuổi kịp Tân Bình Lộ là không thể.

Hiện tại Tân Bình Lộ có ba cái cự đại Đập lớn chứa các máy chạy tuabin luồng nước công nghiệp.

Đập Sông Cẩm không cần phải nói, đây là công trình đầu tay nhưng lại là lớn nhất, hoành tráng nhất.

Thứ hai đó là Đập Hồ Vực Tròn, lượng nước lấy ra từ hồ chứa Đập sông Cẩm hướng chính Đông. Nơi này ngay cạnh huyện Tòng Chất.

Thứ ba đập và cũng lớn xấp sỉ Đập Sông Cẩm đó chính là Đập Hồ Thác Chuối đổ ra con sông Dinh nhỏ chảy vào Huyện Động Hải thuộc Tân Bình Lộ ( Đồng Hới ngày nay).

Sở dĩ có thể xây ở Tân Bình Lộ các đập như vậy vì nhiều nguyên nhân.

Địa hình hẹp dài, sông nhỏ dốc, lưu lượng không quá khủng khiếp như các nhánh sông miền Bắc.

Thứ hai đó là các hồ này đều lọt thỏm trong các núi đá lớn bao quanh kín kẽ , là một thiên nhiên hồ nước tuyệt hảo để xây đập. Khảo sát quanh Tân Bình lộ còn 5-6 nơi như vậy.

Điểm quan trọng nhất đó là nên cứng…

Ở Miền Bắc các sông lớn lại không có cấu trúc hồ chứa thiên nhiên rõ ràng, xây đập ở đồng bằng nền yếu, nghĩ thôi đã không dám xây. Muốn xây phải lên Tây Bắc Xây, nhân công vật liệu khó vận chuyển, sông lại quá lớn, vượt tầm hiểu biết thiết kế của Lý Từ Huy hay các nhà xây dựng Đại Việt.

Mấy điều khó khăn trên Tân Bình Lộ không có, sông ở đây nhỏ vừa, đồng bằng hẹp, chạy ha mươi ba mươi km là tới núi đá vôi địa hình rồi. Nền vững chắc xây loại đập cỡ sông Cẩm rất khó sụt lún các kiểu.

Lại có kinh nghiệm xây dựng lâu năm về đập và các mương, cho nên Tân Bình Lộ vẫn là tập chung công nghiệp nặng của Đại Việt.

Chính lý do này cho nên Thợ Bố Chính luôn luôn chiếm ưu thế nếu chế tạo những đại hình thiết bị.

Trong khi đó thuyền mới này là thiết kế động cơ do ngựa kéo cho nên hoàn toàn khác biệt cùng cấu trúc to lớn các linh kiện. Điều này làm khó thợ Thăng Long rồi.

Một cuộc chạy thử từ Cảng Chính Hòa một mạch 400km chạy tới tận Cảng Hải Môn ở Tân Hưng đã chứng minh sức mạnh vượt trội của loại thuyền vận tải mới này.

Có người sẽ thắc mắc việc làm này của Lý Từ Huy và Ngô Khảo Ký rằng, ngựa thì phải nghỉ khéo sao lâu được? Thức ăn cho ngựa chiếm diện tích, hiệu suất chẳng ra sao??? Nói thật đó là những người chưa hiểu về ngựa mà thôi, và đặc biệt chưa hiểu về Ngựa lùn Bắc Nguyên.

Ngựa lùn Bắc Nguyên có thân hình chắc nịch, chân tương đối ngắn nhưng khỏe và đầu to. Chúng nặng khoảng 250-300kg. và có kích thước từ 12 đến 14 gang tay (48 đến 56 inch, cao 122 đến 142 cm). Ngựa lùn Bắc Nguyên có thể kéo một tải trọng 4400 lbs(1800kg) trong 50–60 km một ngày, Ngựa lùn Bắc Nguyên có bộ móng cứng, khỏe và ít khi bị tật ở chân. Một con ngựa Ngựa lùn Bắc Nguyên chỉ nặng 250 kg có thể mang tải trọng 300 kg — tương đương với việc cõng một con ngựa khác trên lưng

Người Thảo nguyên rất có kinh nghiệm thuần dưỡng, huấn luyện loài chiến mã, họ huấn luyện ngựa giống ngay từ khi nó được một vài tuần tuổi, vì vậy khi được ba tuổi trở lên, giống ngựa thảo nguyên đã trở nên thuần thục, phục tùng chủ nó mà không hề dám cưỡng lại. Đối với những con ngựa bất kham, khó dạy, người thảo nguyên thường bỏ đói hoặc buộc dây cương ngắn khiến đầu nó phải ngất cao lên, cho đến lúc nào con ngựa mỏi gối chồn chân, hết thái độ ương ngạnh thì họ mới thả và cho chúng ăn uống. Có thể nói rằng việc tập luyện chiến mã của người thảo nguyên đã đạt đến trình độ công phu và tuyệt diệu.

Thử tính theo cân nặng nhé, một ncon ngựa nặng bằng 4 người đàn ông trưởng thành, thử hỏi 4 người này có thể kéo một tấn tám đi 50km một ngày không? Đi cái máu, một binnh sĩ vác 30kg hành quân được 30km đã thở đường đít rồi. Ở đó mà nói ngựa không hiệu suất. Cho nên 40 con ngựa mạnh xN lần số cân nặng của nó tương đương 160 người đàn ông.

Vậy có câu hỏi tại sao trên thế giới này chưa từng có ngựa làm động cơ kéo cho thuyền gỗ?

Ai nói không có? Người Hoa Hạ đã từng cố thử dùng ngựa thay sức người kéo trục xoay gỗ bên trong khoang thuyền, nhưng vì không gian hẹp, hết cấu gỗ hết sức thô sơ nên thất bại.

Nhưng thuyền vận tải của Đại Việt chế tạo không có yếu điểm này.

Sở dĩ chưa ai từng chế tạo kiểu động cơ chạy cỏ như Đại Việt vì khi có cấu tạo chân vịt thì lúc đó đã có đầu máy hơi nước, ai lại đi thiết kế cồng kềnh động cơ thô sơ cho ngựa kéo nữa?

Thứ hai, nếu đã đủ công nghệ chế tạo các linh kiện tinh mĩ cho động cơ ngựa kéo thì thà đi chế tạo máy hơi nước cho lành.

Đây chính là nguyên nhân mà chưa từng có kiểu động cơ ngựa kéo kiểu này xuất hiện. Nó không ảo ma cái gì ở đây cả. Mọi thứ đều có nguyên nhân.

Đại Việt thừa sức chết tạo Máy hơi nước nhưng Ký không muốn làm vì sợ Hunter cũng là tay gạo cội công nghệ. Thay vào đó Ký đi những hướng không giống ai này… hunter nếu đủ sáng tạo mới nghĩ ra được, nếu không thì hắn chỉ có thể dùng mái chèo cổ lỗ thôi.

Về thức ăn cho ngựa nào chiếm diện tích, tàu lớn nưa vậy mang theo 10 tấn 15 tấn đậu, bo bo thì có gì khó đâu.? Cho nên mấy người ban đầu hoài nghi thắc mắc về tàu vận tải chỉ có thể câm nín nhìn khổng lồ thuyền đang băng băng vào cảng thôi…