Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 664: Dùng trí xâm Đại Lý, cơ bắp đánh nhau chỉ là hạ sách



Lại nói chẳng cái gì là cho không cả.

Đại Việt hỗ trợ trang bị, quân sự cho Nộ Lô ủng hộ hắn thống nhất Di lão, đánh chiếm Côn Minh màu mỡ, đánh lên Sở Hùng phân chia thiên hạ cùng Bạch tộc, thì Di tộc cũng bỏ ra cái giá tương xứng.

Văn Sơn, Nghiễm Sơn, Chân Zé ba vùng này Đại Việt sẽ lấy. Đồng thời các tộc Di phải kiếm đủ 50 vạn nô lệ bất kể Di tộc hay Bạch tộc cho Đại Việt để lấp đầy dân cư mấy khu này.

Còn về những Bộ Chi của Di lão mấy khu này, biết đi cho khuất mắt, chiếm được Côn Minh còn lo thiếu đất màu mỡ, đánh lên Sở Hùng còn thiếu đất chia nhau?

Tất nhiên chỉ có vạn bộ giáp cùng vũ khí chưa đủ để đổi lấy một vùng đất rộng tới 32 ngàn km2 ngày cùng năm trăm ngàn nô lệ.

Nhưng vấn đề Đại Việt không có bỏ giá thấp để ép người như vậy.

Thứ nhất Đại Việt cũng xuất binh đánh giúp Nộ Lô.

Thứ hai lương thực đánh trận Đại Việt bao no.

Thứ bao trang bị không dừng lại ở một vạn này. Sẽ có thêm trang bị cho các bộ Di khác những kẻ đồng ý hợp cùng Nộ Lô tạo thành Tây Di Quốc. Vấn đề là phát trang bị thì các bộ này sẽ giao dịch trực tiếp Đại Việt, sẽ không có chuyện Đại Việt đưa trang bị cho Nộ Lô để bộ này đi phân phát rồi lấy ân nghĩa bộ khác.

Nguyên tắc phân phát đó là trang bị cả bốn bộ còn lại cộng lại bằng hoặc ít hơn Nộ Lô, từ đó đảm bảo Nộ Lô là chủ đạo.

Việc Đại Việt trực tiếp phân phát trang bị không có ý gì cả. Chỉ muốn cho Ngũ Di hiểu Tây Di Quốc là phụ thuộc của Đại Việt Đế Quốc… chỉ thế thôi.

Đại Việt không can thiệp Tây Di quốc chính trị, không thu thuế nhưng hằng năm Tây Di phải triều cống 10 vạn lạng thể hiện lễ của bày tôi. Quốc vương Mới Tây Di phải báo cáo để Đại Việt phê chuẩn. Sẽ không can thiệp chuyện lập thế, chuyển ngôi, nhưng lễ này không bỏ.

Nộ Lô Văn Cổn Long phất tay, cái này đâu tính là điều kiện, đánh được Côn Minh màu mỡ hắn về đó mà sống, rời cả tộc về đó, có điên mà ở lại vùng Văn Sơn thâm sơn cùng cốc này.

Chân Zé cũng thuộc Nộ Lô Bộ nên không cần nghĩ… cho luôn. Riêng Nghiễm Sơn , Quảng Nam thuộc Bộ Thính Lô, hơi mệt, thôi thì chia một mảnh phía Tây Côn Minh cho bộ này để bọn hắn cuốn xéo.

Có đất màu mỡ thì Thính Lô khác gì Nộ Lô đâu? Ai muốn ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi này?

Vấn đề lãnh thổ không phải vấn đề.

50 vạn nô lệ? Năm bộ bỏ ra thật sự cũng được số này nhưng tiếc. Cho nên việc khẩn yếu nhất là liên hệ các bộ tính toán làm sao có thể cướp càng nhiều Nô lệ Bạch càng tốt, số thiếu thì mới bổ xung.

Còn vấn đề chia trang bị, không vấn đề lắm. Chỉ cần Nộ Lô vẫn là Đại Việt ủng hộ nhất. Một mình bằng cả tứ Lô còn lại thì chủ đạo ở Tây Di Quốc tương lai vẫn là họ Nộ Lô.

Kinh khủng nhất là lương thực bao no, thịt cá không thành vấn đề. Thật ra bo bo có say bột lên men bánh mì ăn rất khá, nhưng say bột chế lương khô cho đám Di lão là tốt nhất.. một nhà máy lương khô sẽ xây nhanh ở Tây Bắc , có lẽ là Lao Cai vì nơi này sông nhỏ thông bên cạnh đổ vào Hồng Hà quá thích hợp xây mương cho máy công nghiệp.

Nơi này sẽ thành nơi say bo bo cho cả Tây Bắc… sản phẩm bột có thể làm bánh mì cho dân, rất ngon dinh dưỡng dễ tiêu hoá. Số còn lại làm lương khô cho quân Di.

Từ đó luôn không sợ thiếu lương thích đánh bao lâu thì đánh, chết bớt thì sau này Tích Thống nhất càng dễ.

Đại Việt đã qua giai đoạn phải binh đao thực sự đi đánh xứ người. Đó chỉ là tiểu lộ, là thấp nhất kế , là thiển cận nghĩ. Chỉ bần cùng bất đắc dĩ lắm mới nên tham chiến thực sự.

Nếu dùng tiền dùng ảnh hưởng có thể đạt mục đích thì ngáo đá mà một quốc gia mấy triệu quân đã thiếu nam nhân không ở nhà đẻ, phát triển kinh tế? Cả ngày nhông nhông đem quân đi đánh Tàu? Đánh Tây Bán Nhà, đánh Châu Âu? Mẹ nó nghĩ đến mấy ngàn vạn dặm xa xôi kể cả thời đại tên lửa , máy bay tàu thuỷ còn ít người muốn viễn chinh như vậy. 6 trệu người đi viễn chinh Châu Âu? Đánh đến Đại Lý còn lười đi nữa là. Nhà bao việc.

Tất nhiên thi thoảng vẫn phải thay quân, lôi các nhóm quân đi chiến trương cọ cọ xát xát. Ở nhà đóng cửa luyện quân chỉ cho ra một đám hoa đẹp trong tủ kính.

Như đã nói, với lợi thế biết trước Di lão 37 bộ không phải bọn yên thân, có tư tưởng độc lập với người Bạch thì Ký can thiệp ngay, giúp Đại Lý loạn một chút. Thừa cơ chiếm mấy chục ngàn Km2 chơi.

Ăn cả Đại Lý lúc này… bố ai quản nổi. Nhưng ăn tầm 30-40 ngàn km2 , kết hợp giải phóng nô lệ, chia ruộng đất thì… ổn.

Mấy ông nam giới Đại Việt số lượng chỉ chiếm 1/3 dân số ở nhà dùm chiều chị em một chút, không nên để chị em cô quạnh, nâng dân số, phát triển giáo dục , kinh tế khoa học, triệt để bình định thế gia, thống nhất toàn dân tộc.

Người thì có mấy mống 2,5 triệu nam nhân. Trừ đi người già trẻ nhỏ, người tham gia lao động.

Lượng quân dự trữu được 300 ngàn là cao lắm rồi. Trong đó mười vạn thường trực là đã quá kinh… ở đó mà tưng tưng đòi đi đánh tây đánh tàu… thống nhất thế giới… e hèm. Như đã nói, nhà bao việc. Chiến tranh bằng cơ bắp chân tay luôn là con đường tư duy hẹp. Dùng kinh tế, tầm ảnh hưởng, sức ép chính trị nói chung là dùng não đạt mục đích vẫn hay hay hơn chút.

Điểm này Tích đã thấm nhuần từ Ký, duy trì binh lực mạnh mang tính đe doạ là chính. Bảo hắn xua quân trực tiếp đi chiếm Văn Sơn- Nghiễm Sơn- Chân Ze thì còn lâu nhé.

Thử dùng chính trị trước , để Di- Bạch đổ máu mà mình vẫn đạt mục đích mới là thượng thượng sách.

Lý Từ Huy lúc này đang day day trán…. Phê duyệt một lúc bôn cái tấu chương xây dựng ba ba liên hợp khu nung lân, hai ở ở Medang, một ở Lavo, một ở Khmer.

Như đã nói , lân cho Đại Việt vùng Lý Từ Huy quản còn chưa đủ. Ước tính trung bình cần 650kg hỗn hợp NPK cho một ha. Hiện nay có 150 ngàn hecta lúa cần bón, tức là cần đến gần trăm ngàn tấn NPK hỗn hợp cho lúa. Lượng Lân cần khoảng 40% -45 % tổng số. Cho nên số lượng là 40-45 ngàn tấn / 6 tháng.

Trong đó năng lực sản xuất lân của Đại Việt ở mức 5-6 ngàn tấn/6 tháng.

Vậy mà có mấy tiến sĩ ngáo đệ đơn lấy lân đi bón khoai ráy trồng phủ trên núi thay cho bo bo sau đó lấy dọc mùng khoai ráy ngâm muối hết ngứa, cho lợn ăn hoặc làm dưa muối. Củ khoai sản lượng cao lắp , không cần trồng lúa nữa lấy phân bón khoai thôi. Phơi khô nghiền làm bột ăn.

Xém nữa chém luôn tại chỗ. Lén lút mua thuốc lá Lanh ở đây hút bị bệnh?

Một vụ trồng khoai là đất bạc mầu không có NPK vụ sau khỏi trồng thứ khác, lân thì còn không đủ cho lúa nghĩ nhăng.

Điểm đáng chết là tốc độ khai hoang nhanh lắm diện tích 150 ngàn hecta lúa đang mở rộng từng ngày, vấn đề lân ngày càng khẩn trương.

Cho nên Lý Từ Huy quyết định lập lượng lớn nhà máy lân ở ngoại quốc, thứ nhất nhân công rẻ. Thứ hai vật liệu tại chỗ sẵn. Thứ ba không ô nhiễm môi trường Đại Việt. Làm thôi, để đủ lân cho lúa trong tương lai phải cố gắng.

Còn về bo bo có điểm hay đó là luân canh cùng cây đậu là đủ, một vụ bo bo một vụ đậu thì đất vẫn đủ tốt, chịu hạn trên đồi cao… tuyệt cú.

Chờ đến lúc nào dân ăn chán cơm, mì, cảm thấy cần bổ xung mới lạ thức ăn, lúc ấy tự phát mà đi trồng khoai ăn kèm. Chắc tầm năm 20xx lúc ấy giá khoai cao hơn gạo rồi. Giờ trồng ba cái thứ chưa thuần hoá ngứa mồm này đem bán , người ta tưởng chơi xấu vả cho vỡ a lô thì chết.

“ Lý Thuận” Lý Từ Huy cau mày… goi..

“ Bề Tôi tại…” Núc ních Lý Thuận nịnh nọt..

“ Thời gian đã lâu rồi, Lý Bảo nên về Thăng Long làm việc.. Bố Chính Nam Ty để cho Ngô Hữu Nhân hắn quản được rồi. Mình ngươi ở Thăng Long chỉ quản nổi vùng này. Để Lý Bảo hắn về phụ quản vùng ngoài” Lý Từ Huy nói..

“ Dạ thưa nên ạ” Lý Thuận nói thật lòng… hắn rất chật vật trong thời gian này. Nói thật không ai muốn chia sẻ quyền lực nhưng hắn biết Nhị Thánh sẽ không đá hắn ra nhưng nếu vì ôm việc không làm tốt dẫn đến sai lầm thì hắn có mười cái đầu cũng không đủ cho Nhị Thánh chém.

Lần này khả năng cao triệu Lý Bảo về là để vùng trong vùng ngoài triệt để mài chết thế gia một đòn cuối, có lẽ Nhị Thánh đã không còn kiến nhẫn cùng thế gia rồi.

“ Việc đóng thuyền mới đến đâu rồi?” Lý Từ Huy lại hỏi một vấn đề khác.

“ Khởi Bẩm Bệ hạ, dự án đại thuyền biển xa đã được tầm 50% Mười xưởng đóng thuyền đều đang hoạt động hết công suất, dự định cuối năm nay sẽ hoàn thành….” Lý Thuận nắm rất vững thông tin mà thốt lên.

“ Tốt….” Lý Từ Huy gấp lại tấu chương cảm thấy cối cùng cũng có việc làm cho nàng thoải mái một chút.

Nhìn lên hải đồ thế giớ mà nàng dựa vào trí nhớ vẽ lên, Huy quả thật ưng ý vô cùng. Kết quả này chính là nàng dựa vào khi rơi vào trạng thái kia mà cố sống cố chết nhớ lại hải đồ chi tiết cùng chuẩn nhất tỉ lệ có thể mà ghi lại sau đó vẽ lên.

Lần này phải làm một chuyến đi rất xa rồi.

Trung tuần tháng trung , Đại Tống cử sứ thần đến Đại Việt cầu thân cũng là lúc mà hàng hóa điên cuồng tấp nập từ Tu Long trại theo dòng sông nhỏ Phần Long chạy về Tây Bắc hướng, xông thẳng tới Yên Mã Sơn.

Đường thuỷ “thông suốt” các chuyên gia Mộc tộc cùng thợ Thăng Long đóng bè thì miễn bàn, nói là bè chứ thực đây là thuyền đáy vuông hình thức đơn giản.

Sông Phần Long rất bé tầm 20-35m rộng nhưng được cái nước khá tốt, đoạn ở Tu Long Trại hai bên lạ là nền đá cứng cho nên không nói nhiều ngăn sông đổ xi măng mau khô ( bớt thạch cao) xây dựng một con mương 250m dài tích hợp các ụ tua bin quay máy cơ khí. Đầu tiên là xưởng mộc với cưa máy ầm ầm tạo thành các ván gỗ tốt đẹp.

Từ đó ghép lại đóng thuyền một đáy bằng đơn giản nhất. Nhét khe sơ tre, dừa gia cố nhựa đường bên ngoài chống thấm. Kể từ đó nơi này không thiếu thuyền nhỏ 7-8m đơn sơ nhưng chắc chắn.

Thuyền theo sông đến đoạn thác thì bị kéo lên bờ vận chuyển xuống dưới thác. 3 cái thác nước lớn bé chia sông thành bốn đoạn Yên Mã sơn nắm ở đoạn số ba.

Từ đó thực tế 45 thuyền nhỏ đơn sơ bố trí chia đều ở mỗi đoạn sông. Từ đó vật liệu đến thác sẽ bị chuyển lên bờ và chung chuyển xuống dưới thác nước mà đi tiếp.

Giao thông đã liền mạch. Từ Tu Long Trại đến Yên Mã Sơn chỉ còn mất hai ngày đường thuỷ mà thôi.

Nộ Lô ( nuluo) , Thai Lô (Luosheng) Hoành Lô ( Shengluopi), Phượng Lô ( Geluofeng) Thính Lô ( Piluoge).