Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Chương 494: Chúa công, Kinh Châu xảy ra đại sự rồi (2)



Hoàng Thừa Ngạn, Hoàng Tổ, Vương Uy, Vương Sán, Hàn Huyền cũng sĩ tộc Kinh Tương cũng rối rít quỳ rạp xuống đất, cùng kêu lên: "Cung thỉnh Tào công lưu thủ Kinh Châu".

Tiếng bước chân nặng nề vang lên, Trương Nhiệm trong trang phục thường ngày bước thẳng vào trong trướng. Hắn ôm quyền nhìn Nghiêm Nhan nói: "Lão tướng quân vội vã triệu tập mạt tướng từ Gia Manh Quan về đây, chẳng hay có chuyện gì khẩn cấp?"

Nghiêm Nhan nói: "Mạnh Đạo (tên chữ của Trương Nhiệm) hãy hỏi nhị vị đại nhân đi. Trong lòng lão phu cũng rất hoài nghi".

Trương Nhiệm nhìn xung quanh thì thấy Phí Thi, Vương Luỹ, Vương Bình đang đứng trang nghiêm trong trướng. Hắn vội vàng ôm quyền nói: "Thì ra là nhị vị đại nhân còn cả Tử Quân (tên chữ của Vương Bình) đều ở đây. Mạt tướng thật sự thất lễ".

Phí Thi cười nói: "Tướng quân không cần lưu tâm".

Nghiêm Nhan khoát tay nói: "Nhị vị đại nhân, Mạnh Đạo, Tử Quân mời ngồi".

Sau khi năm người phân chia chủ khách ngồi xuống, Phí Thi đột nhiên ho khan một tiếng rồi hắn hỏi Nghiêm Nhan và Trương Nhiệm: "Tại hạ mạo muội hỏi nhị vị tướng quân một câu: Nhị vị trấn giữ Gia Manh Quan, Kiếm Các, chiến đấu vì ai?"

Nghiêm Nhan không đáp.

Trương Nhiệm lại chắp tai nhìn về phương nam xa xa, cao giọng nói: "Đương nhiên chiến đấu vì chúa công".

Phí Thi lại hỏi: "Vậy vì sao phải chiến đấu vì chúa công?"

"Cái này…" Trương Nhiệm ngập ngừng rồi hắn miễn cưỡng đáp: "Đương nhiên là vì triều đình trấn thủ Tây Xuyên mà chiến đấu".

"Được" Phí Thi nói: "Vậy đương kim thiên tử ở đâu?"

Trương Nhiệm trả lời: "Lạc Dương".

Phí Thi nói: "Thiên Tử ở Lạc Dương, Lương hầu lại là Thừa tướng. Nhị vị tướng quân trấn thủ Gia Manh Quan, Kiếm Các lại ngăn cản quân triều đình vào Xuyên vậy không phải là phạm thượng, làm loạn sao?"

Trương Nhiệm nói: "Công Cử (tên chữ của Phí Thi) đại nhân nói lời ấy sai rồi. Mã Dược tuy là tướng nhà Hán nhưng thật ra là Hán tặc. Thiên Tử tuy ở Lạc Dương thật ra bị Mã đồ phu chèn ép không có tự do. Chúa công lại thuộc dòng dõi Hán thất, tự nhiên ra sức vì triều đình, trấn thủ nơi khởi nghiệp của nhà Hán. Chúng ta há có thể để mặc cho phản quân của Mã đồ phu tiến vào Tây Xuyên sao?"

Nghiêm Nhan từ nãy tới giờ vẫn chưa lên tiếng lúc này mới đột nhiên nói: "Mạnh Đạo không cần phải nói những lời này. Thật ra ta và người đều biết chuyện gì đang xảy ra. Tây Xuyên là Tây Xuyên của người Tây Xuyên, há có thể để cho một người ngoài như Mã đồ phu tranh giành sao? Đây cũng là lý do lão phu và Mạnh Đạo trấn giữ Gia Manh Quan và Kiếm Các, ngăn cản đại quân Lương Châu và Tây Xuyên".

Trương Nhiệm cũng không phản bác. Hiển nhiên hắn đồng ý với lý do của Nghiêm Nhan. Trên thực tế quả có chuyện như vậy.

Phí Thi mỉm cười, vui vẻ nói: "Hay cho lão tướng quân dám nói thẳng. Tại hạ vẫn còn muốn hỏi lão tướng quân: Phụ tử Lưu Yên, Lưu Chương chẳng lẽ là người Tây Xuyên sao? Ngô Ý, Bàng Hy chẳng lẽ là người Tây Xuyên sao? Đổng Phù, Triệu Vĩ tuy là người Xuyên nhưng tổ phụ của chúng đã di cư vào Trung Nguyên. Trên thực tế cũng không thể được coi là người Tây Xuyên".

Phí Thi vừa dứt lời, Vương Luỹ đã tiếp lời: "Hiện tại Tây Xuyên đã sớm bị người ngoài cầm quyền. Nhị vị tướng quân hãy mở to mắt nhìn xem tình cảnh của chúng ta, những người Tây Xuyên thật sự như thế nào? Trương Tùng đại nhân tài năng hơn người nhưng cũng chỉ làm chức quan hèn mọn. Bàng Hi, Triệu Vĩ vì a dua nịnh nọt nên quyền cao chức trọng. Đổng Phù, Ngô Ý không thể cầm quân ra trận giết giặc, không đủ uy danh để chấn nhiếp ba quân nhưng lại nắm giữ binh quyền., Nhị vị tướng quân dũng mãnh nổi danh ba quân tướng sĩ Tây Xuyên nhưng chỉ là một Thiên tướng, trấn thủ quan ải hiểm yếu nơi biên thuỳ xa xôi. Thủ hạ dưới trướng cũng không quá hai, ba ngàn quân. Chẳng lẽ đây alf điều nhị vị tướng quân muốn nhìn thấy ở Tây Xuyên sao? Chẳng lẽ nhị vị tướng quân không tiếc bị rơi đầu, bầu máu nóng rơi vãi, da ngựa bọc thây vì một Tây Xuyên như này sao?"

"Cái này…".

Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan cùng cứng họng. Nói tới việc ra trận giết địch thì cho dù một trăm Phí Thi, Vương Luỹ cũng không phải đối thủ của hai người. Còn nói về tài hùng biện thì chỉ e một ngàn Trương Nhiệm, Nghiêm Nhan cũng không thể sánh được với Phí Thi, Vương Luỹ. Thực sự một Tây Xuyên hiện tại cũng không phải là Tây Xuyên mà hai người hy vọng.

Phí Thi hít một hơi thật sâu. Hắn đè nén sự kích động trong lòng xuống nói tiếp: "Chuyện của Nhâm công (Nhâm Kỳ), Cổ công (Cổ Long), nhị vị tướng quân hẳn cũng không xa lạ gì? Nói về lòng trung thành, có thể nói Nhâm công, Cổ công luôn trung thành, tận tâm với Lưu Yên nhưng kết cục thì như thế nào? Không phải chính Lưu Yên đã mượn thanh đao của Đông Châu sĩ giết chết sao?"

Vương Luỹ nói: "Tại sao Lưu Yên lại làm như vậy? Bởi vì uy tín của Nhâm công, Cổ công rất cao, uy hiếp địa vị làm chủ của Lưu Yên. Lưu Yên hoàn toàn không hy vọng người Tây Xuyên chúng ta một ngày nào đó có thể chân chính nắm giữ vận mệnh của mình".

Trương Nhiệm nói: "Vậy nếu một khi Mã đồ phu vào Xuyên, người Tây Xuyên chúng ta có thể chân chính nắm giữ vận mệnh của mình không?"

Phí Thi nói: "Trương Tùng đại nhân đã mang theo địa đồ Tây Xuyên tự mình đã vẽ ra. Tài năng của Trương Tùng đại nhân hẳn nhị vị tướng quân đã biết rõ. Chúng ta tin tưởng Trương Tùng đại nhân có thể giành được lợi ích xứng đáng cho người Tây Xuyên. Với trí thông minh của đại nhân, nếu như Mã thừa tướng muốn giở trò, nhất định sẽ không qua được con mắt đại nhân".

Đột nhiên Vương Bình nói: "Nhị vị đại nhân, lão tướng quân, Mạnh Đạo. Tại hạ xuất thân hàn vi. Tại hạ muốn đứng ở lập trường dân chúng Tây Xuyên nói mấy câu, không biết chư vị có nguyện ý nghe không?"

Nghiêm Nhan khoát tay nói: "Tử Quân cứ nói, đừng ngại".

Vương Bình nghiêm nghị nói: "Dân chúng Tây Xuyên đều không hy vọng đánh giặc. Bọn họ không cần biết làm chủ Tây Xuyên là họ Lưu hay họ Mã. Bọn họ chỉ hy vọng Tây Xuyên không xảy nạn binh đao. Chư vị không ngại hãy nhìn qua Quan Trung của Lương hầu, nhìn lại Kinh Châu của Lưu Biểu trấn giữ, Tôn gia trấn giữ Giang Đông, còn cả Viên Thiệu trấn giữ đất Hà Bắc. Chẳng hay chư vị có phát hiện gì không?'

Nghiêm Nhan nghiêm nghị nói: "Theo như lão phu biết, Quan Trung mưa thuận gió hoà, dân chúng sung túc. Quan Đông tai hoạ liên miên, dân chúng lầm than".

Phí Thi gật đầu nói: "Dân chúng Quan Trung giàu có bởi vì bọn họ nộp thuế ruộng đất rất nhẹ. Ngoại trừ tá điền của các đồn điền phải nộp cho quan phủ sáu phần thu hoạch, những dân chúng có đất đai riêng của mình chỉ cần nộp một nửa phần thu hoạch của mình. Chư vị hãy nhìn lại Tây Xuyên của chúng ta thế nào: Thuế rộng đất là năm phần thu hoạch".

Hai hàng mi đang cau lại của Trương Nhiệm dần dần dãn ra.

Trên thực tế Trương Nhiệm và Vương Bình cũng giống nhau, cả hai đều xuất thân hàn vi, từ nhỏ đã quen với sự gian khổi của dân chúng. Cũng bởi do địa lý liền nhau, tin tức về Quan Trung, Kinh Châu vẫn được những thương nhân đi khắp bốn phương mang vào Tây Xuyên. Từ đó dân chúng Tây Xuyên mới biết tới hiện trạng của cuộc sống dân chúng Quan Trung.

Sự hấp dẫn của cuộc sống ổn định, yên ổn, giàu có, hàng năm có rất nhiều tá điền Tây Xuyên không kế sinh nhai bỏ Tây Xuyên di cư tới Quan Trung. Tất thảy những điều này Trương Nhiệm đều biết.

Trong khi đó điều quan trọng nhất chính là Mã Dược hiện là thế lực quân phiệt cát cứ lớn nhất. Cho dù là Kinh Châu Lưu Biểu hay Giang Đông Tôn Quyền hay ngay cả Hà Bắc Viên Thiệu mấy người này chỉ chấp nhận số phận bị đánh chứ ngược lại không thể nào thảo phạt Mã Dược. Nói cách khác chỉ có nằm dưới sự thống trị của Mã Dược, dân chúng mới tránh khỏi hoạ tai ương binh đao.

Trương Nhiệm bùi ngùi nói: "Kỳ thật mạt tướng cũng hiểu được. Nếu để Lương hầu vào làm chủ Tây Xuyên, đối với dân chúng Tây Xuyên thì nđây là phúc chứ không phải là hoạ. Nhưng vấn đề là, lão tướng quân cùng mạt tướng chỉ có mấy ngàn binh mã, Đổng Phù, Ngô Ý lại nắm trong tay mười mấy vạn đại quân. Nếu chúng ta cứ tuỳ tiện khởi binh, chỉ e là lấy trứng chọi đá".

"Điều này tướng quân không cần phải lo lắng" Phí Thi mỉm cười nói: "Tất thảy chúng ta cứ chờ tin tức của Trương Tùng đại nhân từ Lạc Dương. Thế nhưng trước khi nhận được tin tức của Trương Tùng đại nhân, chư vị không được bất cẩn tiết lộ việc thương nghị hôm nay ra ngoài. Nếu không thì chỉ những người ngồi ở đây hôm nay đều không thoát khỏi cái chết".

Nghiêm Nhan, Trương Nhiệm, Vương Luỹ, Vương Bình cùng thề thốt: "Nếu việc hôm nay có nửa câu tiết lộ ra ngoài, ngày sau tất chết dưới loạn tiễn".

Mã Dược đang thiết tiệc trong đại sảnh của tướng phủ, tẩy trần cho Trương Tùng. Trương Tùng ngồi ghế khách quý trên cao. Gương mặt xấu xí thường ngày của Trương Tùng, hôm nay đang rạng ngời. Quả thực sự hậu đãi của Thừa tướng Mã Dược đã vượt qua suy nghĩ của Trương Tùng bởi vậy càng làm Trương Tùng tin tưởng hơn vào tương lai của Tây Xuyên.

"Tới tới tới" Mã Dược giơ cao chung rượu, nhìn Trương Tùng nói: "Chúng ta hãy kính Vĩnh Niên một chung nữa".

"Thừa tướng" Trương Tùng vội khoát tay nói: "Tại hạ thật sự không uống được rượu. Uống tiếp sẽ say".

"Say thì cho say" Mã Dược cười to nói: "Chư vị hôm nay ở đây không say không về, ha ha ha".

Đang trong lúc đối ẩm thì chợt có viên tiểu lại bước vào, hắn thì thào vào tai Giả Hủ mấy câu, Giả Hủ biến sắc, hắn vội đưa mắt ra hiệu cho Mã Dược sau đó hắn lấy cớ là đi thay trang phục (trong cổ văn "Thay y phục" chính là đi vệ sinh) rồi cáo từ đi ra ngoài, Mã Dược hiểu ý. Một lát sau hắn cũng lấy cớ rời khỏi bàn tiệc đi vào phòng sau. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com

Khi thấy Mã Dược đi vào, Giả Hủ liền tiến lên nghênh tiếp, hắn hấp tấp nói: "Chúa công, Kinh Châu xảy ra đại sự rồi".

Mã Dược hỏi: "Đã xảy ra chuyện gì?"

Giả Hủ nói: "Lưu Biểu đã chết. Sĩ tộc Kinh Tương đã nghênh đón Tào Thào vào làm chủ Kinh Châu".

"Cái gì?" nghe vậy Mã Dược kinh hãi, hắn thất thanh nói: "Tào Tháo có thể làm chủ Kinh Châu nhanh như vậy sao? Rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì vậy?"

Giả Hủ nói: "Cái này Hủ cũng không rõ lắm, phải đợi Tử Nghiêm tới mới có tin tức chính xác".

Trong lúc hai người đang nói chuyện thì Pháp Chính, Lý Túc cũng mượn cớ đi vào phòng sau.

Mã Dược vội vàng hỏi Lý Túc: "Tử Nghiêm, rốt cuộc là đã xảy ra chuyện gì vậy?"

"Chúa công, chuyện là thế này" Lý Túc sắp xếp lại suy nghĩ rồi nói: "Kể từ khi sĩ tộc Kinh Tương chủ trương để Lưu Biểu nghênh đón Tào Tháo vào Kinh Châu thì Lưu Biểu đã bắt đầu hoài nghi sĩ tộc Kinh Tương có dụng tâm nghênh đón Tào Tháo làm chủ Kinh Châu vì vậy Lưu Biểu mới âm thầm sắp đặt mưu kế, mưu đồ diệt trừ Tào Tháo và toàn bộ sĩ tộc Kinh Tương".

Mã Dược nói: "Không ngờ Lưu Biểu lại có quyết tâm này. Xem ra hắn cũng không phải là một người ngu ngốc".

Lý Túc nói: "Đối với Lưu Biểu, không chỉ có chúa công nhìn nhận sai mà ngay cả những sĩ tộc Kinh Tương thân tín nhất của hắn cũng nhìn sai. Trên thực tế giới sĩ tộc Kinh Tương không hề phát hiện âm mưu của Lưu Biểu. Theo như tin tức của mật thám báo về, Lưu Biểu bị người bán đứng nên mới thất bại trong gang tấc".

Mã Dược nói: "Rốt cuộc thì Lưu Biểu đã sắp xếp như thế nào?"

Lý Túc nói: "Lưu Biểu lấy lý do bảo vệ xung quanh Tương Dương nên mới sai trưởng tử Lưu Kỳ đi núi Võ Lăng, mượn hai ngàn dã nhân Phiên binh. Hắn lại sai tòng tử Lưu Bàn chỉ huy năm ngàn tinh binh từ Du huyện, Trường Sa tới Công An, lại sai Trương Doãn âm thầm chuẩn bị tiếp ứng, bất kỳ lúc nào cũng có thể chuyển năm ngàn tinh binh của Lưu Bàn sang bắc Trường Giang".

"Sau khi tất cả sự chuẩn bị diễn ra xong xuôi, Lưu Biểu mới thiết yến ở phủ Kinh Châu mục, thiết yến tất cả sĩ tộc Kinh Tương cùng với Tào Tháo, đợi khi mọi người đã tới đông đủ hắn lại ra lệnh Phiên binh khống chế toàn thành Tương Dương. Khi tất cả sĩ tộc Kinh Tương và Tào Tháo đều bị giết, Lưu Bàn sẽ dẫn đại quân đánh tới Tương Dương, một đòn đánh tan đại quân Kinh Châu thủ hạ của Hoàng Tổ, vương Uy, Sái Mạo".

Giả Hủ gật đầu nói: "Có thể nói kế hoạch này sắp đặt đến một gọt nước cũng không lọt. Nếu như không bị người tiết lộ bí mật từ trước, có thể nói sẽ hoàn toàn thành công".

Pháp Chính phụ hoạ: "Quả thật như thế, một khi sĩ tộc Kinh Tương hoàn toàn bị diệt. Thuỷ bộ đại quân Kinh Châu sẽ như rắn mất đầu, Lưu Biểu sẽ hoàn toàn phân hoá được chúng".