Hậu Cung Chân Hoàn Truyện

Quyển 8 - Chương 43: Chương 22 - phần 01



Kiếpngười tựa giấc chiêm bao[39]

[39]Trích Ô dạ đề - Tạc dạ phong kiêm vũ của Lý Dục. Dịch thơ: Nguyễn Chí Viễn.Nguyên văn Hán Việt: Toán lai phù sinh nhất mộng - ND.

Ngày Mười một tháng Bảy năm Càn Nguyên thứba mươi, Huyền Lăng băng hà ở Hiển Dương điện, hưởng dương bốn mươi ba tuổi,thụy hiệu Thánh Thần Chương Vũ Hiếu Hoàng đế, miếu hiệu Hiến Tông.

Hoàng thái tử kế vị ngay tại linh tiền, đạilễ đăng cơ được cử hành ở Thái Cực điện, chiếu chỉ sắc phong thái hậu cũng đượcban ra ngay sau đó. Để tránh việc kỵ húy giữa các huynh đệ, Nhuận Nhi đổi tênthành Thư Nhuận. My Trang là mẹ ruột của Thư Nhuận nên được truy phong làmChiêu Huệ Ý An Thái hậu, tôi là mẹ nuôi của Thư Nhuận nên đương nhiên cũng trởthành thái hậu, được vào làm chủ Di Ninh cung. Nhuận Nhi là đứa con có hiếu, lễtôn phong thái hậu được tổ chức long trọng vô cùng, quy cách thậm chí còn vượttrên cả lễ đại hôn của hoàng đế. Vạn dân trong khắp thiên hạ không có ai làkhông vui mừng, các nước chư hầu và các nước lân bang của Đại Chu đều phái sứthần tới chúc mừng Thư Nhuận đăng cơ lên làm hoàng đế, chúc mừng tôi trở thànhthái hậu, đồng thời còn dâng cho tôi tôn hiệu “Minh Ý”, kể từ đó, tôi thườngđược gọi là Minh Ý Hoàng thái hậu. Tân đế còn ít tuổi, vốn cần Thái hậu buôngrèm nhiếp chính, nhưng tôi lấy cớ nhiều bệnh để từ chối, sai Huyền Phần đảmnhận trọng trách này, còn bản thân thì chỉ thỉnh thoảng mới nói ra đôi lời từtrong chốn thâm cung.

Ghế phượng ở trên cao như thể vượt tầngmây, thế nhưng sự ấm lạnh thì chỉ có người trong cuộc mới biết được.

Lũ Nguyệt Khai Vân quán nay đã trở thànhnơi ở của Dư Hàm, những gốc hợp hoan được mang trở lại từ Lục Nghê cư của DiệpLan Y đều rất tươi tốt, cành lá dày đặc xanh um, khung cảnh xung quanh đã lạigiống như thuở năm nào.

Đang dịp cuối xuân, đã lác đác có nhữngbông hợp hoan màu hồng yêu kiều khoe sắc. Hàm Nhi lúc này đang đứng dưới cửasổ, cầm một cây bút vừa nhúng đẫm mực, nghiêm túc viết: “Khách từ phương xatới, nửa tấm lụa tặng ta. Biệt ly ngàn vạn dặm, lòng người chẳng phôi pha. Thêuuyên ương một cặp, cắt làm chăn hợp hoan. Dùng tơ dài tô điểm, kết may viềnchung quanh. Lấy keo sơn gắn chặt, chẳng thể nào cách ngăn[40].”

[40]Trích Khách tòng viễn phương lai, không rõ tác giả. Dịch thơ: Điệp Luyến Hoa.Nguyên văn Hán Việt: Khách tòng viễn phương lai, di ngã nhất đoan ỷ. Tương khứvạn dư lý, cố nhân tâm thượng nhĩ. Văn thái song uyên ương, tài vi hợp hoan bị.Trước dĩ trường tương ty, duyên dĩ kết bất giải. Dĩ giao đầu tất trung, thuỳnăng biệt ly thử - ND.

Ánh dương mỏng manh từ trên cao chiếuxuống, bóng cây mờ mờ như in lên khuôn mặt non nớt, trắng trẻo của Hàm Nhi.Thằng bé dường như không hiểu ý nghĩa của mấy câu thơ ấy lắm, vừa đọc vừa ngâmnga. Chợt một làn gió mát thổi lại khiến cánh cửa sổ đang mở rộng không ngớtđung đưa làm phát ra những tiếng kẽo kẹt rất dài, vô tình có mấy cánh hoa hợphoan bị gió thổi rụng bay tới đậu lại trên chiếc bàn đóng bằng gỗ tử đàn, tuykhông phát ra chút âm thanh nào nhưng lại như đánh vào lòng người.

Có lẽ rất nhiều năm trước đây, Huyền Thanhcũng từng như thế, ung dung đứng dưới cửa sổ mà viết về cuộc đời vốn dĩ phảiphong lưu tiêu sái, không gặp chút trở ngại nào của y.

Lòng tôi bất giác thầm đau nhói, những giọtlệ rốt cuộc cũng lã chã tuôn rơi.

Vừa khéo lúc này Hàm Nhi ngẩng lên, nhìnthấy tôi đang rơi nước mắt, vội vàng đi tới nắm chặt lấy bàn tay tôi, lo lắnghỏi: “Tại sao mẫu hậu lại khóc thế?”

Tôi mỉm cười, nói: “Mẫu hậu bị gió thổi vàomắt đấy thôi, không sao cả.”

Tôi cầm khăn tay, giúp thằng bé lau đinhững giọt mồ hôi trên trán, dịu dàng cất tiếng dặn dò: “Nếu mệt rồi thì hãynghỉ ngơi một lát đi.”

Hàm Nhi khẽ lắc đầu, nói: “Lấy keo sơn gắnchặt, chẳng thể nào cách ngăn. Nhi thần vẫn chưa hiểu lắm, sau khi lấy keo sơngắn chặt rồi, chẳng lẽ thật sự không thể cách ngăn ư?” Nó ngẩng đầu lên, trongcặp mắt ngây thơ chứa chan những tia tò mò. “Chân tướng là như thế nào, mẫu hậucó biết chăng?”

Tôi đưa tay khẽ xoa đầu thằng bé. “Mẫu hậucũng không biết. Trong các vị hoàng thúc của con thì lục thúc là người có họcthức uyên bác nhất, đáng tiếc y đã chẳng còn tại thế nữa rồi. Con nên chịu khóhọc theo lục thúc của con nhiều một chút, nhất định phải bác học, đa tài mớiđược.” Hơi dừng lại, tôi khẽ vuốt ve bờ má thằng bé vẻ cưng nựng. “Mẫu hậu đểcon ở lại chỗ này chính là có ý như vậy.”

Hàm Nhi trả lời vẻ cực kỳ nghiêm túc: “Nhithần nhất định sẽ không phụ sự kỳ vọng của mẫu hậu.”

Tôi gật đầu một cái thật mạnh, Cận Tịchđứng bên khẽ nói: “Thái hậu, cửu Vương phi đang chờ người ở Di Ninh cung đấy.”

Tôi đưa tay xoa đầu Hàm Nhi. “Mẫu hậu vềcung trước đây.”

Thằng bé đáp “vâng” một tiếng. Tôi đã đi xanhưng vẫn không kìm được ngoảnh đầu nhìn lại, thấy giữa cơn mưa hoa lất phất,thần thái cùng khí độ của Hàm Nhi trông càng lúc càng giống với y năm xưa. Tựnơi đáy lòng tôi bất giác trào dâng mấy tia chua xót, một chút dịu dàng, đôinét thê lương, ngoài ra còn có mấy phần thư thái.

Ngọc Nhiêu và Huyền Phần lấy nhau đã nhiềunăm, nhưng lại chỉ có một người con gái, vương vị chẳng có ai kế thừa, khótránh khỏi có chút không vui.

Tôi muốn cất lời an ủi nhưng rồi suy nghĩmột chút bèn nói: “Dù sao Dư Triệt cũng được gửi nuôi ở phủ Bình Dương Vươngnhiều năm rồi, từ nhỏ đã coi bọn muội như cha mẹ, chi bằng hãy để Bình DươngVương nhận nó làm con thừa tự đi.”

Ngọc Nhiêu vốn rất thương yêu Dư Triệt, bấtgiác mỉm cười, nhưng rồi lại lo lắng nói: “Như vậy thì lục Vương gia chẳng phảisẽ tuyệt tự ư?”

Tôi mỉm cười điềm đạm. “Không sao, ta đãquyết định để Hàm Nhi kế thừa hương hỏa của Thanh Hà Vương rồi.” Ngọc Nhiêu cảkinh, không kìm được bật thốt: “Triệu Vương là độc tử của Thái hậu, sao có thểgia nhập vào bàng chi của hoàng thất được, việc này ngàn vạn lần không thể.”

Ngoài cửa sổ gió thổi vi vu, sắc xuân ngợpkhắp, khung cảnh thực là tươi đẹp vô cùng. Ánh mắt tôi lúc này trong veo tựanhư mặt nước hồ thu, vô cùng tĩnh lặng: “Cha mẹ thương con thì phải vì con màsuy tính lâu dài. Nhuận Nhi không phải con ruột của ta, ta bây giờ lại là tháihậu, có lẽ có rất nhiều người nghi ngờ ta sau này sẽ nảy lòng riêng mà phếtruất Nhuận Nhi. Ta đã từ chối buông rèm nhiếp chính rồi, bây giờ còn phải sắpxếp cẩn thận cho Hàm Nhi nữa, bằng không sau này giữa hai cung mà nảy sinh hiềmkhích thì không chỉ làm tổn hại tới tình mẹ con, còn khiến Hàm Nhi bị cuốn vàocuộc tranh đoạt ngôi đế, cả đời không được yên ổn. Chỉ khi gia nhập bàng chirồi, không còn khả năng kế vị nữa, vậy thì nó mới có thể vĩnh viễn bình an.”

Ngọc Nhiêu lộ vẻ thấu hiểu, gật đầu tánđồng.

Buổi chiều hôm ấy, tôi cảm thấy buồn ngủ,liền nằm chợp mắt trên chiếc sạp gỗ tử đàn ngay dưới cửa sổ ở Di Ninh cung. Tôinằm mơ thấy Huyền Thanh, y mỉm cười rất mực dịu dàng, vừa xoa trán tôi vừa khẽnói: “Hoàn Nhi, bây giờ đã không còn chuyện gì có thể làm nàng sợ nữa rồi.”

Giữa cơn mơ, tôi không kìm được buồn bãnói: “Nếu năm đó ở chùa Cam Lộ chúng ta có thể cùng nhau cao chạy xa bay thìtốt biết bao, muội chẳng tiếc gì ngôi thái hậu này.” Hơi dừng một chút tôi rơmrớm lệ nói tiếp: “Huynh biết không, muội vừa hạ chỉ để Hàm Nhi kế thừa huyếtmạch của huynh rồi đấy.”

Y khẽ gật đầu. “Ta vẫn luôn coi nó như conruột của mình.”

Y mỉm cười rời đi, xung quanh hoa bay lượnngợp trời.

Tôi bàng hoàng thức giấc, trước mắt là mộtkhung cảnh tuy hoa lệ nhưng cực kỳ xa lạ, bên ngoài bức rèm châu chợt có mộtcặp én nhẹ nhàng bay qua, khẽ hót lên một tiếng. Từ trong lò hương, những lànkhói màu trắng sữa lững lờ bay ra. Ngoài sân, ánh tà dương phủ khắp, thế nhưngchung quanh lại trống trải không có lấy một bóng người, tới lúc này tôi mớigiật mình phát giác mình hiện giờ đã là đương kim thái hậu của Đại Chu.

Tôi chẳng qua mới ngoài ba mươi tuổi, vậymà đã là thái hậu rồi. Thái hậu? Tôi khẽ cười một tiếng thê lương, dù thân phậntôn quý biết bao nhiêu, dù vinh hoa phú quý có nhiều đến nhường nào thì tôicũng chỉ có cái vẻ ngoài hoa lệ mà thôi, kỳ thực chẳng khác gì cô hồn dã quỷsống vất vưởng giữa cuộc đời này.

Sau một hồi lâu ngơ ngẩn, tôi liền gọi cungnữ vào trang điểm giúp mình. Tiểu Doãn Tử thấy tôi đã thức giấc thì mới đi vào,ghé đến bên tai tôi khẽ nói: “Thái hậu, cung nữ ở Phượng Nghi cung vừa đến bẩm,hôm nay Chu thị nghe thấy tiếng pháo mừng thì liền hỏi có phải tân đế đã đăngcơ rồi không.”

Tôi đưa mắt nhìn tấm dung nhan đoan chínhtrong gương, bất giác cười lạnh, nói: “Nàng ta vẫn còn nhớ tới việc này ư?” Sauđó liền chậm rãi đứng dậy. “Ai gia đã lâu lắm không gặp Chu thị rồi đúngkhông?”

Tiểu Doãn Tử cúi đầu, cung kính đáp: “Dạ,đã sáu năm rồi.”

Tôi cười tươi, nói: “Hôm nay Hoàng thượngđăng cơ, thiên hạ cùng vui, ai gia cũng nên đi thăm hỏi cố nhân một chút.”

Tiểu Doãn Tử khuyên nhủ: “Phượng Nghi cungtrống vắng đã lâu, Chu thị danh phận còn chưa định...”

Tôi chỉnh lại dải tua trên áo. “Cớ gì màdanh phận của nàng ta còn chưa định chứ?” Sau đó lại bật cười. “Phải rồi, chỉ ebây giờ nàng ta vẫn còn trông đợi vào cái gọi là danh phận chưa định ấy, do đómới mong tân đế đăng cơ. Nàng ta lẽ nào chưa thôi hy vọng vào việc Tề Vương cóthể ngồi lên ngôi đế? Hay là nàng ta nghĩ sau khi Tấn Vương nối dòng đại thốngthì nàng ta sẽ được thả ra khỏi Phượng Nghi cung và trở thành thái hậu?”

Tiểu Doãn Tử vội cười trừ, nói: “Thị mànghĩ thế thì đúng là si tâm vọng tưởng! Thái hậu để cho thị sống đến bây giờ đãlà nhân từ lắm rồi!”

Tôi bình tĩnh nói: “Đi thôi!”

Xe phượng đi vừa nhanh vừa vững, phía ngoàisắc xuân phủ khắp nơi nơi, khiến người ta mê đắm. Bên ngoài Phượng Nghi cungmuôn hoa đua nở, nguyên một tòa cung điện tráng lệ như lặng lẽ ẩn mình giữa mộtvùng bát ngát cỏ hoa, chẳng thể nhìn ra nơi đây đã sáu năm rồi chẳng được mấyai ngó ngàng tới.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, sau bao nămkhông gặp, chẳng rõ Chu Nghi Tu bây giờ đã biến thành bộ dạng như thế nào?

Tôi đang suy tư, cung nữ bên trong biết làtôi đã đến, liền chậm rãi mở cửa ra, rồi kế đó tất cả cung nữ, thái giám cùngquỳ xuống nghênh đón. Tôi dựa theo trí nhớ từ nhiều năm trước, bám vào tay TiểuDoãn Tử chậm rãi đi vào Phượng Nghi cung. Đi qua vườn hoa, đi qua dãy hành langdài, tôi thấy Hàm Quang điện ở mé tây cùng Lương Phong điện ở mé đông đều chẳngcó gì thay đổi, khung cảnh vẫn hệt như xưa.

Tôi bất giác mỉm cười, Chu Nghi Tu bây giờquả thực vẫn là hoàng hậu.

Chậm rãi cất bước tới gần Chiêu Dương điệnnăm nào, mấy con bồ câu vụt bay từ dưới đất lên, đập cánh bay đi xa tít, dầndần biến mất giữa bầu trời. Tôi hỏi ả cung nữ quản sự: “Hoàng hậu vẫn thườngchăm chú nhìn đám chim bồ câu này như ngày trước chứ?”

Ả cung nữ đó thấp thỏm, bất an đáp: “Mấynăm trước thì là như vậy, nhưng bây giờ mắt bà ta đã không được tốt lắm, do đókhông còn cả ngày ngắm chim bồ câu nữa rồi.” Thị vừa nói vừa run rẩy đưa mắtliếc nhìn tôi, lại nói tiếp: “Tuân theo lời dặn dò của Thái hậu, lũ chim bồ câunày già rồi thì lại được nuôi lứa mới, bất cứ lúc nào cũng đều hoạt bát vàthích bay.”

Tôi nhìn thị bằng ánh mắt khen ngợi. “Tốtlắm.”

Thị dẫn tôi đi về phía trước. “Bà ta đang ởbên trong.” Dứt lời bèn mở cửa điện giúp tôi, rồi lùi về phía sau mấy bước.Chiêu Dương điện lúc này có hơi u ám, tôi nhất thời bị hoa mắt nên chẳng thểnhìn thấy được gì, mãi một lúc sau mới quen dần và nhìn thấy bóng dáng Chu NghiTu trong điện.

Nàng ta đang ngồi quay lưng về phía tôingay dưới cửa sổ. Cửa sổ sớm đã bị bịt chặt lại bằng ván gỗ, chỉ để lại một cáilỗ nhỏ để thông hơi mà thôi. Nàng ta vẫn chải tóc theo kiểu Lăng Vân cực kỳđoan chính, đó là kiểu tóc mà chỉ hoàng hậu mới được dùng, cũng là kiểu tóc khixưa nàng ta thích nhất. Chiếc áo phượng chỉ dành cho hoàng hậu vẫn được nàng tamặc trên người, có điều sớm đã bạc màu, nếu nhìn kĩ còn có thể thấy được nhữngnếp nhăn cũ kĩ, giống hệt như nàng ta lúc này vậy, từ trong mỗi lỗ chân lôngđều toát ra sự ẩm mốc và lụn bại.

Nàng ta bình tĩnh nói: “Là ngươi tới đó ư?”

Tôi cười, nói: “Xem ra cô vẫn còn tai thínhmắt tinh lắm.”

Nàng ta cất giọng hờ hững: “Hôm nay là ngàytân đế đăng cơ, ngoài ngươi ra thì còn có ai có thời gian rảnh mà tới đây thămbản cung chứ?” Chắc hẳn đã lâu rồi không nói chuyện với người ta, trong giọngnói của nàng ta có một tia khàn khàn không sao giấu được. “Hơn nữa, nếu ngươichưa trở thành thái hậu, ắt hẳn sẽ chẳng tới nơi này đâu.” Nàng ta xoay ngườilại, sự già nua trên khuôn mặt ấy khiến tôi không kìm được lộ ra một tia chấnđộng khó diễn tả bằng lời. Hóa ra nàng ta đã già đến vậy rồi, mái tóc trên đầubạc trắng, sớm đã chẳng còn thích hợp để cài những chiếc bộ dao lung linh, hoalệ.

Nàng ta đưa tay sờ mặt, cất giọng tự giễu:“Bản cung đã già đến mức khiến ngươi phải sợ rồi ư? Đám người bên ngoài kia đềugiống như tượng gỗ vậy, bất kể bản cung biến thành như thế nào thì bọn chúngcũng chẳng chịu nhìn bản cung nhiều thêm dù chỉ một lần.”

Tôi khẽ mỉm cười. “Có gì đâu mà sợ, ai rồicũng sẽ già thôi.”

Nàng ta bước lại gần tôi, nheo mắt lại nhìntôi thật kĩ. “Ngươi vẫn chưa già, nhìn chỉ như người mới ngoài hai mươi, chẳngkhác cái bộ dạng mà bản cung bấy lâu nay vẫn luôn căm ghét chút nào.”

Tôi mỉm cười điềm đạm. “Được cô vương vấnnhiều năm như thế, ai gia lấy làm vinh hạnh vô cùng. Vì sợ cô quên mất bộ dạngcủa mình, do đó ai gia mới không dám già đi đấy.”

Ánh mắt nàng ta đột nhiên trở nên dữ dằn,sau khi chăm chú nhìn búi tóc của tôi một lát liền bất ngờ đưa tay tới vạch nóra một chút, sau đó cả kinh bật thốt: “Hóa ra ngươi đã có nhiều tóc trắng nhưthế rồi!” Vừa nói nàng ta vừa lộ vẻ trầm tư. “Bản cung nhớ là ngươi hãy cònchưa đầy bốn mươi tuổi.”