Em Đến Mùa Hoa Đã Nở

Chương 1: Mùa lá phong



"Bà xem bà đã sinh ra thứ quái vật gì? Nhìn xem nó có giống con người không?"

Tiềm thức, nơi nỗi buồn cũng chẳng thể trôn giấu, nơi những tổn thương đã khắc sâu vào hình hài.

Đàm Nhiễm đứng giữa cõi tâm thức, xung quanh là màn đêm vây kín, không một lối sáng nào hiện hữu cho cô lối đi. Cô đứng giữa tăm tối mịt mù, phía trước là những mảnh ký ức đã cũ, những mảnh ký ức như mảnh vỡ thủy tinh, in hằn gương mặt dữ tợn của cha cùng giọng nói đầy rẫy nguyền rủa.

"Nó không phải con người."

"Nó không phải là con người."

"Thật kinh tởm."

Đấy là những gì cô nhớ về cha, hình ảnh của cha hằn sâu vào trái tim cùng với những lời nguyền rủa. Cạnh một bên là mảnh ký ức về mẹ, một người phụ nữ yếu đuối nhu nhược chẳng thể nào bảo vệ được bản thân mình, cho nên bà ấy cũng chẳng thể bảo vệ được cô.

Cô nhìn thấy gương mặt mẹ giàn giụa nước mắt, bà chỉ biết quỳ gối thỉnh cầu, bà ấy quỳ trước mũi chân người đàn ông ấy cầu xin.

"Ông đừng làm thế, con nó bị bệnh, chỉ là bị bệnh thôi mà..."

"Tôi cầu xin ông... Đừng làm thế..."

Đừng làm thế với đứa con bé bỏng của bà ấy và cũng...

Đừng làm thế với cô.

Người đàn ông ấy ôm đứa nhỏ trên tay, mặc cho đứa bé chỉ mới sinh ra vài ngày trước, trên người đứa bé chỉ có bộ quần áo sơ sinh của bệnh viện, ông ấy nhìn đứa con trắng bệch như xác chết, từng sợi lông tơ trên gương mặt cho đến đôi mày, đôi mi hay là mái tóc cũng một màu bạch kim trắng ngà.

Đứa bé này không phải một đứa trẻ bình thường, đứa trẻ mắc phải căn bệnh bạch tạng, một loại bệnh vô cùng hiếm gặp, ở Đài Đông Nam nghèo nàn nhỏ bé chẳng có một ai mắc phải loại bệnh này, người đàn ông ấy nhìn đứa trẻ như thể một loại mầm bệnh kinh tởm, lần đầu tiên ông ấy nhìn thấy loại bệnh kỳ lạ ấy trên chính đứa con gái của mình, cảm thấy vô cùng ghê tởm, mặc cho người phụ nữ quỳ lạy thỉnh cầu, ông ấy không một thương tiếc ném đi đứa trẻ.

Phịch.

Đứa trẻ bị ném xuống sàn nhà, người phụ nữ gào lên một tiếng thét chói tai, đang quỳ trước mũi chân người đàn ông kia, bà ấy lê tấm thân yếu ớt bò trên mặt đất, nhanh chóng ôm lên đứa trẻ mềm ngoặc không một phản ứng.

"Ôi... Cứu... Cứu con tôi với..."

Giọng nói người phụ nữ vang vang khắp tâm thức, giữa tăm tối vô tận, Đàm Nhiễm đắm mình trong tiếng kêu than oán của mẹ.

"Làm ơn cứu con tôi với..."

Đàm Nhiễm giật mình từ cơn ác mộng, đôi mắt mở to nhìn chằm chằm trần nhà màu trắng, hai tay cô đã túm chặt ngực áo từ khi nào, ngực áo bị nắm nhăn nheo, lồng ngực Đàm Nhiễm phập phồng vì hơi thở loạn.

Cô nhìn trần nhà, đẫn ra một lúc nhìn trần nhà màu trắng, đôi mắt cứ thẫn thờ mở ra, một lớp cay đắng phủ lên hai mi mắt dần dần hoá thành giọt nước chảy theo khoé mi, giọt nước mắt trong vô thức trôi theo mi mắt thấm xuống gối nằm.

Lại là giấc mơ ấy...

Giấc mơ về người cha tàn nhẫn luôn xem cô như một mầm bệnh, vô tình ném đi cô khi chỉ vài ngày tuổi, giấc mơ về người mẹ yếu ớt kêu gào vì đứa con bị chối bỏ.

Giấc mơ ấy đeo bám cô đã bao nhiêu năm rồi nhỉ?

Năm nay Đàm Nhiễm hai mươi bốn tuổi, có lẽ là đã đeo bám được hơn hai mươi năm.

Mỗi khi đêm về, Đàm Nhiễm luôn mơ thấy giấc mơ ấy, giấc mơ khởi đầu cho cuộc đời không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng của Đàm Nhiễm.

Cuộc đời của cô ấy à, giống như căn bệnh bạch tạng trên hình hài cô đây, mỗi khi bước ra ánh nắng, làn da đều vô cùng đau rát, vậy cho nên, cô vĩnh viễn chỉ có thể trốn trong góc tối.

Đôi khi, Đàm Nhiễm ước rằng bản thân có thể ung dung bước đi giữa bầu trời đầy ánh sáng, chỉ ước rằng một ngày nào đó, cô có thể thản nhiên đi dưới ánh mặt trời, không còn phải trốn dưới những lớp áo dày dặn.

Bước đi dưới ánh nắng, một việc có lẽ rất đỗi bình thường, ấy vậy mà đối với cô lại khắc nghiệt làm sao.

Đàm Nhiễm lật đật ngồi dậy, tựa lưng vào đầu giường bằng gỗ nâu, đôi chân thu lại, hai cánh tay choàng lấy đôi chân, tự mình bao bọc chính mình, tự mình ôm lấy chính mình.

Mi mắt trắng ngà chậm chạp hạ xuống, trái tim nhỏ nhoi trong Đàm Nhiễm dường như đã đình chỉ.

Cô ấy à... Sinh ra đã không được chấp thuận, cả cuộc đời chỉ có thể trốn trong bóng tối.

Ngày đó, cha xem cô như một loại mầm bệnh ghê tởm, cam chịu nuôi nâng cô được hai năm, mẹ sinh ra em gái.



Em gái của Đàm Nhiễm là một đứa bé hoàn toàn bình thường, cha mới thật cưng chiều, thật yêu thương đứa bé ấy. Đối với cha, đứa bé đó mới chính là đứa con ruột đầu tiên của ông ấy, còn cô chỉ là một con quái vật đầy mầm bệnh.

Cô hai tuổi... Bị từ bỏ.

Mẹ không muốn cô sống trong ghẻ lạnh, càng không muốn cô lớn lên trong sự chán ghét của chính dòng máu ruột thịt, vậy nên mẹ đã đưa Đàm Nhiễm đến cô nhi viện.

Hai tuổi bị đưa vào cô nhi viện, Đàm Nhiễm lớn lên trong tình yêu thương của các mẹ nuôi.

Từ khi Đàm Nhiễm vào cô nhi viện, mẹ không bao giờ đến nữa, cha càng không xuất hiện. Những chuyện về cha mẹ đều do mẹ nuôi kể cho cô nghe, mẹ nuôi nói...

Là do mẹ thương Đàm Nhiễm, vậy nên mới đành đem Đàm Nhiễm vào trại mồ côi, để cho Đàm Nhiễm lớn lên trong tình yêu của các mẹ nuôi, dù là tình yêu không được đầy đủ nhưng cũng tốt hơn là... Để Đàm Nhiễm sống trong ghẻ lạnh của chính cha ruột, người cha ấy nhìn thấy cô liền chửi rủa, ông ấy sẽ nguyền rủa cô không ngừng.

Mẹ nuôi nói, tên của Đàm Nhiễm thật ra là Trần Tiểu Nhiễm, ngày ấy mẹ đưa Đàm Nhiễm đến trại mồ côi gặp viện trưởng, mẹ đã đổi tên cô thành Đàm Nhiễm.

Đàm là theo họ mẹ, mẹ của cô tên Đàm Yên.

Cho đến tận bây giờ, Đàm Nhiễm đã hai mươi bốn tuổi, thứ cô biết về gia đình chỉ có cái tên của mẹ.

Đàm Yên.

Cô không thể nhớ gương mặt mẹ trông ra làm sao, chỉ biết bà là một người rất nhu nhược, yếu đuối đến mức bản thân bà ấy cũng chẳng thể bảo vệ được.

Còn cha là một gã đàn ông dữ tợn, rất căm ghét căn bệnh này, căn bệnh này vào thời điểm đó ở Đìa Đông Nam, chỉ có mỗi Đàm Nhiễm mắc phải. Cho nên phải nói... Cha cô căm ghét cô.

Đàm Nhiễm càng không thể nhớ đến em gái nhỏ mà mẹ đã sinh ra, cô chỉ biết vào thời điểm mẹ sinh em gái, chỉ một vài ngày sau khi mẹ sinh em nhỏ, mẹ đã đưa Đàm Nhiễm vào trại trẻ mồ côi.

Sau đó... Năm Đàm Nhiễm được năm tuổi, thật không may làm sao rằng đến mái nhà chung của Đàm Nhiễm cũng hoá thành tro tàn.

Cô nhi viện năm ấy bị cháy, cháy rụi đi không còn một mảnh gì đọng lại, những người mẹ nuôi và những đứa trẻ đều hoá thành tàn tro bay theo làn gió, chỉ có Đàm Nhiễm và một vài đứa trẻ may mắn sống sót.

Trẻ mồ côi không còn mái ấm, Đàm Nhiễm và những đứa trẻ kia lang thang tứ phương, giao phó số mệnh cho ông trời định đoạt.

Đàm Nhiễm lang thang trên những con phố, một cô bé nhỏ thân hình gầy nhom, làn da trắng bạch, mái tóc trắng ngà rối bù thành một tổ rơm, mặt mũi lắm lem bùn đất ngồi bên vỉa hè, một vài người qua lại rũ lòng thương sẽ cho cô vài đồng xu.

Không có nơi nương tựa, không một người thương yêu, mãi cho đến khi...

Vẫn là năm năm tuổi ấy, một ngày thu có lá vàng rơi đầy trên mặt đất.

Đàm Nhiễm ngồi ở vỉa hè, cô gầy nhom, quần áo đã rất lâu không được thay bám đầy bụi, gương mặt lấm lem đất cát. Cô bé ngồi nhặt từng chiếc lá của cây phong, nhặt lá phong khô vàng xếp thành một núi lá.

Lá phong rơi xuống mặt đất xung quanh chỗ Đàm Nhiễm ngồi, cô bé sẽ nhặt lá vàng, xếp thành một núi lá để đêm đến cô bé sẽ ngủ trên núi lá phong đó.

Đàm Nhiễm đã xếp được một núi lá, núi lá to hơn cả cô bé.

Thế rồi có một chiếc xe to, dừng lại ngay trước chỗ ngồi của Đàm Nhiễm.

Xe to chạy qua rồi dừng lại, làm cho núi lá của Đàm Nhiễm bị thổi bay.

Đàm Nhiễm tròn mắt nhìn đám lá vàng khô bay loạn.

Ây cha, sẽ phải xếp lại đóng lá rồi, nếu không tối nay sẽ không có chỗ để ngủ, buổi đêm mùa thu gió lạnh lắm, Đàm Nhiễm nếu không có đóng lá làm nệm sẽ chết cóng.

Đám lá vàng bị gió từ chiếc xe to phản phất bay đi, có một người bước xuống, Đàm Nhiễm đưa tay nhặt một chiếc lá phong, nhìn thấy một đôi giày đen bóng loáng.

Cô bé ngẩn đầu, nhìn thấy một người đàn ông cao ráo, ấn tượng của cô bé chính là...

Thật cao, quần áo thật sạch sẽ.

Đàm Nhiễm cầm lá phong trên tay, cô bé vẫn ngồi trên nền gạch đá vỉa hè, một tay còn lại xoè ra đưa về phía người đàn ông.

Những người khác dừng lại chỗ cô bé đều sẽ cho cô bé đồng xu, vậy nên cô bé nghĩ người đàn ông này cũng dừng lại để cho đồng xu.

Người đàn ông nhìn cô bé, một tay nhỏ nhắn cầm lá phong, một tay xoè ra mong chờ.



Mái tóc màu ngà của cô bé bị pha màu bùn đất, gương mặt trắng hồng bụ bẫm lấm lem, đôi mắt hồng ngọc tròn xoe chờ đợi người đàn ông.

Cô bé xoè tay, không thấy người đàn ông cho đồng xu liền thu tay lại, tiếp tục nhặt lấy một chiếc lá khô khác rồi đặt lên núi lá.

Người đàn ông bỗng nhiên ngồi xuống trước mặt Đàm Nhiễm, gương mặt người đàn ông thật tuấn tú, trẻ trung chừng chỉ qua hai mươi, người ấy hỏi.

"Bé con tên gì?"

Đàm Nhiễm nghe người hỏi, lại xoè tay xin đồng xu.

Hôm nay vẫn chưa có người nào cho cô bé đồng xu cả, nếu cứ thế này đến tối cô bé lại sẽ bị đói.

Người đàn ông khẽ cười, khoé môi tuấn bạc kéo thành nụ cười ấm áp, lá vàng rơi phấp phới phía sau như làm nền tô đẹp người đàn ông.

Người lấy ra trong túi áo một thứ gì đó, đặt vào tay Đàm Nhiễm.

Đàm Nhiễm cầm nắm một thứ tròn tròn, không phải đồng xu, cô bé tròn mắt nhìn thứ tròn tròn trong lòng bàn tay mình.

Là một viên kẹo.

Cô bé vui mừng nhoe ra nụ cười, lập tức buông ra chiếc lá phong, hai bàn tay nhỏ bé cầm viên kẹo, cố gắng mở vỏ kẹo.

Tay cô bé yếu ớt đến mức không mở nổi vỏ kẹo, người đàn ông đành phải lấy lại viên kẹo kia, trước đôi mắt tròn xoe mong chờ của con bé, người đàn ông bóc vỏ, hỏi lại lần nữa.

"Anh hỏi là tên gì?"

Con bé nhìn chằm chằm viên kẹo đã được bóc vỏ, con bé thật sự rất muốn được ăn, miệng nhỏ há ra, lấp ba lấp bấp trả lời.

"Đ... Đ... Đàm... Nhiễm."

Người đàn ông gật gật đầu, đưa viên kẹo ngọt đến miệng cô bé, cô bé nhanh chóng há miệng đón lấy viên kẹo ngọt.

Vừa ngậm kẹo vào miệng, vị ngọt thanh của kẹo trái cây làm cho cô bé sướng rơn, lập tức phún phính ra nụ cười.

Người đàn ông không chần chừ nữa, đưa tay ôm lấy cô bé.

Đàm Nhiễm được người đàn ông đó đưa đi, đưa đến một nơi có đài phun nước màu trắng hình đầu rắn đuôi rồng, có mật đạo đi xuống lòng đất.

Người đàn ông đó giao phó Đàm Nhiễm cho Bà Bảy làm bếp, Đàm Nhiễm được ở lại nơi dưới lòng đất đó, ngày ngày theo bà Bảy phụ giúp công việc trong nhà bếp.

Người đàn ông đó cưu mang Đàm Nhiễm, đã cho Đàm Nhiễm được sống.

Sống ở Đài Cát Trắng, bà Bảy nuôi dạy Đàm Nhiễm dần lớn khôn.

Và rồi...

Cạch.

Cách cửa có người mở ra.

Ba giờ sáng, người đàn ông đã trở về.

Đàm Nhiễm càng rút mình lại, hai đôi tay cố gắng câu chặt lấy đôi chân của chính mình, đôi mi dài sụp xuống chẳng dám ngẩn đầu.

Bởi người đàn ông đó đến rồi... Chính là người đàn ông năm ấy.

Chỉ khác... Mùa lá phong năm ấy, người đàn ông cho Đàm Nhiễm viên kẹo ngọt, cưu mang cuộc đời lang thang của Đàm Nhiễm.

Mùa lá phong năm nay, người đàn ông ấy đến không mang theo kẹo ngọt, chỉ có một màn đắng cay.

Còn tiếp...

(P/s Ai có biết gì đâu, toai khom có biết gì đou à nho.)

_ThanhDii