Đông A Nông Sự

Chương 144: Tiệc Rượu Cuối Năm



Khắc Nhất hiện tại dường như đã được khai mở, cũng không biết Lê Niệm chỉ dạy thế nào, dù không thể so được với các học sinh giỏi, nhưng so với trước thì một trời một vực.

Bách tò mò tìm hiểu, thì ra Khắc Nhất thích nhất là phở của học phủ, nhưng sức ăn của hắn quá lớn, lúc nào cũng thòm thèm. Lê Niệm hứa với hắn, chỉ cần thì qua thì sẽ cho hắn ăn một bữa tất cả phở của tổ năm người. Tên này sống chết học cho kỳ được. Bách nghe vậy cũng không hiểu cảm xúc trong lòng mình nữa, con người vì ăn mà có thể làm đến mức này ư?

Cuối năm, học sinh lục đục từ các nơi đổ về. Trăm đứa học sinh năm hai, năm mươi đứa học sinh buôn bán giờ mới được nhìn thấy học phủ. Đứa nào cũng dừng lại rất lâu ở cái cổng đá “Bác Vật Học Phủ” uy nghi, sờ sờ mó mó. Cho đến khi có người nhắc nhở mới đi tiếp. Nhìn thấy khu học tập, xưởng thực hành thì mê mẩn. Lại được tiên sinh dẫn đến ký túc thì tranh nhau nhận phòng của mình.

Bọn học sinh mới thấy các tiền bối kinh lịch về, đứa nào cũng ước ao. Nhưng ngay lập tức thay bằng thái độ thù địch. Các tiền bối chơi quá là không đẹp, cái gì cũng giành hết.

Sau nhà ký túc là một sân vận động, đám huyết khí phương cương mới về đuổi hết bọn học sinh năm nhất, mải mê đá bóng. “Thôi nhường cho họ chúng ta đi tập xà”

Hết buổi chiều tiếng chuông vang lên, từng tên học sinh mang thùng gỗ ra suối xách nước, đổ đầy vào bể nước xây bằng gạch. Gần bếp có lò lớn, nước nóng được bọn trực nhật đun liên tục, lúc tắm đứa nào cũng vui vẻ nói chuyện ngày hôm nay thế nào, bọn đi ra ngoài thì khoe khoang về thế giới chúng được thấy. Thứ xà phòng Tư nghiệp làm ra được phát miễn phí, nhưng đứa nào cũng có ý thức, dùng không hết là giắt lên nan nứa, thứ này nếu để dính nước sẽ bị rã ra, không dùng được lâu.

Từ cổ chí kim, cơm canh của trường học chẳng ngon lành gì, Bác vật học phủ cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng thịt kho, cá kho trong trường rất ngon, rau cỏ bọn sinh viên nông nghiệp trồng ra rất nhiều, nhưng đứa nào cũng mê đắm thức ăn ở Trang viên Cát Tường. Đứa được ăn rồi sùi bọt mép kể cho đứa chưa được ăn, đứa chưa được ăn thì gắp miếng thịt bỏ vào mồm nhưng vẫn ước ao. “Những thức ăn ấy có gì mà các tiền bối kể ghê thế?”. Chỉ mấy tháng trước, được có hạt gạo bỏ vào bụng đã là mơ mộng hão huyền.

— QUẢNG CÁO —

Nhưng tất cả đều có một niềm tin, đến gần tết Hoàng tư nghiệp đã hứa rồi, sẽ đưa đầu bếp, mang nguyên liệu từ trang viên lên để làm tất niên báo công năm nay. Hôm ấy chúng sẽ được ăn thức ăn của trang viên.

25 tết năm ấy, Bách cùng đoàn người từ Trang Viên Cát Tường rồng rắn lên học phủ. Từ 23 Dương Thị đã giúp hoàn tất mọi việc ở đây. Đinh Tú bận việc trên học phủ, cứ hai ba ngày mới về một lần, bà phải đứng ra coi sóc, thu tô thuế của dân cả vùng vì Thái Đường cái gì cũng bộp chộp, làm không nổi việc này. Dương Thị đúng là dòng dõi thế gia, những thứ này với người như bà chỉ là trò chơi nhỏ. Đinh Tú thấy bà quản lý gia sự cũng thầm kinh ngạc. Khi xưa nàng vốn rất tự tin, nhưng nếu có bà mẹ chồng thế này, quả thật là Ngộ Không có giỏi đến mấy, nhảy cũng không thoát khỏi bàn tay Phật Tổ.

Đầu bếp lên đến học phủ là bắt tay vào việc ngay. Cũng may hắn có nhiều trợ thủ, làm cho mấy trăm người ăn đâu có dễ. Đông người mà vui vẻ nhất, vẫn chính là ăn lẩu, có điều Bách nói sẽ thể hiện kỹ thuật quay thêm mấy con lợn để mọi người mở rộng tầm mắt. Ai nghe thấy hắn nói cũng hào hứng.

Thái Đường lần đầu lên đây, chỗ nào cũng muốn đi xem. Đinh Đang đã quen thuộc dẫn nàng đi khắp nơi thăm thú. Còn Đinh Tú, nàng chỉ yên tĩnh ở Tiểu lâu, không có ý đi đâu cả. Các lão sư sau hôm nay cũng có người về quê ăn tết, có người muốn ở lại dự lễ khai giảng vào mùng hai. Khu tiểu viện vốn yên ắng, vì người ở trang viên mà trở nên nhộn nhịp.

Bách sai người đắp lò. Lại lấy củi đốt than rồi sai người mổ lợn. Món lợn quay lá mắc mật này quan trọng nhất chính là lớp da vì vậy phải đảm bảo trong quá trình làm lông không được để bị rách bì lợn.

Bên trong con lợn, Bách chọn những lá mắc mật ngon nhất để tất cả cuống và lá, sau đó bỏ tất cả gia vị chuẩn bị sẵn vào bụng của lợn và buộc kín rồi quay trên than hồng.

— QUẢNG CÁO —

Tất bật đến tối thì cả học viện bày bàn ra sân rộng, mỗi bàn 10 người một nổi lẩu. Thứ này giờ đã thành lợi khí kinh doanh của Đinh Nhu ở Kinh thành. Hắn đang bốc phét tung giời về chuỗi cửa hàng của mình xung quanh hồ Dâm Đàm. Đinh lão ưu ái nhìn đích tôn hài lòng, những học sinh học kinh doanh làm trong chuỗi cửa hàng này không ít, lời hắn nói tin được 8 phần.

Mọi người khai vị chính là dùng thịt lợn quay trước. Món này ngon một phần cũng là do hiệu ứng thị giác. Bách cho đặt hết mấy con lợn lên bàn lớn. Đầu bếp chặt thịt ngay tại bàn này mang luôn đến bàn tiệc. Lợn quay lá mắc mật xong có màu vàng giòn, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt. Bì lợn quay không chín phồng giòn và mượt mắt. Nhờ lớp bì đóng kín không kẽ hở mà tất cả nước thịt của con lợn được giữ nguyên vẹn bên trong.

Nước chấm chính là nước ở trong bụng của con lợn khi quay chấm vào miếng thịt non mềm. Cắn miếng nào, trôi miếng đấy, đậm đà và ngon lành không tả được.

Cao lão cầm chén rượu, nâng cao ly lên nói lớn:

- Cả năm nay mọi người vất vả rồi. Ly đầu tiên ta đại diện cho trên dưới học phủ, xin được cảm ơn các lão sư của học phủ. Năm qua đã không quản nắng mưa, không nề gian khó, dạy bảo các học sinh từng lý từng tý. Không có mọi người thì các học sinh sao có thể có được ngôi trường thế này. Giờ xin được cạn chén này để tỏ lòng thành của ta …

Cao lão ngửa đầu tự uống lý rượu, mọi người thấy thế. Ai cũng cầm chén của mình uống cạn.

— QUẢNG CÁO —

Bách hào hứng hét to:

- Đám học sinh đâu rồi, hôm nay không làm cho các lão sư say thì các ngươi không xứng là học sinh của học phủ rồi.

Bọn học sinh nhao nhao. Ban nào theo ban ấy ra mời lão sư của mình. Lại có mấy đứa sang chỗ thầy dạy chữ và toán thuật để mời rượu. Cảnh tượng vui vẻ náo nhiệt như đúng là vui như tết.

Đinh Tú khéo léo từ chối mấy chén, những cũng rất vui vì thành quả nàng đạt được, lại cùng mấy lão sư uống chục chén rượu. Nàng uống một lúc lại sang chỗ mâm nữ giới ngồi cùng Dương Thị và Thái Đường và Đinh Đang. Lòng rộn ràng vì ước nguyện bấy lâu nay đã thành sự thật.

Cao lão nhìn cảnh này, đây chính là tràng cảnh Cao gia mong ước hàng nghìn năm nay. Cao gia có ngón nghề gia truyền, nhưng ngón nghề ấy sao có thể duy trì mà không có thợ thuyền trong nước. Lão đang nhẩm tính mấy trăm đứa học sinh này, sẽ chính là mấy trăm thợ giỏi của Đại Việt. Sau này, chúng sẽ toả đi khắp nơi, mang chính những thứ mà tổ tiên lão, Tướng quân Cao Lỗ truyền lại. Từ đây xây dựng nên nhà cửa, đường xá, rèn đúc ra nông cụ, làm ra hằng hà sa số nỏ liên châu bắn về phía kẻ thù đang xâm phạm …