Diệc Thứ và Kha Tuyết

Chương 1



Tôi đạplên một phiến lá thu, bước vào quán cà phê.

Đang định đi tới chỗ ngồi dựa vào ven tường, bỗng nghe thấy có người nói.

“Xin lỗi, anh có thể nhấc chân lên được không?”

Tôi ngừng bước, nhìn theo hướng giọng nói, thấy một cô gái ngồi sát cửa sổ.

Cô gái ấy ngồi thẳng, ánh mắt hướng về phía tôi, ánh nắng quá trưa chiếu xuốngkhiến bên mặt trái của cô nhuộm một màu trắng nhàn nhạt.

“Cô đang nói chuyện với tôi à?” Tôi dùng ngón tay chỉ vào mũi mình.

“Đúng vậy.” Cô ấy nói. “Phiền anh rồi.”

“Chân nào đây?”

“Chân trái.”

Tuy tôi hơi bối rối nhưng vẫn nhấc chân trái lên.

“Không phải thế, tôi muốn xem đế giày.” Cô ấy lại nói.

Tôi xoay chân ra, chĩa đế giày về phía cô ấy, thân thể vì vậy mà lúc la lúclắc, phải cố lắm mới giữ được thăng bằng.

Cô gái chăm chú nhìn đế giày tôi, miệng khẽ cắn bút, chìm vào trầm tư.

Tôi cúi đầu ngắm nghía, phát hiện một phiến lá rụng dính trên đế giày.

“Được rồi.” Cô gái tặng tôi một nụ cười hiền hòa. “Cám ơn anh.”

Tôi nhấc chiếc lá rụng ra, thả chân trái xuống rồi nói: “Có cần tôi trả lạikhông?”

“Không cần.” Cô ấy lắc đầu. “Nó không thuộc về tôi."

Tôi tiếp tục bước về phía trước, ngồi xuống cạnh tường, tiện tay đặt chiếc lárụng lên trên bàn.

Chủ quán đi tới, tôi nhận menu trong tay anh ta, chọn một cốc cà phê.

Cầm chiếc lá rụng kia lên, lại quan sát kỹ một hồi, phát hiện ở mặt sau củachiếc lá, bên cạnh thứ gì đó vàng vàng có vài vết trông rất giống mặt bên củangười.

Ngoài ra không có gì đặc biệt.

Không khỏi quay mặt sang phía trái, lén chú ý tới cô gái kia.

Cô ấy đang cầm bút, bôi bôi trát trát lên một quyển sổ.

Hình như là viết, hay như là vẽ.

Động tác nhanh chóng lưu loát, không chút chần chừ.

Đây đã là lần thứ tám hay thứ chín tôi thấy cô ấy.

Có khi tôi đến sớm hơn cô ấy, thấy cô ấy bước thẳng vào bàn thứ hai cạnh cửasổ, cầm tấm thẻ “Đã đặt chỗ” trên bàn lên, đặt quyển sổ mang theo lên trên bànrồi từ từ ngồi xuống.

Sau đó thân hình nghiêng về phía trước, khuôn mặt quay sang trái, nhìn ra ngoàicửa sổ.

Ánh mắt cô luôn hướng ra ngoài cửa sổ, ngay cả lúc nhấc cốc cà phê lên uống,ánh mắt cũng chẳng đổi hướng.

Người bình thường khi nhìn về một phía nào đó lâu lâu, cằm sẽ hơi mỏi, vì vậysẽ dùng bàn tay nâng má hoặc chống cằm lên.

Nhưng cô ấy chưa bao giờ làm vậy, tôi nghi cơ thịt chỗ cằm của cô gái này chắcphải cực tốt.

Có lẽ đây là hình tượng của rất nhiều nhân vật nam chính trong tiểu thuyết tìnhyêu – có một cái cằm kiên nghị.

Trước đây dù thế nào tôi cũng chẳng hiểu nổi kiên nghị thì có liên quan gì tớicằm, chẳng ngờ rốt cuộc thì trăm nghe không bằng một thấy.

Chủ quán đặt cốc cà phê trước mặt tôi, cũng liếc mắt nhìn tôi một cái.

Tôi hơi xấu hổ, nhanh chóng dời mắt khỏi cô gái ấy.

Mở cặp tài liệu ra, lấy một cái bút và một tờ giấy, đặt lên bàn.

Vì tôi không có cái cằm kiên nghị, thế nên tay trái nâng má, đầu ngón tay phảiđặt bút lên giấy, phác thảo xem nên viết ra sao.

Đột nhiên phịch một tiếng, khuỷu tay trái chống trên bàn của tôi đột nhiêntrượt sang, làm tôi giật mình một cái.

Hóa ra là cô gái kia chạm vào góc bàn kia, khiến cái bàn dịch chuyển theo chiềukim đồng hồ khoảng mười độ.

Cốc cà phê với thì trên bàn cũng vì vậy mà va vào nhau, kêu leng keng lengkeng.

Cô ấy chỉ quay lại nhìn tôi, không ngừng bước, nhanh chóng đi khỏi.

Lúc mở cửa, ba chiếc chuông nhỏ trên trên cửa quán lay động, va vào nhau.

Tiếng “boong boong” vang lên không dứt.

Ánh mắt tôi nhìn theo lưng cô, cảm thấy cô gái này chẳng khác nào linh dương bịsư tử rượt đuổi trên thảo nguyên.

Cô ấy đứng trước vạch đèn đỏ, mắt căng thẳng nhìn về phía con đường đối diện,có vẻ lo lắng bất an.

Đèn xanh vừa sáng, cô đã nhanh chóng bước về phía trước, lao tới con đường đốidiện, lại chạy về phía bên phải bảy tám bước.

Sau đó nhanh chóng chui vào một chiếc xe màu đỏ đỗ bên đường.

Xe chuyển động, cô ấy cũng đi rồi.

Tôi thu lại ánh mắt, trở lại trong quán cà phê.

Giờ chỉ còn tôi và chủ quán, nhưng anh ta có vẻ chẳng vì hiếu kỳ mà ngừng việclàm trên tay.

Thậm chí ngay cả tiếng “bịch” của bàn, tiếng “leng keng” của thìa cốc, tiếng“boong boong” của chuông, anh ta đều như chẳng nghe thấy.

Thật quá bình tĩnh, cực kỳ thích hợp làm nguyên bản cho đại hiệp trong tiểuthuyết kiếm hiệp.

Đem anh ta ra so sánh, tôi cũng tự thấy ngạc nhiên, cười lên khanh khách.

Ánh mắt lại chuyển lại tờ giấy trắng trên bàn, thấy phía bên trái tờ giấy cómột giọt cà phê đang lan ra.

Cầm lấy bút, vẽ liền vài vòng tròn đồng tâm bao quanh phía ngoài giọt cà phêđó.

Càng vẽ vòng càng lớn, khiến cho bức hình nhìn chẳng khác nào cái bia bắn tên,hồng tâm là giọt cà phê kia.

Lại vẽ thêm vài mũi tên từ phía bên phải bắn lại.

Để nhấn mạnh tốc độ và uy lực của mũi tên, lại vẽ thêm vài đường thẳng phíasau, đồng thời miệng cũng phát ra tiếng “phiu phiu” phối hợp.

Đây là thói quen lúc tôi vẽ.

Hồi còn bé, lúc học mỹ thuật, thầy giáo từng nói:

“Họa sĩ giỏi, khi vẽ gió sẽ khiến người ta nghe thấy tiếng vù vù, khi vẽ mưa sẽkhiến người ta nghe tiếng lộp bộp, còn khi vẽ sấm chớp sẽ làm người ta vô thứcche lỗ tai lại.”

Để đám bạn học khen mình là họa sĩ giỏi, lại sợ lỗ tai bọn nó không tốt, khôngnghe thấy mình “vẽ” thế nên lúc vẽ miệng tôi luôn phối thêm chút âm thanh.

Lâu ngày thành thói quen.

Vì vậy lúc tôi vẽ chó thì sẽ gâu gâu, vẽ mèo thì sẽ meo meo, vẽ chim thì sẽchiếp chiếp.

Lúc đó tôi còn ngây thơ, cho rằng mình sẽ trở thành một họa sĩ cực kỳ tài ba.

Mãi cho đến lúc giáo viên bảo chúng tôi vẽ “mẹ của mình”, miệng tôi rất tựnhiên hô lên: “Thằng chết tiệt! Không đi mà học đi còn xem ti vi cái gì!”

Kết quả khiến cả lớp cười ầm lên.

Thầy giáo đi xuống bục giảng, tới chỗ tôi, nhìn bức vẽ của tôi một cái rồi nói:

“Em à, hội họa là do thiên phú, không nên quá cưỡng cầu.”

Tôi mới biết mình chẳng thể thành họa sĩ được.

Kéo xa quá rồi.

Kéo ánh mắt về tờ giấy trắng vẽ đầy những mũi tên, về bên vệt cốc cà phê sậmmàu bên cạnh.

Lại chuyển tới cái bàn sậm màu, cái ghế sậm màu, người ngồi trên ghế mặc áo sơmi sậm màu là tôi.

Sau đó ngẩng đầu, nhìn lên chủ quán đang pha cà phê trong quầy bar sậm màu.

Cảm xúc của tôi cuối cùng cũng trở lại quán cà phê này.

Từ khi không nghĩ tới chuyện trở thành họa sĩ nữa, tôi không quá để ý tớichuyện phân biệt màu sắc.

Chỉ cần hơi bẩn hơn màu nâu một chút, hơi đậm hơn màu tím một chút, hơi nhạthơn màu đen một chút, tôi đều gọi là màu sậm.

Tính cách tôi là nếu không thể làm chuyện gì đến mức tốt nhất, vậy dứt khoátbuông bỏ nó luôn.

Nhưng giờ không phải lúc cho tôi buông bỏ.

Tôi phải nghĩ ra một cái tên nam, một cái tên nữ, đại diện cho nhân vật nam nữchính trong câu chuyện.

Tuy nói tên chỉ là để tiện xưng hô thôi, không quan trọng mấy, quan trọng làbản thân câu chuyện.

Nhưng tôi vẫn mong mình có thể nghĩ ra một cái tên thích hợp cho hai nhân vậtchính trước khi bắt đầu câu chuyện, để biểu thị lòng tôn trọng của mình.

Tính cách tôi là nếu đã không định buông bỏ chuyện gì, vậy đều muốn làm tới mứctốt nhất.

Vì thế, nên đặt tên là gì đây?

Tôi gãi gãi đầu, lại chuyển ánh mắt lên tờ giấy trắng, giọt cà phê trên đó đãkhô.

Nhìn kỹ lại, hình dáng của vệt cà phê cũng thật giống mặt bên của một người.

Đang định so sánh với hình mặt người trên chiếc lá, phía trước góc trái bỗngvang lên tiếng “boong boong” nho nhỏ.

Tôi ngẩng đầu lên như phản xạ, quay về phía giọng nói truyền tới.

Cô gái ấy đẩy cửa quán, lại bước vào.

“Hi! Thật xin lỗi.” Cô nói.

Tôi ngẩng đầu lên nhìn cô ấy, vẻ mặt nghi hoặc.

Cô ấy đứng bên cạnh bàn, chỉ vào góc bàn bị lệch rồi dùng hai tay chỉnh nó lại.

“Không sao.”

Bàn không phải của tôi, nếu cô va làm hỏng bàn (hay hỏng xương cô) thì cũngkhông liên quan gì tới tôi.

“A? Anh cũng vẽ à?” Cô nghiêng đầu, chăm chú nhìn vào tờ giấy trắng trên bàn.

“Tiện tay vẽ bừa thôi.” Tôi hơi xấu hổ.

“Ừm…” Cô ấy có vẻ đang nghiên cứu cẩn thận bức “vẽ” này, sau khi quan sát mộtlúc bèn nói: “Tôi có thể ngồi không?”

“Hả?” Tôi ngạc nhiên. “Mời ngồi.”

“Đứng xem bức vẽ này mệt quá.” Cô mỉm cười, ngồi xuống ở ghế chéo phía đối diệnvới tôi.

Rồi cầm tờ giấy lên, đưa tới gần trước mắt, sau đó lại bất động.

“Anh chắc chắn không phải người học hội họa.”

Mấy phút sau, rốt cuộc cô cũng mở miệng nói, nhưng con mắt vẫn không rời tờgiấy trắng.

Tôi cảm giác như bị cười nhạo, mặt đỏ bừng lên.

“Bức hình này gần như không có cảm giác hội họa, chỉ do rất nhiều đường conghỗn tạp hợp thành thôi.”

“Ừm.” Tôi ậm ừ đáp lại.

“Hơn nữa cũng chẳng có chút kỹ xảo hội họa nào.”

Đúng vậy đúng vậy, tôi không biết gì về hội họa.

“Kết cấu rất kém, hoàn toàn không có chủ đề gì cả.”

Thì sao nào! Không được sao?

“Sao lại vẽ như vậy kia chứ?” Cô lắc đầu. “Ài, thật tiếc cho tờ giấy trắngnày.”

Còn chưa nói đủ sao? Thưa cô.

Tôi kéo khóa cặp tài liệu lại, dùng tay trái nhấc nó lên, định đứng dậy bỏ đi.

“Vừa rồi tâm trạng anh chắc chắn rất loạn.”

Cô không thấy động tác của tôi, vẫn nhìn vào tờ giấy trắng.

“Ừm, vừa rồi tôi đang nghĩ chút chuyện.”

Tôi có phần khâm phục sự nhạy cảm của cô ấy, bèn trả lời.

“Chắc chắn anh chưa nghĩ ra đáp án?”

“Không sai. Sao cô biết?”

“Vì trên tờ giấy này tuy vẽ rất nhiều mũi tên, nhưng không mũi nào cắm vào hồngtâm.”

Con mắt cô ấy rốt cuộc cũng rời tờ giấy trắng, nhìn về phía tôi.

Tôi buông cặp tài liệu trên tay trái xuống, nhìn lại cô.

“Chắc anh học khoa học hả?” Cô ấy đặt tờ giấy trắng lên bàn, hỏi tôi.

“Tôi học kỹ thuật, chắc cũng có thể coi là khoa học.”

“Ừm. Quả nhiên tôi đoán không sai.”

“Sao lại đoán thế?”

“Anh xem.” Cô chỉ tay vào tấm bia do rất nhiều vòng tròn đồng tâm tạo thành,nói:

“Có cảm giác những hình tròn này không phải là vẽ mà là một loại hình học đơngiản.”

Cô di ngón tay, chỉ vào mấy mũi tên. “Cả mấy mũi tên hình thoi này cũng thế.”

Tôi theo ngón tay cô ấy, ngắm nghía bức vẽ kia, chẳng có cảm giác gì đặc biệt.

“Chắc anh đã quen với việc vẽ mấy hình kiểu tam giác, vuông, tròn.”

Cô nhìn tôi rồi gật đầu một cái, lộ vẻ tự tin.

“Nhưng những bức hình này không biểu đạt được ‘cảm giác’ của anh, chúng chỉ làcông cụ giúp anh giải thích hay suy nghĩ về điều gì đó mà thôi. Cái này hìnhnhư là thói quen mà người học khoa học thường hay có.”

“Ừm.”

Tôi lại nhìn tờ giấy trắng, cảm thấy cô ấy nói cũng có vẻ có lý.

“Có điều mấy đường thẳng này tôi không hiểu lắm.” Cô ấy chỉ vào những vạch phíasau mũi tên, nói tiếp. “Những đường cong này rất có lực, là điểm thú vị nhấttrong toàn bộ bức hình này, nhưng, nó đại biểu cho cái gì chứ?”

“Cô đoán thử xem.” Tôi xấu hổ không dám nói đấy là tiếng “phiu phiu”.

“Tôi không đoán ra. Chỉ có cảm giác như nghe thấy tiếng mưa tên rít trong khôngtrung.”

“Thật chứ?” Tôi đột nhiên kích động hẳn lên.

Thầy ơi, thầy lừa em! Em có thiên phú thành họa sĩ mà.

“Sao vậy?” Cô tò mò hỏi lại.

“Không sao. Có thật cô nghe thấy tiếng động không?”

Tuy tôi vẫn không quá tin cô ấy thật sự nghe được tiếng phiu phiu, nhưng đã bắtđầu cảm thấy cô gái này thật đáng yêu.

Tính cách tôi là, chỉ cần con gái nào tin tưởng tôi, tôi sẽ cảm thấy cô ấy đángyêu.

“Có thể cho tôi mượn một tờ giấy trắng không?” Cô mỉm cười. “Tôi muốn vẽ.”

Tôi lập tức lấy một tờ giấy trắng trong cặp tài liệu ra, đưa cho cô ấy.

Cô ấy đứng dậy lấy chiếc bút chì kim đặt trên bàn mình, rồi trở lại chỗ ngồichéo với tôi.

Sau đó cúi đầu, chăm chú vẽ tranh, không nói một lời.

Tôi phát hiện khi cô ấy bắt đầu tập trung, bầu không khí xung quanh như tỏa ramột mùi hương tĩnh lặng.

Như mọi âm thanh đều chìm vào giấc ngủ.

Trong quán cà phê bỗng yên tĩnh tới lạ thường, chỉ nghe thấy tiếng loẹt xoẹtcủa bút máy vẽ trên trang giấy trắng.

Thi thoảng lại xen lẫn tiếng cô dùng ngón tay hay bàn tay bấm bút chì kim.

Vì thế, tôi lặng lẽ ngắm cô vẽ tranh, không muốn phát ra bất cứ âm thanh nào,tránh quấy rầy cô.

“Được rồi.”

Cô bỏ bút xuống, ngẩng đầu lên nói.

“Có thể cho tôi xem không?” Tôi hỏi.

“Đương nhiên là được rồi.” Cô xoay tờ giấy 180 độ, khẽ đẩy tới trước mặt tôi.“Xin được chỉ giáo.”

“Không dám không dám. Tôi không biết vẽ, chỉ muốn xem chút thôi.”

“Vẽ là một vẻ đẹp, không phải để tìm hiểu mà là để thưởng thức.”

Tôi cảm thấy câu này có hơi hướm triết học, mơ hồ ẩn chứa một tầng đạo lý.

Tính cách tôi là, chỉ cần cảm thấy cô gái nào dễ thương sẽ tin lời của cô ấy cólý.

Kết cấu của bức tranh này rất đơn giản.

Bên trái là một cậu con trai đang đi, dọc đường có vài cái cây, ba phiến lárụng bay lượn giữa không trung.

Mái tóc cậu con trai hơi rối, chân trái đạp lên mảng lá rụng.

Trên bầu trời còn vẽ vài đường vòng canh, còn cả vết dùng tay bấm bút chì kimnữa.

Tập trung quan sát một hồi, tôi cảm thấy hơi man mát, đó là cảm giác gió thuphất qua khuôn mặt trên đường tới quán cà phê này.

Tôi không khỏi nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu.

“Sao thế?” Cô hỏi.

“Không sao.” Tôi mở mắt. “Chỉ cảm thấy man mát thôi.”

“Mát?”

“Đúng vậy. Như gió mát thổi qua.”

“Thật chứ?” Hình như cô cũng đang kích động.

“Sao thế?” Lần này tới phiên tôi tò mò.

“Trước đây thầy dạy vẽ của tôi từng nói…” Giọng cô mang theo chút hưng phấn.“Họa sĩ giỏi khi vẽ gió sẽ khiến người ta có cảm giác như gió mát thổi qua; khivẽ mưa sẽ khiến người ta thấy như mắc mưa, toàn thân ướt đẫm; còn khi vẽ sấmsét sẽ khiến người ta toàn thân tê dại, như bị điện giật.”

Hả? Sao lại không giống thầy tôi nói?

Họa sĩ giỏi mà thầy tôi bảo với họa sĩ giỏi mà thầy cô ấy bảo, rốt cuộc loạinào lợi hại hơn?

Hay nên nói là, thầy tôi với thầy cô ấy, rốt cuộc ai nói đúng hơn?

“Tôi còn nghe thấy tiếng ‘vi vu’ nữa.” Chủ quán đột nhiên xuất hiện bên cạnhbọn tôi, nói.

Tôi và cô ấy cùng quay đầu lại, phát hiện anh ta cũng đang xem bức tranh.

Đang muốn hỏi anh ta sao lại nghe thấy tiếng gió thổi thì cô ấy lại mở miệngtrước:

“Thích không?”

“Ừ.” Chủ quán gật đầu. “Năm cốc.”

“Bảy cốc thì sao?” Cô nói.

“Vậy sáu cốc đi.” Chủ quán nói.

“OK.” Cô cũng gật đầu.

Sau đó chủ quán cầm bức vẽ kia, trở về quầy bar.

“Cái này…” Tôi lập tức nghẹn lời.

Vì tôi không biết nên hỏi anh ta hay hỏi cô ấy, cũng chẳng biết nên hỏi chuyệngì trước.

Cô ấy lại chuyển ánh mắt về tấm hình vạn tiễn xuyên tâm của tôi, khiến tôi thấythật xấu hổ.

“Cái này là vẽ bừa thôi, không thể để người ta thấy được.” Tôi nhanh chóng nhétnó vào trong cặp tài liệu.

“Đâu có. Bức tranh cũng như người thân hay người yêu, cho dù kém hấp dẫn tớimức nào vẫn luôn khiến một vài người có cảm giác đặc biệt.”

“Hả?”

“Nói ví dụ như, trông anh như vậy…”

“Xin hỏi.” Tôi ngắt lời cô. “‘Trông anh như vậy’ là có ý gì?”

“Đây là ví dụ thôi.” Cô mỉm cười. “Nói cách khác, trong mắt người khác anh rấtbình thường; nhưng người thân hay người yêu của anh thấy anh sẽ có cảm giác đặcbiệt hơn nhiều so với người bình thường.”

“Ồ.” Tôi lại lấy bức vẽ vạn tiễn xuyên tâm ra. “Thế nên cô là người thân củabức vẽ này?”

“Có lẽ vậy.” Cô cười nói: “Anh cũng là người thân với bức vẽ của tôi mà.”

Cô cười còn chưa dứt tiếng đã thoáng nhìn qua phiến lá rụng trên bàn, cầm nólên rồi nói:

“Tôi vừa hao tổn tâm trí xem nên vẽ lá cây khi còn sống ra sao.”

“Thật không?”

“Có chiếc lá cây khô héo rơi xuống, song lại có gió thổi qua giúp nó vẽ lênnhững đường nét cuối cùng trong cuộc sống.

“Ừm.” Tôi bắt đầu nghe mà chẳng hiểu rồi.

“Tôi rất tò mò, nếu những giây phút cuối cùng của chiếc lá là ở gót giày, nó sẽcó cảm giác ra sao?”

“Có lẽ sẽ cảm thấy là vận mệnh an bài.”

“Không.” Cô cười rất thoải mái. “Là vận mệnh trêu ngươi.”

Tôi ngắm nhìn cô, lại ngắm nhìn phiến lá kia, cả vết tích trên chiếc lá.

“Anh thường tới đây à?” Cô ấy lại hỏi tôi.

“Hai ba ngày lại tới một lần, đã tới tám chín lần rồi. Lần nào tới tôi cũngthấy cô.”

“Thật không?” Cô cầm bút, khẽ cắn cắn, như đang cố nhớ lại.

“Xin lỗi.” Cuối cùng cô ấy lắc đầu. “Tôi không nhớ là từng thấy anh.”

“Không sao. Người đi trên đường cao tốc, thường đều chẳng thấy chú kiến bênđường.”

Cô lại mỉm cười, đặt cái bút cắn trong miệng xuống, nói: “Không phải thế, tôichỉ không quen nhớ mặt người ta thôi.”

Tay phải cô cầm bút, chỉ về phía ngực tôi, vẽ vài nét giữa không trung.

“Cô đang làm gì thế?”

“Thử nhớ anh xem.” Cô ấy mỉm cười đáp.

Tôi vô thức cúi đầu ngắm nghía, không phát hiện trước ngực mình có gì lạ.

“Đúng rồi, sau này anh còn hay tới đây không?”

“Chắc là có.”

“Sao lại trả lời không chắc chắn vậy chứ? Chẳng có tí khí phách của người họckhoa học.”

“Được. Tôi sẽ tới thường xuyên.” Tôi hỏi lại cô ấy. “Vậy còn cô? Có thường tớiđây nữa không?”

“Chắc là có.”

“Cô cũng trả lời không chắc chắn nhé.”

“Tôi đâu cần khí phách chứ.” Cô mỉm cười. “Tôi học nghệ thuật mà, xin chỉgiáo.”

Cô trở lại chỗ ngồi của mình, thu thập bút vẽ và quyển sổ của mình, thần sắc cóvẻ cực kỳ thoải mái.

Lúc đi qua bên cạnh tôi, cô nói: “Tôi đi trước nhé.”

“Ừ.”

Lúc sắp mở cửa quán, cô lại quay lại vẫy tay với tôi nói:

“Bye bye, người học khoa học.”

Tôi cũng gật đầu đáp lại cô ấy.

Khi tiếng boong của chuông cửa sắp ngừng, đầu óc tôi như đột nhiên lóe sáng.

Cô ấy học nghệ thuật, tôi học khoa học.

Nghệ thuật, khoa học?

Cuối cùng tôi cũng nghĩ ta cái tên thích hợp rồi.

Cầm bút lên, vẽ một mũi tên lên bức tranh vạn tiễn xuyên tâm, đâm thẳng vàohồng tâm.