Đế Vương Luyến

Quyển 1 - Chương 62: Từ hiểu lầm mà sinh hoạ



Quan tài bằng gỗ lim đặt ở giữa từ đường, không ngờ bài vị đầu tiên của từ đường Tô gia lại là Tô Huệ. Còn nhớ chiếc áo màu hồng thanh thuần như hoa sen của nàng hay đi dọc ngang khắp nhà, lăng xăng nấu ăn cho Tô An, lăng xăng trang trí nhà cửa đón xuân đến. Tô An không khóc, nàng chỉ ngồi kế bên quan tài của Tô Huệ lẩm bẩm trong miệng, người cùng nàng sống từ bé đến lớn mất đi, với nàng đó chính là đả kích không chống đỡ nổi.

- Lão công..- Tam nương Nam Cung Uyển khóc đến hai mắt sưng vù nhìn Tô An, thấy Tô An như hóa điên như vậy nàng cũng đau đớn không kém. Còn nhớ đại tỷ từng nói Tô gia đồng ý thu nạp nàng, lời nói đó cứ tưởng mới đây, ấy thế đã đi qua cả đời người.

Tứ nương Cảnh Huân ngồi thu lu trong góc, nàng không khóc nữa, chỉ lặng người dựa vào quan tài của Tô Huệ. Đại tỷ đã từng vì nàng mà bù đắp hết thảy khổ đau trong đời, bây giờ đại tỷ rời khỏi, còn ai bảo hộ nàng? Đại tỷ không chỉ là tỷ tỷ, còn như nương của nàng, không có đại tỷ sẽ không có sự trưởng thành của nàng ngày hôm nay. Vậy mà.. có lẽ các nàng đều không tránh khỏi sự ác nghiệt của thời gian.

Khi Bính Đình mang một bát cơm xuống cho Tô An, nàng mới nghe rõ Tô An mất hồn lẩm bẩm thứ gì, thì ra nàng ấy thì thầm nói chuyện với Tô Huệ. Hệt như hôm qua hai người vẫn nói, Bính Đình nghe Tô An nói, "nàng đừng nói những lời sinh ly tử biệt mà Huệ Nhi", nước mắt nàng cũng rơi xuống. Thì ra, mất một người trong gia đình cảm giác sẽ đau đến như thế này.

- Huệ Nhi.. Ta lại ham chơi làm rách y phục rồi, nàng may giúp ta đi.

Cởi ngoại bào của mình xuống, Tô An nhìn dung nhan Tô Huệ như đang say ngủ trong quan tài, nói. Còn đưa ngoại bào của mình vào trong quan tài.

- Huệ Nhi, nàng giận ta làm rách y phục hả, ta xin lỗi, nàng may giúp ta đi mà.

Ngoại bào vẫn ở trên tay nàng, không ai nhận lấy giúp nàng. Tô An rốt cuộc cũng rơi nước mắt xuống, hét lên:

- Thì ra nàng giận ta đến như vậy, may áo giúp ta còn không làm.

Ngũ nương Bính Đình không nhìn nổi nữa, nàng lau nước mắt đi ra ngoài từ đường, dựa vào tường mà khóc. Hạ nhân cũng rươm rướm nước mắt nhìn nàng, nói:

- Đại tiểu thư có về không ngũ phu nhân?

- Phải rồi, ngươi mau gọi đại tiểu thư về, gọi nàng về.

Ngũ nương Bính Đình chợt nhớ lại Tô An Trúc vẫn còn lưu lạc bên ngoài, bèn nói. Hạ nhân không biết bằng cách nào mới liên lạc được với Tô đại tiểu thư, mà Tô lão gia cũng đang phát điên trong từ đường, không ai dám hỏi. Khói nhang nghi ngúc bay ra khỏi cửa từ đường, hung đỏ mắt tất cả người có mặt tại Tô gia lúc này.

Thân tín của Tô Huệ đã sớm khóc không còn nước mắt, bên ngoài có tiếng hô:

- Hoàng thượng đến.

Chưa hô xong đã thấy áo bào màu tím nhạt của Trữ Kiện vương bước vào trong, đôi mắt sáng quắt của ngài nhiễm một tầng đỏ. Thì ra cố gắng cứu chữa đến vậy cũng không lưu lại mạng sống của Tô Huệ. Nhìn nàng ấy rời khỏi thế gian, hắn thật thấy mình làm vương cũng vô năng. Hiếu Tuyên hậu đuổi theo sau, bước vào trong từ đường thấy hai hàng nước mắt vẫn còn lưu trên mặt của Tô An bèn bật khóc. Bao nhiêu năm nay thấy Tô An đều thấy nàng ấy vui vẻ cười nói, có bao giờ thấy nàng ấy khóc đến độ đau cả tâm người nhìn thế này.

- Xin lỗi Tô An, là ta vô năng, là ta vô năng.

Trữ Kiện vương đưa tay chạm vào mái tóc đã mất đi sức sống của Tô Huệ, hắn hơn ai hết cảm thụ được nỗi đau của Tô An. Làm bằng hữu cửa Tô An hơn hai mươi năm nay, làm sao không biết đối với hắn thê tử quan trọng thế nào. Trữ Kiện vương còn nhớ một ngày Tứ nương Huân Nhi bệnh, hai người thúc ngựa không ngừng đến Cảnh quốc, ngay cả tay hắn còn chảy máu, nhưng Tô An chẳng than một lời, bàn tay trắng nõn chằng chịt vết sẹo lưu lại đến tận sau này.

- Tô An, Cảnh quốc không những không cho Trúc Nhi về, mà còn cho người đánh biên giới nước ta.

Vốn dĩ Trữ Kiện dùng quyền vị của mình yêu cầu cho Trúc Nhi và Hoàng Thanh thần y về, nhưng không những thư không nhận được, sứ giả của chàng còn bị người của Cảnh Tịch đánh bầm cả mắt. Trữ Kiện đem chuyện này kể cho Tô An nghe, chỉ nghe các khớp tay của Tô An răng rắc vang lên.

- Đánh! Đánh cho Cảnh quốc vong quốc - Tô An tức giận nói.

Người đánh biên giới của Nam quốc không ai khác chính là Điềm vương, sau khi thu thập được một số loạn đảng, công chúa Thạnh Khương thấy tình hình lúc này là lúc nên đánh Nam quốc. Lúc mà tang gia bối rối, họ sẽ không đủ thanh tỉnh để nhận ra đâu là chiêu trò, đâu là sự thật. Thạnh Khương quốc không dẫn quân đi đánh Nam quốc nữa, chỉ ngồi rung đùi đợi kết quả, tọa sơn quan hổ đấu.

Thời điểm Cảnh Tịch vừa hết bệnh thủy đậu thì nhận được chiến thư của Nam quốc, nàng cũng chẳng biết vì sao Nam quốc lại đánh Cảnh quốc, giao tình không phải đang rất tốt sao? Thế nên nàng lệnh cho Trì Huy Mẫn tướng quân ra trận, lập Lâm Kinh Vũ làm Lâm phó tướng. Tùy thời nghênh chiến Nam quốc.

Trước tiên hết Cảnh Tịch cho người điều tra thì biết được là người của Điềm vương gây chiến với Nam quốc, nếu nàng biết đó là kế sách của Điềm vương, chẳng lẽ Trữ Kiện vương không biết? An Trúc nghe hai nước nghênh chiến bèn đi đến chỗ nàng, lo lắng hỏi:

- Tại sao hai nước lại gây chiến, có chuyện gì sao?

Cảnh Tịch cũng chẳng biết gì, chỉ biết hai nước đang đánh nhau ven sông Trị Giang, hai bên ngang tài ngang sức, đánh đến nay đã mười ngày không phân thắng thua. Nếu vậy, hai nước đánh trường kì xem ai là kẻ mạnh.

- Tịch.. nói thiếp nghe, tại sao lại gây chiến?

Ôm lấy An Trúc, Cảnh Tịch xem xét trận địa ven biên giới Cảnh quốc và Nam quốc, nếu Nam quốc đã không nghe lời giải thích từ tướng quân Trì Huy Mẫn, nàng chỉ còn cách tiếp chiến. Nếu không Nam quốc sẽ nhanh chóng đánh hạ nàng giành thành trì. Lúc này đây Cảnh Tịch đang ôm quận chúa của Nam quốc trong người mình, chỉ sợ nàng ấy vì cuộc chiến này mà cảm thấy bứt rứt.

Phi Vũ cũng gõ cửa phòng, nghe tin tức chiến tranh nổ ra, Phi Vũ cảm thấy rất ngạc nhiên, nếu mà đánh với Thạnh Khương hắn sẽ không ngạc nhiên đến thế. Trận chiến này là đánh trường kì với Nam quốc, vốn hai bên giao hảo rất tốt.

- Vào đi.

Phi Vũ cung kính chào Cảnh Tịch một tiếng, nghe giọng Cảnh Tịch thấp thấp truyền tới.

- Đến vừa hay, ta cũng có việc giao cho đệ.

Năm nàng hai mươi tám tuổi sắp qua đi, chậm chạp đến tuổi hai mươi chín. Ai lại biết được cuối năm hai mươi chín tuổi lại xảy ra một trận chiến như thế này. Cảnh Tịch cảm thấy nhân sinh thật sự khó lường.