Dây Thường Xuân

Chương 2



Nghe lời An nói, lòng tôi đã có một chút sự yên tâm. Gạt hẳn chuyện này qua một bên bởi vì bây giờ tôi cần phải đi xuống phòng Tin, nơi mà cô bạn thân Quỳnh Chi đang đợi tôi.

Ở trường tôi vốn dĩ đã có một quy định:  phải xếp hàng trước khi bước vào các phòng bộ môn. Một phần để ổn định lớp trước khi bước vào phòng học (đặc biệt với một lớp nói chuyện nhiều như lớp tôi), một phần để thể hiện sự tôn trọng dành cho giáo viên của học sinh. Nó đã trở thành một luật bất thành văn từ lâu và học sinh chúng tôi phải thực hiện theo mà không có bất kì ngoại lệ nào cả. 

Vẫn như thường lệ, chúng tôi xếp hàng ở hành lang của phòng bộ môn Tin và trò chuyện với nhau khá là ồn ào trong khi cô dạy Tin lớp tôi chưa đến. Theo như lời dặn của cô vào hôm trước, tiết này cô sẽ dò đề cương bằng cách cho lớp chơi một trò chơi ở trên máy tính. Vâng, cô của chúng tôi dễ tính như vậy đấy ạ. 

- Chi ơi, xem tao có gì nè.Vừa nói, tôi vừa lấy một cặp tai nghe có dây từ trong hộp bút ra mà khoe với cô bạn thân. - Hả. Mày đem tai nghe vào phòng Tin làm gì?Chi không giấu nổi sự bất ngờ, xen lẫn một chút sự hoài nghi trong ánh mắt nâu long lanh ấy. Cứ như thể rằng tôi sẽ làm điều gì đó mờ ám với đôi tai nghe này ở trong phòng Tin cơ đấy. Nhưng tôi đã nhanh chóng trấn an lại cảm xúc của cô ấy. - Để "quẩy" nhạc. Chứ trong đó đâu có loa đâu.- Ờ ha. Tí cho tao ké nữa nha.- Mày chỉ chờ có thế. 

Thế là cả nguyên tiết Tin hôm ấy, hai chúng tôi vừa ngồi tận hưởng những giai điệu du dương của âm nhạc, vừa có dịp để tâm sự với nhau chút chuyện (đương nhiên là sau khi cô đã dò đề cương). Nhưng nói được một chút thì sự chú ý của Quỳnh Chi lại quay sang hướng về Bình An. Ban đầu, như thường lệ, những thông tin liên quan đến An thì tôi cũng chẳng bận tâm đến là mấy. Tuy nhiên đúng như lời của Chi nói, không cần phải quá thân thiết với cậu ta cũng nhận ra được rằng những biểu hiện trong ngày hôm nay của Bình An rất bất thường. 

Cậu ấy không phải là loại người dễ và thích ngủ gật trong lớp. Thế mà hôm nay, kể từ giờ ra chơi đến thời điểm hiện tại, cậu lại liên tục nằm gục xuống bàn học. Cho dù có những người bạn trong lớp có đến quan tâm và hỏi thăm tình hình, An vẫn cứ khăng khăng rằng cậu ta sẽ không sao cả. Cộng thêm cái cảm giác mệt mỏi được biểu lộ rõ rành rành trong tiết Văn, cũng như dựa vào trải nghiệm cá nhân, tôi cá chắc rằng sức khỏe (có thể là sức khỏe thể chất, cũng có thể là tinh thần) của Bình An đang không ổn chút nào cả.

Những điều này đã khiến tôi dù không muốn nhưng vẫn phải để tâm đến cậu bạn này nhiều hơn. Dù sao cũng là bạn cùng bàn với nhau mà.

Sự kết thúc của tiết Tin cũng là sự bắt đầu của tiết Sử. Chuông reng hết tiết là chúng tôi cứ thể mà lao như bay lên lớp học để chuẩn bị cho tiết cuối cùng của buổi học ngày hôm nay. Tôi tranh thủ năm phút chuyển tiết để quay xuống bàn dưới và bàn bạc với Chi về kế hoạch đi cà phê vào buổi chiều:- Chiều nay để tao qua đón mày hay mày tự qua?- Để tao tự qua đi. Có gì tao còn ghé qua tiệm in để lấy xấp đề hồi sáng tao gửi nữa.- Cái đống đề Toán hôm bữa tao tìm được ở trên mạng rồi nhờ mày in hộ ấy hả?- Chính là nó đó. Tối về Google Meet để giải đề đó không?- Chơi luôn. Sợ gì.

Sau khi bàn bạc xong xuôi vụ ấy thì thầy dạy Sử của lớp tôi cũng đã đến. Tiết Sử đã bắt đầu. 

Thú thật nhé. Từ trước đến giờ, Lịch Sử là một trong những môn học chán đối với tôi. Nhưng thầy Nam đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Tôi cảm thấy thầy tâm huyết với nghề và với học sinh lắm ạ. Cứ đến tiết Sử là xác định lớp tôi sẽ có những trận cười rất sảng khoái, bởi vì thầy vui tính (cụ thể là có tính hay "khịa" một số sự kiện lịch sử, hoặc khịa luôn các bạn học sinh), và thường thả những joke khá là thú vị, cũng như kể lại những trải nghiệm cá nhân "hề hước" cho chúng tôi nghe nữa. Nói chung thì thầy 10 điểm không có nhưng. 

Cơ mà khoan đã nào, tại sao tiết Sử hôm nay lại lâu hơn bình thường vậy? Không chỉ tôi, mà cả những người bạn thân quen ngồi xung quanh đều cảm nhận được điều tương tự. - Dạ thầy ơi, hình như hết giờ rồi thầy. Bạn Linh - lớp trưởng lớp tôi - đã mạnh dạn đứng lên nói với thầy Nam. Cả thầy và những người khác đều cúi xuống kiểm tra đồng hồ. Quả thật là đã hết giờ học. Nhưng tại sao chuông trường không reng lên?- Chắc là chuông trường hôm nay nó lại "mát" nên không kêu. Các em nghỉ đi. 

Lớp tôi nhanh chóng thu dọn sách vở vào cặp rồi lao ra cửa lớp như bầy ong vỡ tổ. Còn tôi và Chi cũng đi ra cổng trường một cách nhanh nhất có thể để đi mua đồ ăn. Thật đấy, giờ này thì bụng tôi đã liên tục réo lên vì những cơn đói. 

Vẫn như mọi ngày bình thường khác, chúng tôi ghé qua quán ăn vặt vỉa hè quen thuộc và order hai suất bánh mì nướng muối ớt. Tôi định lấy chiếc ví từ trong cặp thì lại phát hiện ra mình quên hộp bút ở trên lớp.- Ê Chi, mày cầm tờ 20k trả tiền đồ ăn hộ tao nha. Tao để quên hộp bút ở trên lớp rồi, giờ tao phải lên lấy.- Ừm. Nhớ nhanh lên nha.

Tôi vội vàng chạy vào trường. Ở trong tình cảnh hiện tại, tôi chỉ mong rằng cửa lớp vẫn còn mở. Nếu không, buổi học thêm vào chiều nay sẽ khá là khó khăn cho tôi đấy. Tôi nhanh chân chạy băng qua sân trường đến hành lang dãy lớp học với một tâm trạng lo lắng và mong đợi. Sao tôi lại để quên hộp bút - một trong những vật quan trọng khi đi học - ở trên lớp như vậy nhỉ?

Lớp tôi ở trên tầng hai nên cũng không mất quá nhiều thời gian để tôi chạy đến nơi ấy. Và cũng thật may mắn khi ánh đèn trong phòng học vẫn còn được bật sáng, đồng nghĩa rằng chiều nay tôi được "sống" rồi.

Khi chỉ còn cách cửa lớp một vài bước chân, tôi dần giảm tốc độ lại để bản thân có thời gian mà kịp hồi lại sức lực. Cuối cùng thì tôi cũng lấy được cái hộp bút thân thuộc trước khi cửa lớp kịp khép lại.

Cơ mà trong lớp không có ai cả. Theo như tôi đoán, chắc có lẽ mọi người đã trực lớp xong hết rồi và chỉ còn một người ở lại để đi đổ rác mà thôi. Và chắc là người ấy đang ở dưới sân trường cùng với cái thùng rác của lớp.

Có lẽ tôi cũng nên rời khỏi nơi này trước khi có ai đó phát hiện ra nhỉ? Sải bước trên hành lang dài, tôi thầm biết ơn ông trời vì đã giúp đỡ tôi một phen. Tôi chỉ định ngẩng khuôn mặt đang tràn đầy sự vui vẻ của mình hướng lên phía bầu trời xa xôi kia mà cảm ơn "vị quý nhân" ấy, nhưng một bóng dáng quen thuộc đang đứng trên sân thượng của trường bỗng dưng lại lọt vào tầm mắt.

Nếu không nhầm thì đó là Trần Hoàng Bình An, bạn cùng bàn của tôi?

Từ từ, khoan đã nào. Tôi đã phải đứng hình mất năm giây vì điều đó đấy. Tại sao cậu ta lại ở trên đó trong tiết trời nắng chói chang và nóng bức của buổi trưa? Chẳng phải giờ này cậu ấy nên đi về rồi sao?

Sau một vài giây ngắn ngủi ngắm nhìn dáng vẻ của An và tự hỏi bản thân rằng cậu bạn ấy đang có ý định gì, tôi quyết định lơ đi mà tiếp tục bước chân trên đoạn hành lang lớp học. Dẫu sao ngay từ đầu, chúng tôi đã vạch ra một ranh giới nhất định trong mối quan hệ giữa cả hai, và chắc chắn không ai được phép xâm phạm cả. 

Nhưng khi tôi chưa kịp ngoảnh mặt lại để bước đi, một khung cảnh đáng sợ và có thể nói là kinh dị ập vào mắt: Bình An...cậu ta...đang leo lên...thành ban công của sân thượng?

Bỏ ngoài tai tiếng nói của lí trí, tôi trôi theo dòng cảm xúc mà phi thẳng một mạch từ tòa phòng học đến tòa văn phòng giáo viên - nơi tọa lạc của sân thượng. 

"Bình An, xin mày đừng dại dột." - Tôi vừa chạy trong sự lo lắng đến tột cùng, một sự sợ hãi nếu như tôi không đến kịp lúc. Tôi sợ lắm. 

"Xin đừng có chuyện gì xảy ra mà."

Trong nháy mắt, tôi đã leo được đến sân thượng của trường. Đến kịp lúc lắm, Diệu Anh ạ. Chỉ thấy rằng Bình An đang ngồi cheo leo trên ban công, với bàn chân không chạm đất. 

Nhận thấy trong tình thế nguy cấp này không được nổi giận và hoảng loạn, vì rất có thể điều đó sẽ làm cho những vấn đề tâm lý của An bùng phát một cách mạnh mẽ và làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn. Tôi chỉ biết vừa bước đến An một cách nhẹ nhàng, đồng thời dùng tông giọng dịu dàng nhất có thể để gọi to tên của cậu ấy:- Trần Hoàng Bình An?

Bình An, cậu ấy đã quay đầu lại nhìn tôi rồi. Vậy là vẫn còn cứu vớt được tình hình, đúng chứ?- Diệu Anh, sao mày lại...- Bình An, mày nghe tao nói trước đã này. Mặc dù tao không rõ mày đã trải qua những chuyện tiêu cực như thế nào, nhưng mày xứng đáng để được sống tiếp. Mày vẫn xứng đáng để nhận được sự yêu thương và quan tâm từ mọi người. Cho nên là...

Ban đầu, tôi chỉ định nói qua thật nhanh những gì mình cần nói để kịp cứu cậu bạn ấy khỏi ý định tiêu cực kia. Nhưng...đã có một thứ gì đó chặn họng tôi lại. Cảm giác nghẹn ứ ở cổ họng cứ liên tục chiếm lấy dòng suy nghĩ và quyền điều khiển tâm trí của tôi. Bất giác, tôi muốn khóc. Phải chăng đây là cảm giác của những người đã từng cố ngăn cản tôi khỏi ý định kết liễu cuộc đời?

- An, mày đứng xuống đây với tao, kể cho tao nghe chuyện của mày, rồi tao dẫn mày đi ăn, được không? Tao sợ lắm.Cuối cùng, tôi cũng phải lấy hết sự can đảm mà cất gọn cơn khóc sắp dâng trào của mình ở nơi tận đáy lòng. Tôi phải gạt hẳn cảm xúc cá nhân sang một bên và lo cho một chuyện khác quan trọng hơn.

Đã không sao rồi. Bình An đã chịu buông bỏ ý định dại dột ấy. Cậu ấy đứng xuống và thở dài một hơi. Nhìn thấy mọi thứ đã ổn, tôi vội đưa tay lên dụi mắt nhằm che giấu đi những giọt nước mắt rơm rớm nơi khóe mắt. An đi đến và mặt đối mặt với tôi. Ánh mắt của cậu bạn này quá lạnh lùng và nghiêm túc khiến tôi không đọc được những dòng cảm xúc đang hiện hữu trong thâm tâm của cậu ấy. Là thoải mái...hay khó chịu vậy?

- Mày khóc à? Một tông giọng dịu dàng đến lạ thường, cộng thêm chất giọng trầm nhẹ nhàng phát ra từ thanh quản của An. - Không. Sao, đã xảy ra chuyện gì với mày?- Không cần biết. Cảm ơn.

The f*ck. Xin lỗi nhưng tới đây tôi muốn chửi thề lắm rồi đấy. Muốn cục súc với người ta thì "cục" ngay từ đầu đi, còn bày đặt dịu dàng quan tâm. Người ta quan tâm lại thì ném thẳng vào mặt một câu phũ rồi cứ thế mà bỏ đi. Mày bắt đầu quá đáng rồi đấy, Bình An ạ.

Tôi đứng từ trên sân thượng mà nhìn xuống dưới sân. Một phần để đảm bảo Bình An đã đi xuống hẳn nơi sân trường, chứ không phải là núp ở một góc nào đó rồi đợi mọi người đi hết là lại thực hiện kế hoạch của mình. Một phần để xem thử tại sao những con người đang đứng ở dưới kia không lên cứu An mà chỉ đứng đó nhìn. 

Dù tôi đang ở trên sân thượng (tương đương với tầng ba của tòa văn phòng giáo viên), nhưng vẫn có thể lờ mờ nhìn ra được những ánh mắt lo lắng và hồi hộp nhưng lại có phần sợ sệt ở trong đó. Cho nên họ chỉ đứng đó mà xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, chứ chẳng có gan mà dám chạy lên sân thượng cứu lấy cái linh hồn đang lạc lối kia. Những thành phần này thì tôi cũng chằng thèm chỉ trích hay làm gì đó tương tự cả, bởi vì nó vốn đã thuộc phản ứng chung của con người rồi. Tuy phũ phàng là vậy, nhưng đó là sự thật.

Cái thành phần mà tôi muốn "đấm cho vài phát" nhất là những con người đang chĩa thẳng camera điện thoại vào mặt tôi kia kìa. Vâng, kể cả khi các bạn chứng kiến khung cảnh có người muốn tự sát mà các bạn vẫn còn lôi cái điện thoại ra để quay cho bằng được ạ. Các bạn làm tôi cạn lời rồi đấy. Nếu các bạn muốn "tôn vinh" hành động cứu người của một ai đó, tại sao các bạn không chạy lên mà cứu đi, còn đứng đó giơ camera mà quay làm gì cơ ạ?

Cái xã hội quái đản gì vậy? Tôi thật sự không hiểu nổi.

Tôi đã đứng đây được gần mười phút rồi mà không có thầy cô nào đến hỏi chuyện, đồng nghĩa với việc họ chưa phát hiện ra chuyện này. Cá nhân tôi đánh giá điều này là tốt, mặc dù thừa biết rằng nó không đúng chút nào cả. Bởi vì nếu họ biết, tôi sợ rằng những sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt của họ dành cho An sẽ làm nó thêm bối rối và hoảng loạn mất.

- Lê Ngọc Diệu Anh. Bỗng có một giọng nói vang lên từ phía cầu thang. Tôi thoáng giật mình trong giây lát, nhanh chóng đưa tâm trí quay trở về hiện thực.- Mày đi đâu nãy giờ vậy? Biết tao tìm mày mệt lắm không?- Tao lên đây có chút chuyện thôi. Xin lỗi mày nhiều. - Thôi, không sao. Mà mày lấy được hộp bút chưa?- Lấy được rồi nè. - Vậy thì về thôi mày.

Quỳnh Chi lại nắm lấy cổ tay tôi thêm lần nữa và kéo tôi đi. Phải rồi, Chi từng nói với tôi rằng cô ấy rất thích nắm cổ tay và bàn tay của những người bạn thân thiết. Nó giống như một loại cảm giác an toàn như việc người ấy sẽ không bỏ rơi cô vào những lúc cô cần một sự trợ giúp vậy.