Đại Việt Chúa Tể

Chương 82: Xi măng



Trần Nguyên nhìn lấy chiếc thuyền vận tải lớn trước mặt, thuyền này không phải là loại thuyền buồn. Chúng chính là những chiếc thuyền được sử dụng sức người, thông qua những cánh tay chèo lớn để làm cho chúng di chuyển.

Loại thuyền này có một ưu điểm vô cùng lớn đó chính là sự linh hoạt cùng tốc độ bứt phá. Tuy nhiên chúng cũng có nhược điểm đó chính là không thể duy trì tốc độ lớn trong một thời gian dài, vì sức người không cho phép điều ấy.

Tuy vậy, khi chưa phát minh ra được vải vóc, thì chúng cũng chính là một sự thay thế vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện tại của đất nước. Chỉ cần chúng được hoàn thiện, thì người của hắn có thể an tâm mà di chuyển đến những vùng xa xôi hơn để khai tác khoáng sản cũng như tìm kiếm thêm nhiều nguồn tài nguyên khác.

“Các ngươi làm rất tốt, đáng được khen thưởng. Ngươi đâu, ghi lại công lao của xưởng đóng thuyền cho ta. Báo lên Bộ kinh tế dựa theo chỉ tiêu mà khen thưởng cho bọn họ”, Trần Nguyên sảng khoái cười nói.

“Đa tạ Đại đế”, lão Lâm vô cùng sung sướng cung kính quỳ lạy.

Tiếp đó, lão Lâm lại dẫn đám người Trần Nguyên đi thăm quan thêm nhiều mẫu thuyền mới khác, tuy nhiên chúng đều chưa được hoàn thiện cụ thể do thiếu trang thiết bị. Nhưng phần lớn bọn chúng cũng đã sơ bộ hoàn thành được phần khung của mình.

Trong đó còn có một mẫu thuyền vô cùng quan trọng khiến cho Trần Nguyên không thể không chú ý đến chính là thuyền chiến. Bộ thiết kế của hắn lúc trước đã được Trần Vi cải biến lại rất nhiều. Điều đặc biệt trong đó chính là mô hình thuyền mẹ cùng thuyền con của Trần Vi đưa ra.

Mô hình này gồm một con thuyền mẹ vô cùng to lớn, dài gần một trăm mét, rộng mười lăm mét. Độ dày của mạn thuyền lên đến ba mươi cm, hai bên mạn thuyền còn được bố trí lấy năm mươi mái chèo mỗi bên. Giữa thuyền còn được bố trí hai cột buồn lớn và một cột buồn nhỏ phía sau.

Điều đặc biệt ở thuyền này khác với những con thuyền Frigate ở thời hiện đại đó chính là chúng đều được bảo vệ bởi các tấm kim loại ở phía trước cùng hai bên mạn thuyền. Trên thuyền thì được bố trí hơn một trăm cây nỏ nhỏ và năm cây nỏ lớn.

Cây nỏ nhỏ ở trên thuyền chiến khác cây nỏ ở trên thuyền vận tải ở chỗ chúng có thể bắn ra ba mũi tên lớn cùng một lúc. Năm cây nỏ lớn kia thì được bố trí ở đầu và hai bên của mạn thuyền. Mỗi mũi tên của năm cây nỏ lớn này đều dài năm mét và có đường kính lên đến bảy cm.

Tất cả các mũi tên trên thuyền chiến đều được bọc sắt đầu mũi. Tầm bắn của những cây nỏ nhỏ là dưới hai trăm mét. Còn tầm bắn của năm cây nở lớn thì cao hơn nhiều, chúng có tầm bắn lên đến bốn trăm mét.

Nếu thuyền chiến này chế tạo được thành công, chắc chắn sức mạnh quân đội ở trên nước của hắn sẽ là vô địch ở khu vực này. Nhìn thấy hạng mục mà hắn ưa thích, Trần Nguyên không ngừng góp ý thêm nhiều vấn đề khác cần cải tiến trên mô hình thuyền chiến này.

Tuy mẫu thiết kế của hắn đưa cho Trần Vi chính là lấy từ mẫu thuyền chiến từ thời trung cổ, nhưng hắn cũng không thể không cải tiến lại. Muốn chiến thuyền của hắn được trở nên càng mạnh mẽ hơn thì hắn càng phải áp dụng lấy những kiến thức hiện đại vào nó mới được.

Sau khi tất cả mọi thứ đã được thỏa mãn, Trần Nguyên lúc này mới tiến về phía viện nghiên cứu của Bộ khoa học kỹ thuật. Tòa nhà của Bộ khoa học được xây dựng gần những tòa nhà của các Bộ ban ngành khác.

Trong khu đất rộng lớn này còn bao gồm cả ba khu trường học của hắn, đó chính là trường sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Những trường học này chính là nơi đào tạo trí thức cho tất cả những người dân của hắn.

Đây cũng chính là nơi phổ cập kiến thức, truyền bá tư tưởng cũng như giảng giải cho mọi người dân hiểu biết thêm về các luật lệ. Trần Nguyên cùng đám thị vệ mình di chuyển qua từng con đường hoa dẫn đến viện nghiên cứu của Bộ khoa học kỹ thuật.

Trong viện lúc này khắp nơi đều bị bày lấy những tảng đá rơi vãi lung tung, người ngoài không biết nhìn vào còn tưởng nơi đây vừa trải qua một trận sạt lở đất đá lớn. Những tảng đá kia đều được ghép lại với nhau bằng một chất kết dính gọi là xi măng mà Trần Vi chế tạo ra.

Nhưng đống đá vương vãi này lại không phải là thành phẩm, mà bọn chúng chính là mấy trăm, mấy ngàn mẫu thử nghiệm bị thất bại của Trần Vi. Chúng cũng vì chưa được Trần Vi cho người dọn dẹp nên mới có cái cảnh khắp nơi đều tràn đầy đất đá như vậy.

Trần Vi lúc này cũng người đầy lấm lem đất sét và bụi đá vôi, nàng đang loay hoay thử nghiệm kết quả độ kết dính của một mẫu xi măng mà tối qua nàng vừa nghiên cứu ra. Nàng xách lấy cái búa lớn đưa lên cao, nàng dùng hết sức đập mạnh vào vị trí kết nối giữa hai tảng đá.

“Rầm…”

Một tiếng va chạm cực lớn được tạo ra, hai tảng đá vẫn còn dính lấy với nhau. Trần Vi thấy thế thì sém chút nữa nhảy lên vui mừng. Nhưng chưa đợi nàng kịp vui mừng thì một tiếng “rắc” vang lên. Hai tảng đá tách nhau ra đổ “ầm” xuống nền nhà.

Trần Vi thấy thế thì cũng chán nản mà ngồi sụp xuống đất. Sau mấy ngàn lần thử nghiệm, nàng cuối cùng vẫn thất bại thảm hại. Trần Nguyên thấy nàng chán nản như thế vội vàng tiến lên xoa lấy đầu nàng vừa cười vừa nói,

“Ngươi làm sao vậy? chẳng lẽ ngươi lại chịu thua một cục đá à? Ngoan, đại ca tin tưởng những cục đá kia có cứng mấy thì cũng không thể cứng bằng đầu lì này của ngươi được à!”

“Đại ca, ngươi đến từ lúc nào vậy?”, Trần Vi lúc này cũng mới nhận ra được sự hiện diện của Trần Nguyên.

“Ta cũng vừa mới đến thôi. Có vấn đề gì khó hay sao? Nói cho đại ca nghe thử”, Trần Nguyên an ủi nàng nói.

“Haiz… ta đã theo cách của đại ca, thử đi thử lại hàng ngàn lần, cuối cùng vẫn thất bại. Ta đã phụ sự kỳ vọng của đại ca rồi”, nói đến đây, Trần Vi cũng như sắp khóc. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời nàng, nàng lại phải bất lực chấp nhận thất bại như vậy.

“Phụ sự kỳ vọng của ta cái gì. Lần này hạng mục là vô cùng khó, ta cũng chưa chắc có thể làm được. Ngươi cũng đừng có chán nản. Nào, lại đây, phương pháp chế tạo xi măng của ngươi như thế nào, biểu diển lại một lần để đại ca được mở mang tầm mắt xem nào”, Trần Nguyên đứng dậy đến bên những vật liệu đã được chuẩn bị sẵn đưa tay ngoắt lấy Trần Vi.

Thấy Trần Nguyên bảo nàng thể hiện cách của nàng, nàng lập tức quên ngay cái cơn chán nản vừa rồi mà hào hứng chạy lại phía Trần Nguyên. Nàng thao tác vô cùng thuần thục, từng bước theo thứ tự pha trộn lấy các loại nguyên vật liệu với nhau.

Để tạo thành được sản phẩm cuối cùng là xi măng, thì phải trải qua sáu bước: Tách chiết nguyên liệu thô; Nghiền, phân chia theo tỉ lệ, và trộn lẫn; Giai đoạn trước khi cho vào lò; Giai đoạn trong lò; Giai đoạn làm mát và giai đoạn nghiền hoàn chỉnh; Đóng bao và vận chuyển.

Xi măng sử dụng các nguyên liệu thô gồm: canxi, silic, sắt, và nhôm. Những thành phần này có trong đá vôi, đất sét và cát. Xi măng có hỗn hợp cát và đất sét với tỉ lệ nhỏ. Và đương nhiên trong cát và đất sét thì có thể đáp ứng nhu cầu về silic, sắt và nhôm.

Thông thường các nhà máy sản xuất xi măng đều được đặt ở khu vực gần các núi đá vôi để tiết kiệm chi phí và giúp giảm một phần giá thành của xi măng. Nguyên liệu thô được tách chiết từ các núi đá vôi sau đó thông qua băng chuyền được vận chuyển đến các nhà máy.

Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu thô khác được sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng. Ví dụ như đá phiến, tro bay, vảy thép cán và bô xit.những nguyên liệu thô này được mang lại từ nhiều nguồn khác nhau bởi vì lượng yêu cầu nhỏ.

Trước khi vận chuyển đến nhà máy thì khối đã lớn được nghiền nhỏ ra, và làm cho kích thước của đá tương đương với kích thước của các viên sỏi.

Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy, ở đây sẽ giúp nhà máy phân tích, phân chia tỉ lệ chính xác giữa đá vôi và đất sét trước khi bắt đầu nghiền. Theo tỉ lệ thông thường thì 80% là đá vôi và 20% là đất sét.

Và tiếp theo mới đến nhiệm vụ của nhà máy đó là nghiền hỗn hợp nhờ vào các con lăn quay và bàn xoay. Bàn xoay quay liên tục dưới con lăn và con lăn tiếp xúc trực tiếp với hỗn hợp.

Con lăn sẽ đóng vai trò chính trong việc nghiền hỗn hợp thành bột mịn và khi đó thì con lăn đã hoàn thành nhiệm vụ. Hỗn hợp nguyên liệu thô sẽ được dự trữ trong đường ống sau khi đã nghiền hỗn hợp thành bột mịn.

Sau khi được nghiền hoàn chỉnh, nguyên liệu được đưa và buồng trước khi nung. Buồng này chứa một chuỗi các buồng xoáy trục đứng, nguyên liệu thô đi qua đây và vào trong lò nung. Buồng trước nung này tận dụng nhiệt tỏa ra từ lò, việc làm này sẽ giúp tiết kiệm năng lượng và khiến cho nhà máy thân thiện với môi trường hơn.

Lò được thiết kế khá lớn và có thể xoay được, nó cũng được coi là phần quan trọng nhất của quá trình sản xuất xi măng. Trong lò nhiệt độ có thể lên tới 1450 độ C. Nhiệt độ này đạt được là bắt nguồn từ phản ứng hóa học gọi là phản ứng khử Cacbon và phản ứng này còn thải ra khí CO2. Nhiệt độ cao trong lò làm cho nguyên liệu nhão ra.

Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO2 tạo ra thành phần chính trong xi măng (CaSiO3). Lò nhận nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên hoặc than đá. Khi nguyên liệu ở phần thấp nhất của lò nung thì nó sẽ hình thành lên xỉ khô.

Sau khi ra khỏi lò, xỉ sẽ được làm mát nhờ vào khí cưỡng bức, xỉ sẽ tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ được là từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt mà xỉ tỏa ra sẽ được thu lại quay trở vào lò, việc làm này giúp tiết kiệm được năng lượng. Tiếp đến là giai đoạn nghiền hoàn chỉnh, máy nghiền chính là tập hợp các viên bi sắt, giúp nghiền bột mịn ra. Loại bột này cũng chính là kết quả cuối cùng cần phải đạt được, đó chính là xi măng.