Đại Việt Chúa Tể

Chương 81: Thuyền



Mấy ngày sau, Trần Nguyên bắt đầu tiến hành đi kiểm tra các hạng mục thi công trong những ngày mà hắn đi khỏi. Đầu tiên nơi hắn đến đó chính là đồng bằng Đại Việt. Hắn muốn được chính mắt mình quan sát lấy cảnh những người dân không ngừng cày cấy, chăm bón, thu hoạch. Chính mắt nhìn thấy những cánh đồng lúa bội thu thì hắn mới có thể an tâm tiếp tục những công việc khác được.

Chưa nói gì những cái cao siêu, chính cái ăn thôi mà lo chưa được thì làm gì có chuyện làm ra được những cái lớn lao. Bác Hồ đã nói rồi, “có thực mới vực được đạo”. Đó chính là chân lý, một chân lý hiển nhiên mà không thể chối cãi.

Chính vì vậy, hắn không thể lơ là chuyện thức ăn cho mọi người dân được. Hiện tại, nguồn thu nhập lương thực chính của cả đất nước hắn vẫn là đến từ những cánh đồng lúa trĩu hạt này. Nếu những cánh đồng lúc này mất mùa, hắn sẽ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề như tinh thần người dân giảm sút, tư tưởng của người dân sẽ bắt đầu xao động, rồi nội loạn đủ thứ.

Sau khi đã chắn chặn vụ mùa này bội thu thì Trần Nguyên mới an tâm di chuyển hướng đến bến cảng Nhị Hà nhỏ của hắn. Nơi đây không chỉ là bến cảng, mà còn là nơi hoạt động xưởng đóng tàu của hắn. Nơi đây cũng chính là nơi sẽ liên tục nghiên cứu và phát triển ra những con tàu mới để phục vụ cho việc vận chuyển, khai thác thủy sản và quân đội sau này của hắn.

Bây giờ đã vào hạ, lượng nước sông Nhị Hà cũng đã giảm di rất nhiều. Để có thể đánh bắt được nhiều cá hơn mà không phải là ở thế bị động ngồi chờ cá đến lưới nữa. Trần Nguyên lúc trước đã cho sảm xuất ra nhiều lưới kéo cá lớn. Bản chất của lưới này không hề khác gì những cái lưới giã cào ở thời hiện đại.

Mục đích của Trần Nguyên chính là càn quét cá ở khúc sông địa bàn của hắn này. Tuy gọi là càn quét nhưng thực chất hắn cũng chỉ kéo lưới được ở mỗi khu vực hai bên bờ sông. Còn ở vị trí giữa sông thì hắn gần như vẫn không thể thực hiện được vì nước ở đó quá sâu.

Nhưng nếu có thực hiện được thì Trần Nguyên hắn vẫn không muốn thực hiện. Cái hắn muốn đó chính là đánh bắt một lượng cá đủ dùng và dự trữ mà thôi. Hắn không phải là muốn tận diệt loài cá. Nếu đánh bắt càn quét liên tục như vậy thì chắc chắn không lâu sau đó lượng cá sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

Đây là một nguồn thu nhập thực phẩm có thể tái sinh của hắn, vì vậy hắn cũng không dại gì mà tiệt lấy đường sống của mình. Nguồn cá này không phải là đánh bắt mãi không hết, nếu không biết cách đánh bắt một cách hợp lý thì tương lai lâu dài hắn sẽ mất đi nguồn thu nhập thực phẩm khổng lồ này.

Chính vì vậy, Trần Nguyên đã đưa ra một bộ luật bảo vệ tài nguyên thủy sản. Trong đó có một điều luật, đó chính là nghiêm cấm đánh bắt các loài cá nhỏ hoặc là những loài cá chưa từng trải qua thời kỳ sinh sản. Làm như thế chính là muốn ngăn chặn việc mọi người đánh bắt cá quá mức, dẫn đến lượng cá mới sinh ra không kịp bổ sung cho lượng cá đã bị đánh bắt.

Trên bến cảng nhỏ, từng đoàn người cùng xe bò tập nập thay phiên nhau vận chuyển, bốc xếp các loại cá từ những chiếc thuyền từ đội đánh cá lên. Ai nấy đều cười nói vui vẻ như vừa đánh bắt được một mẻ cá lớn.

Tiền tệ cũng đã được chính thức phát hành trong nước, chính sách trả công và mua bán giữa người và người với nhau cũng đã được Bộ tài chính áp dụng triệt để. Chính vì vậy, trong thành trì của hắn, một vài khu chợ cũng đã được xây dựng nên. Mà trên bến cảng nhỏ giờ này cũng có một khu chợ nhỏ vô cùng tấp nập.

Lúc trước chưa có tiền, tất cả mọi người đều làm chung ăn chung nên ai ai cũng không được quyền lựa chọn ăn ngon hay là ăn thứ mình thích. Nhưng bây giờ tiền đã có rồi, muốn được ăn ngon thì phải cố gắng làm nhiều để có được nhiều tiền, muốn ăn thứ mình thích thì có thể tự do mà tìm mua, miễn mình có đủ tiền là được.

Chính vì Trần Nguyên sớm gấp rút áp dụng chính sách này, đã khiến cho sự cạnh tranh trong công việc của mỗi người càng ngày càng mạnh mẽ. Không còn viễn cảnh như lúc trước muốn làm thì làm muốn chơi thì chơi, dù sao cũng có cái ăn, lười làm thì cùng lắm là bị khiển trách. Nhưng bây giờ đã hoàn toàn không có chuyện đó. Không làm thì chỉ có nước chết đói.

Trần Nguyên còn cho mở lấy một khu trung tâm chuyên bán cây giống cùng vật nuôi cho mọi người dân. Người nào không có thì có thể cho nợ, sau này có tiền thì đến trả sau. Tất nhiên, nợ nần cũng phải được tính lãi đâu ra đấy đàng hoàng. Có như vậy thì tất cả mọi người dân của hắn mới có vốn để làm ăn.

Ruộng đất thì Trần Nguyên cũng đã chia khoán cho tất cả mọi người. Ai thấy mình có năng lực thì đều được nhận làm khoán. Một vụ phải chi trả bao nhiêu thì căn cứ theo Bộ kinh tế đưa ra mà trả, hai bên thỏa thuận với nhau từ lúc ban đầu rõ ràng. Mọi thứ đều được ràng buộc bởi pháp luật.

Nhìn thấy khu chợ cá nhỏ ở bến cảng vô cùng tấp nập nhộn nhịn cũng khiến cho Trần Nguyên cảm thấy an tâm hơn. Có làm, có cạnh tranh, có giao thương thì mới có phát triển được. Đây chính là sinh khí của một đất nước lớn mạnh.

Trần Nguyên cũng những thị vệ của mình từ từ tiến vào khu đóng tàu. Xưởng đóng tàu ở đây lúc nào cũng đông nghịt công nhân. Không phải là liên tục đóng mới tàu mà là bọn họ liên tục cải tiến, chế tạo tàu mới.

Để chế tạo được tàu mới không phải là dễ dàng đối với trình độ của bọn hắn hiện giờ. Trần Nguyên vì vậy chấp nhận cho họ làm nhiều lần, sai thì làm lại, làm được rồi thì tháo ra làm lại lần nữa. Làm cho đến khi nào thuần thục thì mới thôi. Có như vậy thì mọi người mới có thể từ từ tích lũy được kinh nghiệm cũng như kiến thức được.

Hắn cũng không có thời gian để cho mọi người ngồi nghiên cứu cho đến khi đã hiểu rõ ràng hết rồi mới làm. Làm như vậy thì có thể sẽ tiết kiệm thời gian cùng chi phí hơn. Nhưng hắn là một dân cơ khí, hắn không tin tưởng đơn thuần vào lý thuyết suông trên giấy tờ. Cái hắn tin tưởng nhất đó chính là thực hành, có bắt tay vào làm mới biết được sản phẩm của mình tốt ở chỗ nào, xấu ở chỗ nào để mà cải tiến.

“Cung nghênh Đại đế giá lâm”, một lão đầu lúc này phát hiện đám người Trần Nguyên đến liền tiến lên tiếp đón.

“Cung nghênh Đại đế giá lâm”, tất cả mọi người lúc này mới phát hiện Trần Nguyên đến liền cung kính quỳ lạy nói.

“Tất cả mọi người đứng lên đi, Trần Vi nàng đâu?”, Trần Nguyên phất tay mỉm cười nói.

“Thưa Đại đế, Trần Vi Bộ trưởng đang ở bên Viện nghiên cứu thưa Đại đế”, Lão đầu kia cung kính đáp.

Viện nghiên cứu trong miệng vị lão đâu kia chính là viện nghiên cứu của Bộ khoa học kỹ thuật. Bộ khoa học kỹ thuật có trụ sở riêng cũng giống như các bộ ban ngành khác, và cũng có lấy viện nghiên cứu của riêng mình.

“Vậy lão Lâm, ngươi dẫn ta đi tham quan xưởng đóng thuyền của các ngươi đi”, Trần Nguyên mỉm cười nói.

“Vâng thưa Đại đế”, lão Lâm vui mừng nói.

Lão Lâm, từng là một lão đầu trong bộ lạc An Ngư lúc trước, chính là thế hệ trước của lão Long. Lão Lâm năm này cũng đã gần một trăm năm mươi tuổi, sức khỏe cũng đã bắt đầu có dấu hiệu già yếu đi. Nhưng những kiến thức về sông nước của ông ấy thì không bất kỳ một người nào trong Đại Việt lúc này có thể so sánh với ông ấy. Kể cả Trần Nguyên.

Lão Lâm lúc này dẫn Trần Nguyên cùng bốn thị vệ của hắn đi đến một con thuyền đã được hoàn thiện. Trước mắt Trần Nguyên lúc này chính là một con thuyền vô cùng to lớn hơn những con thuyền trước đây mà hắn cho đóng.

Con thuyền này dài tầm bốn mươi mét, rộng khoảng sáu mét tại vị trí phình ra lớn nhất. Mũi thuyền chính là mũi nhọn như những tàu thuyền thời hiện đại chứ không phải là mũi ngang giống như những tàu chiến thời trung cổ.

Mũi thuyền nhọn có ưu thế vượt trội hơn về tốc độ cũng như giảm thiểu được tối đa thương tổn nếu bị tấn công phía chính diện. Thuyền cao tầm bốn mét. Hai bên mạn thuyền thì được để trống hai mươi lỗ tròn nhỏ tầm hai mươi cm mỗi bên, để bố trí lấy hai mươi mái chèo dài từ những lỗ tròn trên mạn thuyền này.

Cuối đuôi thuyền còn được thiết kế thêm một bánh lái với cơ cấu không khác gì những con thuyền ở thời hiện đại. Thân thuyền được làm từ những thanh gỗ già vô cùng dày và cứng cáp. Gần cuối thân thuyền thì Trần Nguyên còn nhìn thấy một lầu quan sát cũng như làm nhiệm vụ chỉ huy.

“Thưa Đại đế, đây chính là tàu vận chuyển loại mới nhất của chúng ta. Chúng được thiết kế với chiều cao bốn mét, hai mét chìm dưới nước còn hai mét sẽ nổi lên mặt nước. Thuyền được chia làm hai khoang, một khoang chuyên dùng để chứa hàng hóa, còn một khoang thì chuyên dùng để làm nơi ăn ở của binh lính.

Khoang dùng làm nơi ăn ở của binh lính thì được chia làm hai từng, từng dưới cùng là dùng để chứa lấy thực phẩm dự trữ cũng như các trang bị cùng vũ khí cho quân đội trong những chuyến đi dài.

Hai bên mạn thuyền cao kia, Đại đế có thể nhìn thấy những cái lỗ rỗng kia. Những lỗ rỗng ấy chính là dùng để nơi bảo vệ cũng như là nơi ngắm bắn cho những cung thủ của chúng ta.

Ngoài ra, trên thuyền có được bố trí thêm sáu cây nỏ lớn được gắn trên các ụ xoay cố định trên thuyền. Mỗi bên mạn thuyền được bố trí hai cây nỏ, đầu thuyền một cái và cuối thuyền cũng có một cái. Mỗi mũi tên của chúng đều có chiều dài ba mét và đường kính mỗi mũi tên là năm centimét. Đủ để công phát phất kỳ mục tiêu lớn nào.

Mỏ neo và dây xích của chúng cũng đang được cho chết tạo bên quân xưởng. Sau khi hoàn tất thì chúng ta có thể cho tiến hành thử nghiệm loại tàu mới này thưa Đại đế”, lão Lâm vừa báo cáo vừa không giấu nổi niềm tự hào trong ánh mắt của hắn.